10 khám phá khoa học nổi bật 2007

Những đột phá liên quan đến nghiên cứu tạo tế bào gốc, giải mã gien người, khám phá hành tinh, truy tìm nguồn gốc con người hay tìm ra vật chất mới… đã được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là những phát minh, khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2007.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

1. Tạo tế bào gốc phôi từ da người

Tháng 11/2007, Shinya Yamanaka ở ĐH Kyoto (Nhật Bản) và chuyên gia sinh học phân tử James Thomson ở ĐH Wisconsin (Mỹ) đã thành công trong việc biến các tế bào da bình thường ở người thành các tế bào gốc có khả năng hoạt động như các tế bào gốc phôi. Đột phá này một ngày nào đó có thể cho phép các nhà khoa học tạo ra những tế bào gốc phôi mà không cần phá hủy các phôi thai. Dù ở giai đoạn đầu thử nghiệm, song đột phá này đã mở ra nhiều hướng mới trong nghiên cứu tế bào gốc. Thực vậy, chỉ một tuần trước khi công trình được công bố, các nhà khoa học Mỹ ở Portland cũng thông báo họ đã lần đầu tiên tạo ra các tế bào gốc phôi vô tính từ khỉ, một bước đến gần hơn với việc tạo ra tế bào sinh sản vô tính của người.

2. Bản đồ gien người

Tháng 9/2007, nhà sinh lý học người Mỹ J.Craig Venter đã công bố trên mạng bản đồ gien đã được giải mã của chính mình. Cùng với các nhà nghiên cứu ở Viện J.Craig Venter có trụ sở tại Maryland, Venter đã công bố toàn bộ chuỗi gien “lưỡng bội” - tất cả ADN ở cả hai bộ nhiễm sắc thể thừa hưởng từ cha, mẹ. Thành tựu của Venter đã đưa khoa học tiến gần hơn tới kỷ nguyên chẩn trị bệnh cho từng cá nhân và dò tìm căn nguyên các biến đổi gien ở người. Có thể sự phát hiện này không giúp chúng ta biết được bố mẹ có phải là nguyên nhân khiến con cái bị hói hay cận thị, song đối với các bệnh nặng như tim hay ung thư vú, cơ hội điều trị với bộ gien đã giải mã sẽ cao hơn.

3. Sao băng sáng nhất

Các nhà thiên văn học ở ĐH California và Texas (Mỹ) đã quan sát được vụ nổ hành tinh lớn nhất và sáng nhất, hay còn gọi là sao băng (supernova). Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy cái chết của một hành tinh lớn như thế. Hành tinh này có tên khoa học là SN 2006gy, lớn gấp 100-200 lần  kích thước Mặt trời. Trong 400 triệu ngôi sao ở dải ngân hà, ước tính chỉ có khoảng chục ngôi sao khổng lồ như vậy. SN 2006gy lọt vào lỗ đen và nổ trong dải thiên hà, cách chúng ta 240 triệu năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học tin rằng SN 2006gy có thể đưa ra manh mối giúp giải thích nguyên biến mất các ngôi sao lớn trong thời kỳ đầu của vũ trụ.

4. Phát hiện hàng trăm loài mới

Trên tạp chí Nature tháng 5/2007, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện hơn 700 loài sinh vật mới, trong đó có loài san hô ăn thịt và nhện biển khổng lồ dưới đáy biển Weddell ở Nam cực. Họ cũng xác định được 24 loài mới ở vùng Suriname, bao gồm 12 loài động vật cánh cứng, 1 loài kiến, 6 loài cá và 5 loài ếch mới. Một quần thể động vật khác được tìm thấy bao gồm một loài lưỡng cư không chân tại Goa (Ấn Độ), 11 loài động-thực vật ở vùng rừng nhiệt đới miền Trung Việt Nam, loài khỉ ở Uganda, loài dơi chân giác hút ở Madagascar, loài báo ở Sumatra và Borneo và loài hải sâm “Little Strawberry” ngoài khơi Đài Loan.

