5 vấn đề tác động tới tương lai quan hệ liên Triều

​Quan hệ liên Triều đã có nhiều cải thiện trong ngắn hạn, song triển vọng dài hạn vẫn sẽ là điều khiến dư luận phải bận tâm. Lo ngại này hoàn toàn là có thật. Xin trân trọng giới thiệu bài viết đăng trên tạp chí Time về vấn đề  này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu ​Phủ tổng thống Hàn Quốc hoan nghênh kết quả đối thoại liên Triều
5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Nữ ca sĩ quyền lực của Triều Tiên đã đến Panmunjom

1. Nhân tố Moon Jae-in

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang là tâm điểm dư luận thì người ta lại có vẻ như không mấy chú ý tới một nhân tố khác cũng rất quan trọng trên Bán đảo Triều Tiên: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người lên nắm quyền từ tháng 5/2017 sau khi người tiền nhiệm vướng vào vòng lao lý vì cáo buộc tham nhũng.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Tribune)

Trước khi trở thành Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in từng là một luật sư về nhân quyền và có thời gian phục vụ trong quân ngũ. Ông bước vào Nhà Xanh với hình ảnh một chính trị gia “sạch”, không liên quan đến căn bệnh tham nhũng thâm căn cố đế trong chính trường Hàn Quốc. Nền tảng này giúp ông có được lợi thế chính trị để thúc đẩy hòa giải với Bình Nhưỡng thay vì cô lập nước láng giềng phương Bắc.

Thực tế chiến lược của Tổng thống Moon Jae-in khá giống với chính sách “Ánh dương” được đưa ra từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, song từng bị hai chính quyền tiền nhiệm gạt bỏ để cùng Washington có thái độ cứng rắn với Triều Tiên. Trong suốt nhiều năm, Seoul liên tục bỏ qua khả năng đối thoại dù đa phần người dân Hàn Quốc đều cho rằng nên khôi phục đối thoại với Triều Tiên để giảm thiểu căng thẳng và đảm bảo hòa bình lâu bền.

2. “Nước Mỹ trước tiên” buộc Seoul phải hành động

Địa vị cường quốc của Mỹ đã bị cạnh tranh và Hàn Quốc hiểu được điều này. Quân đội Mỹ vẫn hùng mạnh, chi tiêu quốc phòng của Mỹ cũng lớn hơn các  đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Tuy nhiên ảnh hưởng và uy tín của Mỹ đã không còn như trước. Nói một cách công bằng, sự suy thoái này đã diễn ra từ thời hai người tiền nhiệm của Tổng thống Trump, nhưng xu thế này dường như mạnh mẽ hơn với việc vị tỷ phú lên nắm quyền cùng chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington (Mỹ), tháng 6/2017. (Nguồn: Reuters)

Một chính sách đối ngoại không rõ ràng của Mỹ có thể dẫn đến hậu quả quá sức chịu đựng của Hàn Quốc và Seoul không còn nhiều lựa chọn ngoài việc chìa tay về phía Bình Nhưỡng. Và đó chính xác là những gì họ đã làm.

3. Áp lực đối với Trung Quốc

Chính sách của Mỹ đẩy Hàn Quốc tới chỗ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, song cũng chính Washington đã đưa Bình Nhưỡng trở lại tiến trình này vì những nguyên nhân tích cực. Đây là kết quả của việc Nhà Trắng gắn liền mối quan hệ kinh tế và ngoại giao cùng Trung Quốc với vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, một cách tiếp cận khác hẳn với những chính quyền tiền nhiệm vốn thường tách riêng quan hệ Mỹ - Trung với quan hệ Mỹ - Triều.

Hành động này của Mỹ ít nhiều cũng đã đem lại kết quả khả quan. Mỹ đã thành công khi Trung Quốc tăng trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, điều mà Bắc Kinh trước đây luôn e dè do lo ngại nguy cơ sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng. Trung Quốc ngày nay không thể “nhắm mắt làm ngơ” bởi họ đang trên đà tìm kiếm vị thế lãnh đạo toàn cầu trong khi Trump không ngừng gây sức ép. Trung Quốc đã ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng trừng phạt và giảm mạnh nguồn cung năng lượng cho Triều Tiên. Bình Nhưỡng chắc chắn đã hiểu được thông điệp từ những hành động này.

