AC và EU: khác nhau nhưng cần nhau

Cộng đồng ASEAN (AC) và Liên minh châu Âu (EU) là hai tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới hiện nay nhưng có nhiều điểm khác biệt về tầm nhìn và sứ mệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông Ong Keng Yong, chuyên gia cao cấp của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã khẳng định như vậy trong bài viết đăng trên tờ The Today của Singapore ngày 28/12. 

Đã có nhiều bài viết so sánh Cộng đồng ASEAN (AC) và EU nhưng ngay trước thềm AC chính thức ra đời, ông Ong Keng Yong làm lại phép so sánh này, và khẳng định rằng AC và EU là hai “con đường” khác nhau, nhưng có nhu cầu và tiềm năng để phát triển mối quan hệ hợp tác đã có nền tảng tốt đẹp từ nhiều năm qua.

ac va eu khac nhau nhung can nhau
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. (Nguồn: Reuters)

Thờ ơ và thất vọng

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã tuyên bố hình thành AC trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 vừa qua tại Malaysia. Việc hiện thực hóa AC là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội, nhưng dường như sự kiện này đang gặp phải phản ứng thờ ơ từ một số thành phần khác nhau trong ASEAN.

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu ASEAN đã thực sự trở thành một cộng đồng và so sánh ASEAN với EU. Họ đều tỏ ra thất vọng khi ASEAN không thể hội nhập cao tới mức như EU. ASEAN không có nghị viện và tòa án chung. Các nhà hoạt động xã hội còn cho rằng công dân Hiệp hội hầu như không nhận thức được quá trình xây dựng cộng đồng chung và chưa cảm nhận được lợi ích khi là một phần trong AC.

Nhiều doanh nghiệp ASEAN thậm chí còn phàn nàn rằng các giao dịch thương mại và đầu tư xuyên biên giới giữa các nước ASEAN vẫn đang gặp thách thức với chi phí cao và lợi nhuận thấp. Công nhân lành nghề không thể di chuyển và làm việc tự do trong khu vực như công dân tại EU. Các nhà chính trị gia cũng không thể đảm bảo AC sẽ khiến ASEAN trở nên hòa bình và ổn định hơn.

Nhìn xa và tin tưởng

Mặc dầu vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, cũng giống như đồng xu hai mặt, AC vẫn có nhiều triển vọng. Tất cả người dân ASEAN phải nhìn ra xa hơn và tin tưởng vào tương lai của cộng đồng.

Sự ra đời của AC là một bước đi chiến lược của các nhà lãnh đạo ASEAN nhằm gắn kết các nước thành viên, đi chung một con đường và hướng tới sự phát triển hòa bình, bền vững. AC sẽ khiến cho khu vực trở nên hấp dẫn hơn và trở thành đối tác khả thi cả về kinh tế và chính trị của nhiều chủ thể quốc tế lớn.

Mặc dù mỗi quốc gia thành viên đều có chính sách đối ngoại của riêng mình, nhưng cả 10 nước có chung một tầm nhìn chiến lược là ASEAN cần phải duy trì vai trò chủ chốt trong cấu trúc khu vực đang định hình. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực, nếu Hiệp hội có được sự đồng lòng của tất cả các quốc gia thành viên. Rõ ràng, những gì mà EU đạt được trong quá trình hội nhập là đáng học hỏi nhưng đó không phải là mô hình Cộng đồng của ASEAN. ASEAN sau khi trở thành cộng đồng vẫn sẽ là một tổ chức liên chính phủ, khác so với mô hình siêu quốc gia như EU. Vì vậy, so sánh trực tiếp ASEAN với EU là không thích hợp.

AC là một hành trình liên tục, mốc thời gian 31/12/2015 không phải là điểm dừng mà chỉ là một mốc quan trọng trong hành trình của AC. Trước mắt, AC sẽ vẫn vận hành theo phương thức “ASEAN Way” (Cách của ASEAN). Theo đó, các quyết định của ASEAN được đưa ra trên nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ và linh hoạt thực hiện các cam kết chung. Các chuyên gia khẳng định sẽ là không công bằng, nếu như đánh giá ASEAN hoạt động không hiệu quả và không đáp ứng được nguyện vọng của người dân Hiệp hội.

