3 lĩnh vực khoa học - công nghệ có thể thay đổi thế giới năm 2018

Năm 2018 được cho là sẽ chứng kiến nhiều bước nhảy vọt trong khoa học công nghệ của loài người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018 2017: Năm của những đột phá khoa học
nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018 “Gương vỡ lại lành” - Phát hiện đột phá của nhà khoa học Nhật Bản

Sau đây là ba lĩnh vực khoa học - công nghệ được đánh giá là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm tới.

1. Ô tô không người lái

Nếu muốn lên xe buýt không người lái, bạn có thể đi thử tại Bavaria (Đức), Las Vegas (Mỹ) hay ở Lyon (Pháp). Tuy nhiên, những chiếc xe con không có người lái vẫn còn mất một vài năm nữa để trở thành hiện thực phổ biến. Nhưng trong năm 2018, mức độ tự động hóa ô tô sẽ tăng lên nhanh chóng, như việc hoàn thiện bộ điều khiển tốc độ cho các chuyến đi dài, hay thiết bị hỗ trợ đậu xe trong một không gian nhỏ hẹp. Công ty Audi và Tesla có thể tung ra những chiếc xe con không người lái chạy ở tốc độ thấp và trong điều kiện đường không bị cản trở.

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018
Năm 2018 mức độ tự động hóa oto sẽ tăng lên nhanh chóng. (Nguồn: Getty Images)

Lần đầu tiên, thế giới được trải nghiệm những điều kiện cần thiết cho một chiếc xe không người lái và thảo luận về tác động của nó đối với cuộc sống của con người. Công ty bảo hiểm Direct Line ở Anh sẽ giảm giá cho những người sử dụng xe lái tự động theo mô hình của Tesla với mục đích thu thập thông tin về việc sử dụng công nghệ này. Chương trình “Lái xe cho tôi” của Volvo cũng có kế hoạch chạy thử xe không người lái trong năm 2018 và triển khai thực hiện vào năm 2021.

2. Kỹ thuật di truyền

Ông John Skehel, thuộc Hiệp hội Hoàng gia London cho biết “khoa học sinh học có tiềm năng và tác động to lớn vì việc chỉnh sửa bộ gene có khả năng làm thay đổi căn bản cách chữa trị bệnh”. Quá trình này cho phép chúng ta thay thế một gene khiếm khuyết bằng một gene khỏe mạnh, thậm chí chỉnh sửa gene để làm cho nó hoạt động khác đi hoặc tốt hơn.

Phạm vi điều trị đối với các điều kiện di truyền là rất rõ ràng. Nếu các nhà khoa học có thể chỉnh sửa để loại bỏ các gene lỗi di truyền thì có thể ngăn chặn sự phát triển của những lỗi di truyền đó.

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018
Việc chỉnh sửa bộ gen là một trong những tiến bộ đáng kể nhất trong khoa sinh học và có khả năng tác động đến hàng triệu người. (Nguồn: Getty).

Tuy chỉnh sửa bộ gene có khả năng làm thay đổi cách chữa trị bệnh, nhưng cũng mang đến không ít rủi ro. Ví dụ, nếu chúng ta chỉnh sửa gene cho mục đích thẩm mỹ thì có thể mang đến những tác hại khó lường.

3. Cuộc chiến chống lại dịch bệnh và kháng khuẩn

Năm 2018 đánh dấu một thế kỷ kể từ khi đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng nổ và giết hại ít nhất 50 triệu người. Trung tâm Nghiên cứu Y sinh học Wellcome ở London cho biết, trong năm 2018, mối đe dọa của dịch bệnh như Ebola và Zika có thể lan rộng khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Thế kỷ qua, y học đã chứng kiến nhiều khám phá kỳ diệu nhằm cải thiện sức khoẻ con người. Năm 2018 sẽ đánh dấu một năm quan trọng cho các nỗ lực toàn cầu, nhằm đảm bảo cho mọi quốc gia có thể hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự bùng phát của nhiều dịch bệnh nguy hiểm chết người và gây suy yếu về sức khỏe. Điều này đòi hỏi phát triển các loại vaccine mới, nhất là khi đã xuất hiện lượng lớn các siêu vi trùng hoặc các bệnh kháng thuốc, không bị tiêu diệt hay điều trị bằng kháng sinh hiện tại.

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018
Mặc dù có những tiến bộ trong y học, mối đe dọa bệnh tật lây lan khắp thế giới chưa bao giờ lớn như hiện nay. (Nguồn: Getty Images)

Trên thế giới, những bệnh nhiễm trùng được điều trị và phẫu thuật thông thường như thay thế hông và mổ lấy thai đều có thể gây tử vong. Những ca nhiễm trùng này đã giết chết khoảng 700.000 người/năm. Nếu không hành động nhanh chóng và hiệu quả, con số này sẽ tiếp tục gia tăng. Năm 2018 sẽ là một năm rất quan trọng trong nỗ lực phát triển thuốc kháng sinh mới và phương pháp điều trị sáng tạo để bảo vệ hành tinh thoát khỏi sự đe dọa của siêu vi trùng.

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018 Việt Nam thực hiện ca ghép tế bào gốc chữa xơ phổi đầu tiên trên thế giới

Tạp chí American Journal of Case Reports (Mỹ) vừa công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới ghép tế bào gốc chữa xơ phổi ...

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018 Nobel Y học 2017: Khám phá cơ chế kiểm soát nhịp sinh học

Chủ nhân của Nobel Y học 2017 đã được trao cho các nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young cho ...

nhung tien bo khoa hoc cong nghe co the thay doi the gioi nam 2018 Điều kỳ diệu hay thuốc độc?

Ra đời từ những năm 1880 và từng được coi là bước nhảy vọt của y học hiện đại, nhưng giờ đây, vaccine và vai ...

Phạm Triệu Lập (theo BBC)

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động