2016 là năm chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu

Các nhà khí hậu học nhận định năm 2016 có khả năng trở thành một trong những năm đáng lo ngại nhất về những tác động của biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau “Nhân tai” đang góp tay tàn phá môi trường
2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau “Năng lượng tái tạo cho tương lai bền vững”

Sau quá trình theo dõi chặt chẽ những diễn biến của biến đổi khí hậu bằng cách tiến hành một loạt các biện pháp chuyên môn, các nhà khí hậu học nhận định rằng năm 2016 có khả năng trở thành một trong những năm đáng lo ngại nhất từng được quan sát về những tác động của biến đổi khí hậu.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Băng tan chảy ở cả hai cực của Trái Đất do khí hậu đang ấm dần lên. (Nguồn: The Boston Globe) 

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy điều đó:

Sự ấm lên toàn cầu đạt mức kỷ lục 

Năm nay rất có thể sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết. Qua 10 tháng đầu tiên của năm 2016, nhiệt độ bề mặt toàn cầu ở các vùng đất và biển đều ở mức cao kỷ lục, theo số liệu theo dõi của Cơ quan Quản lý đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA).

Theo NOAA, nhiệt độ trên đất liền trong năm 2016 đã tăng 2,66 độ F so với mức trung bình của cả thế kỷ 20. Nhiệt độ đại dương tăng 1,39 độ C so với mức trung bình.

Thời tiết ngày càng cực đoan hơn

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn đã được quan sát thấy trong những năm gần đây trên khắp lãnh thổ nước Mỹ, một báo cáo của Cơ quan Quản lý đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết.

Những hiện tượng thời tiết cực đoan như giông bão, nắng nóng cực độ, hạn hán, lũ lụt… là một kết quả ​​của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Theo số liệu được ghi nhận, 10 tháng đầu năm 2016 xếp hạng thứ ba về mức độ trầm trọng nhất so với giai đoạn cùng kỳ của các năm trước đó. Năm 2012 giữ kỷ lục trầm trọng nhất, năm 1934 đứng vị trí thứ 2.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Hạn hán gây ra bời biến đổi khí hậu. (Nguồn: Time)

Mực nước biển dâng làm ngập lụt cộng đồng ven biển

Các nhà khoa học trong những năm gần đây đã ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp ngập lụt ven biển do mực nước biển dâng bởi sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Các chuyên gia cho biết các cộng đồng cư dân ven biển trên toàn thế giới trong năm qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí các chuyên gia còn dự kiến lũ lụt do nước biển dâng sẽ thường xuyên xuất hiện hơn.

Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua, và gần đây, từ năm 1993 đến 2000, việc sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước đã xác định được mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9-3,4 ± 0,4-0,6 mm/năm.

Mực nước ở các đại dương trên thế giới cũng đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, và với một tốc độ nhanh hơn so với thế kỷ trước. Nguyên nhân là do nhiệt độ Trái Đất ấm lên làm băng tan.

Các nghiên cứu khác ccũng ho biết tác động của biến đổi khí hậu bao gồm cả nước biển dâng, sẽ còn tồi tệ hơn so với những dự đoán trước đây.

Diện tích biển băng giảm tới mức thấp kỷ lục

Diện tích của biển băng xung quanh khu vực Bắc Cực và Nam Cực đã giảm xuống tới mức thấp kỷ lục vào thời điểm hiện nay của năm. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã đồng thời nhận thấy diện tích này giảm tới mức kỷ lục ở cả hai cực của hành tinh.

Hiện nay, diện tích băng Bắc Cực được ghi nhận thông qua vệ tinh là khoảng 14,5 triệu km2, mức băng thấp kỷ lục ghi nhận trong mùa đông kể từ năm 1979. Mức băng này cũng thấp hơn 0,2% so với kỷ lục đã thiết lập trước đó vào năm 2015 là 14,54 triệu km2.

Các nhà khoa học nói rằng diện tích băng biển dưới mức bình thường ở Bắc Cực là đặc biệt đáng lo ngại bởi vì nó là một dấu hiệu mạnh mẽ về tác động của biến đổi khí hậu, đã xảy ra ở khu vực này trong nhiều năm.

Việc diện tích băng biển phản quang bị thu hẹp sẽ làm bề mặt đại dương hấp thụ ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn, và điều này làm cho nước biển nhanh chóng ấm dần lên. Nước biển ấm lên sẽ lại làm băng tan nhiều hơn. Diện tích băng trên đất liền cũng đã giảm trong những năm gần đây.

Nồng độ khí nhà kính đạt mức cao kỷ lục

Các nhà khoa học nói rằng sự phát thải các khí nhà kính như khí carbon dioxide (CO2) do con người gây ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như than đá và dầu mỏ) trong công nghiệp và đời sống đang góp phần làm tăng sự ấm lên toàn cầu, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, nước biển dâng, và băng tan chảy.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau
Lượng CO2 trong khí quyển chủ yếu do con người phát thải ra. (Nguồn: Gawker)

Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển của hành tinh đạt  mức cao kỷ lục 400 phần triệu (ppm) trong cả năm 2015, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Trước năm 2015, mức CO2 đã đạt đến ngưỡng 400 ppm trong vài tháng nhất định trong một năm nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 400ppm trên toàn thế giới trong cả một năm.

Tổ chức khí tượng thế giới dự đoán nồng độ CO2 sẽ ở mức trên 400 ppm cho cả năm 2016, và bởi vì lượng khí CO2 vẫn còn tồn tại trong bầu khí quyển của Trái Đất hàng ngàn năm, trong tương lai có thể nó sẽ không giảm thấp trở lại dưới mức ngưỡng 400 ppm.

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Chính phủ Mỹ bị kiện vì lơ là kiểm soát biến đổi khí hậu

Một nhóm học sinh Mỹ đã khởi kiện chính phủ nước này vì cho rằng những nỗ lực kiềm chế biến đổi khí hậu của họ không hiệu ...

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Rừng xanh - "chiến binh" ngăn bước biến đổi khí hậu

Các cánh rừng và thảm thực vật trên thế giới có vai trò làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, gây ra bởi các ...

2016 la nam chiu tac dong nhieu nhat cua bien doi khi hau

Australia: Doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng nếu phớt lờ biến đổi khí hậu

Một luật sư Australia đề xuất việc xử phạt nặng lãnh đạo doanh nghiệp nào không quan tâm đến bảo vệ môi trường, chống biến ...

Trung Hiếu (theo The Boston Globe)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động