4. Tất cả có thể chỉ là vì Thế vận hội

Tổng thống Moon Jae-in rất cần Thế vận hội mùa Đông tại PyeongChang diễn ra trong yên ổn vì uy tín của Hàn Quốc và cũng là của chính ông. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại muốn cho cả thế giới thấy được rằng Triều Tiên vĩ đại tới nhường nào. Thế vận hội là “đấu trường quốc tế” để Bình Nhưỡng thể hiện mình và cũng có thể đem lại cho ông Kim Jong-un những ảnh hưởng nhất định.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu
Triều Tiên đã đồng ý cử một đoàn các vận động viên tham dự Thế vận hội PyeongChang, Hàn Quốc. (Nguồn: Dragon Hill Lodge)

Hơn thế nữa, Hàn Quốc có thói quen “có đi có lại” và Triều Tiên có thể nghĩ rằng Seoul sẽ nhượng bộ nhiều hơn nữa để đảm bảo một trong những sự kiện hàng đầu thế giới này diễn ra tốt đẹp.

5. Thống nhất liên Triều vẫn là điều xa vời

Ít nhất, những diễn biến trong tháng 1 này giúp người ta có thêm thời gian tìm lời giải cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, song có lẽ vẫn là chưa đủ. Mỹ cùng Nhật Bản vẫn cương quyết duy trì trừng phạt Triều Tiên tới chừng nào quốc gia này vẫn phát triển chương trình hạt nhân. Thực tế này hạn chế đáng kể khả năng của Tổng thống Moon Jae-in trong việc đưa ra những đề xuất về kinh tế đối với ông Kim Jong-un. Hơn thế nữa, thất bại của những chính sách “Ánh dương” trước đây cũng có thể sẽ khiến nhà lãnh đạo Hàn Quốc chần chừ trong việc trao cho nhà lãnh đạo Triều Tiên những gì ông ta muốn do lo ngại điều đó sẽ khiến Mỹ không hài lòng.

Đối thoại với Triều Tiên là việc làm đòi hỏi Tổng thống Moon Jae-in phải có nền tảng chính trị đáng kể. Điều này có thể khá tích cực ở thời điểm hiện tại song không có gì đảm bảo rằng trong tương lai sự ủng hộ của ông có thể vượt qua được những cáo buộc của các đối thủ chính trị, vốn cho rằng ông thực chất đang lợi dụng vấn đề Triều Tiên để đánh bóng bản thân.

Tuy nhiên, khúc mắc lớn nhất ở đây là nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn xem vũ khí hạt nhân là đảm bảo duy nhất để ngăn chặn nguy cơ thay đổi chế độ tại Bình Nhưỡng. Trong khi đó, một nước Triều Tiên sở hữu hạt nhân là mối đe dọa sống còn đối với cả Mỹ và Hàn Quốc. Đây rõ ràng là xung đột lợi ích khó có thể hóa giải.

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Hai miền Triều Tiên ấn định ngày đàm phán tiếp theo

Ngày 15/1, Triều Tiên và Hàn Quốc nhất trí sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về việc Bình Nhưỡng tham gia Olympic mùa Đông ...

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Hàn - Triều đàm phán về việc Bình Nhưỡng dự Olympic mùa Đông

Ngày 15/1, hai bên đã tiến hành thảo luận cấp chuyên viên về kế hoạch cử đoàn biểu diễn nghệ thuật của Triều Tiên tới ...

5 van de tac dong toi tuong lai quan he lien trieu Triều Tiên cáo buộc Mỹ cản trở hòa giải liên Triều

Ngày 13/1, Triều Tiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách phá hoại quá trình hòa giải vừa mới được tái khởi động trong quan hệ liên Triều, ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Chuyến thăm Cuba và Venezuela của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung của Việt Nam tới hai đất nước anh em.
Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Quảng Nam xuất hiện mưa đá hiếm thấy

Giông lốc kèm mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mia và trung tâm huyện Nam Trà My, Quảng Nam khiến nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.
Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Vietjet tăng tần suất bay giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với Điện Biên lên 28 ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động