Australia -Nhật Bản và dự án đấu thầu tàu ngầm

Kết quả đấu thầu thay thế cho tàu ngầm lớp Collins của Australia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ an ninh giữa Australia và Nhật Bản?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
australia nhat ban va du an dau thau tau ngam
Dự án SEA1000 sẽ thay thế tàu ngầm lớp Collins. (Nguồn: Wiki)

Việc lựa chọn thay thế cho tàu ngầm lớp Collins của Australia, hay còn được biết đến với cái tên chương trình SEA1000, đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Chính phủ Australia sắp hoàn tất quá trình đánh giá các nhà thầu. Vừa qua, nhóm chuyên gia tư vấn Australia đã kết thúc việc xem xét hồ sơ dự thầu của Pháp, Đức và Nhật Bản.

Dự án quan trọng với cả hai phía

Theo East Asia Forum, đây là chương trình mua sắm quân sự lớn nhất trong lịch sử Australia và có thể gây tác động đáng kể đối với nền kinh tế nước này. Bộ Quốc phòng Australia cũng đã xác định “sự tham gia của ngành công nghiệp Australia và khả năng tương tác với đồng minh Mỹ” là điểm quan trọng trong quá trình xem xét đánh giá. Những yếu tố này đã làm cho dự án mang tính chính trị cao. Adelaide, nơi có Tập đoàn đóng tàu ngầm Australia (ASC), sẽ bị tác động lớn bởi chương trình SEA1000. Nếu ASC không được chia sẻ công việc trong chương trình SEA1000 thì đó sẽ là một đòn nặng nề đối với tập đoàn này cũng như nền kinh tế của Adelaide.

Trong bối cảnh chính trị của Australia, khả năng tác động kinh tế to lớn của chương trình SEA1000 đã gây ra rất nhiều áp lực lên Chính phủ Australia trong việc xem xét phần công việc và công nghệ chuyển giao cho Australia. Áp lực này lớn đến nỗi sau đó Thủ tướng Tony Abbott đã phải thay đổi quan điểm ban đầu của chính phủ vốn chú trọng tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản mà không tính đến phần công việc hay chuyển giao công nghệ cho Australia.

Trong khi đó, về phía nhà dự thầu Nhật Bản, dự án SEA1000 cũng rất quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, việc đấu thầu có thể là một phép thử đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản ở thị trường nước ngoài. Nhật Bản đã phải nỗ lực trong suốt quá trình đấu thầu, bao gồm đánh giá đúng bản chất chính trị của dự án này, cũng như đáp ứng mong muốn tham gia của ngành công nghiệp bản địa Australia và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, việc đấu thầu dự án SEA1000 là rất quan trọng đối với Nhật Bản trong bối cảnh tổng thể quan hệ an ninh ngày càng sâu sắc với Australia. Mục tiêu theo đuổi mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn với Australia nhận được sự ủng hộ của cả hai chính đảng ở Nhật Bản và chính Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa mối quan hệ Nhật Bản - Australia lên tầm cao mới.

Trong chiến lược an ninh quốc gia 2013, Tokyo đã xác định Canberra như một đối tác an ninh chủ chốt, không chỉ là đồng minh của Mỹ, mà còn là đối tác khu vực có chung lợi ích chiến lược quan trọng với Nhật Bản trong việc gìn giữ trật tự quốc tế dựa trên các chuẩn mực cơ bản vốn đã được củng cố sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Chuẩn mực này bao gồm việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và không sử dụng các biện pháp ép buộc để khẳng định quan điểm ngoại giao.

Tác động từ kết quả

Khi quá trình đánh giá cạnh tranh đối với chương trình SEA1000 đến hồi kết thúc, một số người bắt đầu tự hỏi về tác động tiêu cực tiềm ẩn trong mối quan hệ an ninh giữa Tokyo và Canberra trong trường hợp Nhật Bản không được lựa chọn.

Theo quan điểm của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, chắc chắn đây sẽ là một sự thất vọng lớn. Mong muốn thắng thầu mạnh tới mức Tokyo đồng ý chế tạo tàu ngầm mới tại Australia, chia sẻ phần mềm và công nghệ kỹ thuật tiên tiến với ngành công nghiệp địa phương. Kể từ khi thiết lập Ba Nguyên tắc mới cho việc Chuyển giao Công nghệ và Thiết bị Quốc phòng hồi tháng 4/2014, Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng tạo ra tiền lệ theo những hướng dẫn mới này.

Nhật Bản cũng hy vọng rằng việc đấu giá thành công tại Australia sẽ giúp trấn an những người trong ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản còn mâu thuẫn về những cải cách bằng cách chứng minh lợi ích chính trị và kinh tế hữu hình mà hướng dẫn mới có thể mang lại. Nếu thất bại thì đây sẽ là bài học để ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản nhìn lại mình và quay trở lại với mô hình cũ, chỉ tìm kiếm khách hàng là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Việc Nhật Bản đấu thầu không thành công sẽ không thay đổi thực tế rằng quan hệ đối tác an ninh sâu sắc hơn với Australia nằm trong lợi ích của Nhật Bản. Khi Tokyo tiếp tục thực hiện “những đóng góp tiên phong cho hòa bình”, hợp tác với Australia - một đối tác tham gia tích cực vào các nỗ lực quốc tế vì hòa bình và ổn định, bao gồm các hoạt động của quân đồng minh và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) - vẫn còn quan trọng.

Với các hiệp định và thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương quan trọng như Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ Tương hỗ (ACSA), Hiệp định Bảo mật Thông tin Quân sự chung (GSOMIA) và Thỏa thuận Hợp tác Công nghệ và Thiết bị Quốc phòng (DETCA) hiện đang được triển khai hiệu quả, quan hệ an ninh giữa Australia và Nhật Bản có nhiều khả năng phục hồi sau những thất vọng. Mối quan hệ tốt đẹp này là nhờ nỗ lực của Thủ tướng Abe và cựu Thủ tướng Abbott.

Vì vậy, Nhật Bản sẽ thất vọng nếu không thắng thầu. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của Nhật Bản đối với Australia và rất có thể Tokyo sẽ đánh giá lại mối quan hệ an ninh với Canberra. Song với đà phát triển quan hệ Australia - Nhật Bản tốt đẹp trong nhiều năm qua cũng như vai trò quan trọng của hai nước đối với hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ an ninh song phương giữa Australia và Nhật Bản sẽ còn tiến triển xa hơn, cho dù kết quả đấu thầu tàu ngầm của Australia có như thế nào đi chăng nữa.

Duy Phương (theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

SUV cỡ lớn Mazda CX-80 chính thức ra mắt với thiết kế 3 hàng ghế gồm cấu hình 6 hoặc 7 chỗ, đáng chú ý chỉ có trang bị động ...
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận ...
Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Nhắc đến xe mui trần cứng người ta sẽ nghĩ ngay đến những mẫu xe có thiết kế đậm chất thể thao, cá tính nhưng không kém phần sang trọng.
Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Luton Town vs Brentford tại vòng 34 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 20/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 21/4. Lịch âm hôm nay 21/4/2024? Âm lịch hôm nay 21/4. Lịch vạn niên 21/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Xem tử vi 21/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động