5. Phát triển van tim từ tế bào gốc tủy xương

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong 3 năm tới toàn cầu sẽ có khoảng 600.000 người cần thay van tim. Các nhà khoa học Anh đã mang đến cho họ niềm hy vọng mới. TS Magdi Yacoub ở ĐH Hoàng gia London nói rằng sau 10 năm trồng cây đã đến ngày hái quả. Nhóm ông đã phát triển các tế bào gốc tủy xương thành mô van tim có chức năng của van tim người. Yacoub hy vọng mô này có thể phát triển mang hình hài của một van tim, dựa trên một khung collagen đặc biệt. Thành công của Yacoub khuyến khích các nhà khoa học khắp thế giới nỗ lực phát triển các van tim mới và cả các bộ phận khác của cơ thể. Nếu các van tim này thử nghiệm thành công trên động vật, ông cho rằng có thể ghép cho người trong vòng 3-5 năm tới.

6. Phát hiện các “Sao Mộc nóng”

Tháng 10/2007, trong chương trình tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất (WASP), các nhà khoa học Anh đã xác định 3 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ. Những hành tinh này có tên WASP-3, WASP-4 và WASP-5, kích thước tương đương sao Mộc và quỹ đạo tương đối gần mặt trời của chúng, nên nhiệt độ trên bề mặt khoảng 2.000oC. Điều đó loại bỏ khả năng có sự sống trên các “sao Mộc nóng” này. Tuy nhiên, các nhà khoa học phỏng đoán các hành tinh cỡ bằng Trái Đất khác có thể có nhiệt độ mát hơn và xa mặt trời của chúng hơn.

7. Khám phá loài khủng long khổng lồ có cánh

Trên tạp chí Nature tháng 6/2007, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố những khám phá về bộ xương khủng long khổng lồ nặng gần 1.500kg, có cánh như chim và từng sống ở ở Nội Mông cách đây 70 triệu năm. Các nhà cổ sinh vật học cho biết Gigantoraptor erlianensis đã làm đảo lộn các giả thiết trước đây cho rằng loài khủng long ăn thịt sẽ nhỏ hơn khi chúng mọc thêm đôi cánh. Tuy nhiên, con khủng long này chết khi còn non, nên rất có thể nó còn to hơn khi nó trưởng thành. Hóa thạch này ủng hộ luận điểm cho rằng khủng long ăn thịt hai chân là tổ tiên của loài chim hiện đại. 

8. Tổ tiên của loài người hiện đại ở châu Phi

Đầu năm 2007, một nhóm nhà khoa học quốc tế thông báo việc phân tích xương sọ hóa thạch được phát hiện ở Nam Phi năm 1952 đã tiết lộ bằng chứng hóa thạch đầu tiên cho thấy loài người hiện đại di cư khỏi châu Phi từ khoảng 65.000 đến 25.000 năm trước. Các nhà khoa học đã xác định tuổi hộp sọ được khai quật gần Hofmeyr bằng cách kiểm tra độ phóng xạ của cát nằm trong hốc sọ. Kết quả cho thấy hộp sọ có niên đại 36.000 năm tuổi, sớm hơn 3.000 năm so với các hộp sọ được tìm thấy ở châu Âu, Đông Á và Australia. Điều này củng cố thêm luận thuyết cho rằng người hiện đại có nguồn gốc cận Sahara châu Phi.

9. Động vật già nhất thế giới

Tháng 10/2007, các nhà nghiên cứu ở ĐH Bangor, xứ Wales, đã tiến hành rà soát thềm lục địa duyên hải Bắc Iceland, khi họ tình cờ phát hiện một con trai được cho rằng sống lâu nhất thế giới - 405 tuổi. Có lẽ nó còn sống lâu hơn nếu nhóm nghiên cứu không buộc phải tiến hành xác định tuổi của nó thông qua các vòng trên vỏ. Các loài trai Bắc Đại Tây Dương có thể sống từ 200-300 năm.

10. Chất kryptonite trong thực tại

Tháng 4/2007, các nhà địa chất Serbia đã đào trúng một mỏ bột trắng. Ông Chris Stanley, nhà khoáng vật học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, đã khám phá ra đây là chất có thành phần hóa học tương tự như sodium lithium boron silicate hydroxide, một loại chất hoàn toàn giả tưởng mà trong phim Siêu nhân trở lại (2006) gọi là kryptonite, phát ra màu xanh để làm giảm sức mạnh của siêu nhân. Loại vật chất tìm được trong thực tế này sẽ được gọi là jadarite, tên vùng đất ở Serbia nơi tìm thấy nó. Người ta không thể gọi nó là kryptonite như trong phim Siêu nhân vì krypton là chất khí đang tồn tại trên trên giới.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Đọc thêm

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã thao khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động