9 dấu ấn Đối ngoại Việt Nam năm 2013

Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu 9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2013 do Ban Biên tập Báo bình chọn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

1. Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 22-NQTW về hội nhập quốc tế

Ngày 28/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) - gồm 11 chương, 120 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Điều 12 của Hiến pháp đã viết: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp.

Chủ trương hội nhập quốc tế đã được thể chế hóa bằng Nghị quyết 22-NQTW của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế.

2. Mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với các đối tác quan trọng

Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là việc đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định. Lần đầu tiên ta đã xác lập khuôn khổ quan hệ với toàn bộ các đối tác quan trọng, trong đó có việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Italy, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Pháp; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược hoặc toàn diện với 5 nước Ủy viên thường trực HĐBA LHQ (sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện với Mỹ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Italy.

Việt Nam cũng đón nhiều chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Nga V. Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe, Thủ tướng Campuchia Hun Sen...Việc mở rộng, tăng cường và nâng cấp quan hệ với các đối tác quan trọng giúp khẳng định vị thế quốc tế của ta và tạo điều kiện hội nhập quốc tế.

3. Vị thế Việt Nam được nâng cao trên các diễn đàn đa phương

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được thể hiện một cách sinh động với nhiều hoạt động thành công tạo tiếng vang trên diễn đàn đa phương. Nổi bật nhất là việc lãnh đạo cấp cao của ta tham gia nhiều diễn đàn quốc tế lớn và có những bài phát biểu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nhân chuyến thăm Mỹ và tại Ban Thư ký ASEAN nhân chuyến thăm Indonesia; Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri La về lòng tin chiến lược và Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã góp phần giúp thế giới hiểu hơn về chính sách đối ngoại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri La.


Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất, hay những nỗ lực tích cực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), việc Việt Nam tích cực tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN và thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc giai đoạn sau 2015...cho thấy vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế.

4. Triển khai mạnh mẽ ngoại giao kinh tế, đưa hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu

Chúng ta đã chuyển từ chủ trương "mở rộng quan hệ, gia nhập và tích cực tham gia" sang "đi vào chiều sâu, chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình". Lần đầu tiên, Việt Nam chủ động tham gia hình thành các FTA thế hệ mới, cùng một lúc đàm phán 6 FTA nhiều bên với tất cả các đối tác kinh tế-thương mại hàng đầu. Nâng tầm tham gia và đẩy mạnh đóng góp ở các cơ chế kinh tế đa phương vào các quan tâm chung. Năm 2013 cũng ghi nhận nhiều chuyển biến đáng khích lệ trong vận động quy chế kinh tế thị trường (có thêm 14 đối tác công nhận nâng tổng số nước công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường lên 43 trong đó có 8 nước thành viên G20). Chủ động tháo gỡ các vướng mắc kinh tế, thương mại, thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, người lao động Việt Nam tại các nơi trên thế giới. Việt Nam tiếp tục là một trong mười nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới với lượng kiều hồi khoảng 11 tỷ USD và có mức tăng bình quân khoảng 1 tỷ USD/năm.

5. Nhiều tin vui từ UNESCO

Ngày 19/11, Việt Nam đã trúng cử trong cuộc bầu chọn và lần đầu tiên trở thành thành viên Ủy ban liên chính phủ của Công ước 1972 về Di sản thế giới. Tin vui này thể hiện thành công và uy tín của Việt Nam trong phát triển bền vững gắn kết với bảo tồn văn hóa. Việt Nam nằm trong danh sách 11 quốc gia đạt được số phiếu bầu cao nhất và vượt 50% số phiếu yêu cầu.

Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tin vui tiếp theo là kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với nhiều danh nhân văn hóa khác trên thế giới. Không chỉ vậy, tại Phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO ngày 5/12 đã công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, cho thấy sức sống của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập.