Tại ASEAN, các biện pháp trừng phạt hay cách tiếp cận mang tính can thiệp sẽ không khả thi. Dường như tại ASEAN, các yếu tố như tình hữu nghị, hợp tác, phối hợp có thể mang lại kết quả tích cực hơn. Phần lớn các thành viên ASEAN có trình độ phát triển tương đối thấp và còn gặp nhiều khó khăn, nếu các nước “mang luật ra để nói chuyện với nhau” thì chắc chắn sẽ không hiệu quả thậm chí còn có thể mang lại nhiều “tác dụng phụ” không mong muốn. ASEAN và EU là hai tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới hiện nay nhưng là hai chủ thể có nhiều điểm khác biệt về tầm nhìn và sứ mệnh.

Trong khi giữa các thành viên EU có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, thể chế và văn hóa thì ASEAN lại là một khu vực đa dạng. Nhiều thành viên ASEAN còn tương đối trẻ và coi vấn đề chủ quyền là tối quan trọng, không dễ chia sẻ. Do vậy, kịch bản xây dựng một thể chế khu vực chung vẫn sẽ là một ý tưởng không dễ thực hiện. Thay vào đó, ASEAN đang nỗ lực không ngừng hội nhập khu vực một cách toàn diện, để thích ứng với những đổi thay trong môi trường năng động toàn cầu.

Tìm nhau để hợp tác

Mặc dù tồn tại nhiều khác biệt, nhưng ASEAN và EU vẫn đang nỗ lực để phát triển mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa đã có nền tảng tốt đẹp từ nhiều năm qua.

Hai bên thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ nhau, trao đổi những ý kiến và sáng kiến đôi bên cùng có lợi. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 248 nghìn tỷ USD trong năm 2014, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.

EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của ASEAN giai đoạn 2012-2014 với tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) khoảng 29 tỷ USD trong năm 2014, chiếm khoảng 22% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN. Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ASEAN – EU khó có thể đạt được trong tương lai gần, nhưng EU và một số nước thành viên ASEAN đang thúc đẩy các FTA song phương.

EU đã kết thúc đàm phán FTA với Singapore, Việt Nam và đang trong quá trình đàm phán FTA với Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Thời gian tới, triển vọng về hợp tác thương mại và đầu từ giữa EU với các nước ASEAN khá rõ ràng dù cho thực tế cạnh tranh gay gắt tồn tại ở khắp mọi nơi.

Mối quan hệ ASEAN và EU không chỉ dựa trên nền tảng kinh tế, thương mại. Trong năm 2014, có khoảng 9,3 triệu lượt công dân EU du lịch ASEAN. Đồng thời, EU đang là điểm đến du lịch hấp dẫn của tầng lớp trung lưu ASEAN.

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, ASEAN và EU có nhiều dự án hợp tác thực chất giữa trong các lĩnh vực như nghệ thuật, đa dạng sinh học, giáo dục, bảo vệ môi trường, dịch bệnh, hỗ trợ nhân đạo sau thảm họa và khoa học công nghệ. Những nền tảng này đã gắn kết người dân hai khu vực với nhau, tạo nền tảng cho sự kết nối ASEAN – EU.

Phía trước, cả ASEAN và EU đều phải đối mặt với nhiều thách thức chung trong thế kỷ 21. Chắc chắc, hai bên phải hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng giải quyết các vấn đề tồn tại ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hằng Phạm (theo The Today)

Đọc thêm

Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Baoquocte.vn. Ngày 29/3 đã diễn ra Hội thảo quốc gia với chủ đề 'Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và ...
Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Thời gian gần đây cá heo, trong đó có cá heo trắng liên tục xuất hiện tại các vùng biển Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long...
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn ...
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng ...
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10, người lạ mặt bà Thật nhắc tới có phải là ông Thắng? Duyên và Giang có liên hệ gì không?
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động