6. Năm sôi nổi hoạt động ngoại giao văn hóa

Năm 2013 chứng kiến rất nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm năm chẵn, năm tròn như kỷ niệm 40 ngày Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước như Nhật, Pháp, Anh, Canada, Italy, Argentina, Vương quốc Bỉ... Nếu như Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản 2013 diễn ra với nhiều chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật sôi động trên khắp mọi nơi ở Việt Nam và Nhật Bản thì Năm Pháp tại Việt Nam cũng hiện diện với hơn 150 sự kiện đa sắc màu trên cả nước. Lần đầu tiên, hơn 100 hoạt động văn hóa lớn nhỏ do Đại sứ quán Việt Nam đồng tổ chức đã diễn ra tại nhiều nơi trên đất nước Italy...


Năm qua đã mang đến cho người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế những hình ảnh gần gũi, gắn bó về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, cũng như triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực. Dù các hoạt động văn hóa đã tạm khép lại, nhưng tình cảm nồng thắm, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước sẽ tiếp tục lan tỏa, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài.

7. "Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế"

Đó là chủ đề của Hội nghị Ngoại giao 28 - Hội nghị kiểm điểm, đánh giá việc triển khai đường lối đối ngoại và chủ trương hội nhập quốc tế trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI và năm đầu thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, tiếp tục xác định các biện pháp toàn diện, hiệu quả để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng trong các năm tới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu bế mạc Hội nghị Ngoại giao 28.

Hội nghị xác định nhiệm vụ của ngành Ngoại giao trong thời gian tới là: tiếp tục phát huy sức mạnh của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; góp phần giữ vững môi trường hoà bình ổn định, gắn kết giữa phục vụ phát triển kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế với việc củng cố, tăng cường thế trận đối ngoại - quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và những lợi ích chiến lược của đất nước; tiếp tục nỗ lực đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, tích cực tham gia hiệu quả trên các diễn đàn đa phương; đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại, tăng cường sự gắn kết giữa Ngoại giao chính trị với Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa, Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân, thông tin - tuyên truyền đối ngoại, nghiên cứu tham mưu chiến lược...

Hội nghị đã thông qua Nghị quyết và Chương trình hành động, cụ thể hóa quyết tâm của ngành Ngoại giao đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.

8. Việt Nam là đối tác phát triển với bạn bè thế giới

Lần đầu tiên sau 20 năm, Hội nghị các Nhà tài trợ (CG) được đổi tên thành Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VFPF), nâng tầm thành diễn đàn đối thoại đa phương về chính sách. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Thiết lập quan hệ đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững”.


Trước đây, CG được tổ chức như một diễn đàn thường niên đối thoại về chính sách phát triển của Chính phủ, hợp tác phát triển và quan hệ đối tác với các nhà tài trợ; định hướng ưu tiên huy động và sử dụng nguồn vốn ODA. Đây cũng là diễn đàn để các nhà tài trợ thông báo các khoản cam kết ODA hàng năm cho Việt Nam.

Việt Nam hiện đã bước vào ngưỡng của một quốc gia có mức thu nhập trung bình, quan hệ hợp tác phát triển đối với các đối tác phát triển cũng sẽ có thay đổi phù hợp. Theo đó, các khoản ODA không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi, có lãi suất thấp sẽ ít hơn, thay vào đó là các khoản vay có lãi suất, và lãi suất cao hơn.

9. Diễn đàn tạo cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông – Bắc Phi, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ, ngành lần đầu tiên tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam với các Đối tác Trung Đông - Bắc Phi trong hai ngày 4-5/11 tại Hà Nội.

Tham gia Diễn đàn có đông đảo các nhà hoạch định chính sách cùng các doanh nghiệp Việt Nam và 15 quốc gia Trung Đông - Bắc Phi, đại diện các đại sứ quán, đại diện của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội…


Phát biểu trong cuộc gặp gỡ các Trưởng đoàn tham dự Diễn đàn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp các nước khu vực này đầu tư vào Việt Nam.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các đối tác Trung Đông - Bắc Phi cùng với Việt Nam cùng bắt tay đưa hợp tác giữa hai bên thực chất hơn và ở tầm cao mới.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thì cho rằng, với dân số trên 520 triệu người và nhiều nền kinh tế lớn, lại đang đẩy mạnh chính sách hướng Đông, Trung Đông - Bắc Phi không chỉ là điểm đến quan trọng của hàng hóa, lao động và dịch vụ mà còn là thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam./.

(TG&VN)

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động