Bắc Âu - cách nào để tiếp tục nhân đạo?

Các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển sẽ phải chọn cách tiếp cận nào khi va chạm giữa tư tưởng dân túy và cởi mở đang bắt đầu phá vỡ sự bình yên vốn có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bac au cach nao de tiep tuc nhan dao
Trường trung học cơ sở Kronan - nơi xảy ra vụ tấn công ngày 22/10.

 

Ngày 22/10 đã trở thành một ngày kinh hoàng với người dân Trollhattan, thành phố công nghiệp phía Tây Thụy Điển (nơi có nhiều người nhập cư sinh sống). Những tiếng khóc thét từ một trường học khiến cả nước Thụy Điển bàng hoàng, gợi lại ký ức về vụ tấn công trường học tồi tệ vào năm 1961.

Không phải Halloween

Khi các học sinh của Trường trung học cơ sở Kronan đang vui đùa thì một gã thanh niên bước đến. Hắn mặc một chiếc áo khoác màu đen, đeo mặt nạ và đội chiếc mũ kiểu phát xít Đức.

Ban đầu, các em nghĩ đó chỉ là một người mặc trang phục lễ hội Halloween và chụp ảnh với hắn. Sau khi tấn công một trợ giảng gốc Iraq ở lối vào trường, hung thủ dường như cố ý tránh các học sinh da trắng mà đi tìm giết một cậu bé 15 tuổi gốc Somalia và làm bị thương một thiếu niên người Syria.

Sau khi bắn hạ kẻ tấn công, cảnh sát xác định đó là Anton Lundin Pettersson, một người Thụy Điển 21 tuổi. Hung thủ đã để lại một lá thư khẳng định tội ác xuất phát từ động cơ căm thù chủng tộc.

Vụ việc trên làm người ta nhớ đến Anders Behring Breivik - kẻ cực đoan đã giết 69 người tại một trại hè ở Na Uy năm 2011. Cả hai đều là điển hình của những nam thanh niên dành nhiều thời gian truy cập mạng Internet, quan tâm đến phát xít và đi theo hệ tư tưởng chống nhập cư cực hữu.

Siêu cường nhân đạo đang chênh vênh

Giáo sư sử học Lars Tragardh, chuyên gia về Thụy Điển tại Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng Thụy Điển đang trải qua một cuộc đụng độ của những tư tưởng khác nhau.

Tư tưởng truyền thống xoay quanh niềm tự hào quốc gia dân tộc, nơi công dân làm việc chăm chỉ và nộp thuế. Chính phủ đảm bảo việc làm, nhà ở, phúc lợi và bảo vệ biên giới. Đó là lý do mà kẻ thủ ác Lundin Pettersson được ca ngợi như một người bảo vệ đất nước trước các chủng tộc khác.

Điều đó xung đột với tư tưởng gần đây đã phát triển hơn ở Thụy Điển có liên quan đến nhân quyền. Stockholm tự hào là thành phố hào phóng giúp đỡ người tị nạn hàng đầu châu Âu. Ngay cả khi một số nước châu Âu hào phóng nhất như Đức đã từng bước thắt chặt kiểm soát thì Thụy Điển đã mở phần lớn biên giới phía Nam, thậm chí còn mở rộng cấp quy chế cư trú vĩnh viễn cho người Syria xin tị nạn.

Trên tờ The New Yorker, nữ nhà báo điều tra Jenny Nordberg cho rằng với những đóng góp lớn về viện trợ nước ngoài và chính sách nhân quyền, mở cửa cho người di cư và tị nạn, Chính phủ Thụy Điển tự hào về việc họ là một "siêu cường nhân đạo".

Tuy nhiên, sự xuất hiện của 1.500 người tị nạn mỗi ngày đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Đảng Dân chủ Thụy Điển theo đường lối dân túy chống di dân ngày càng được tín nhiệm trong khi Chính phủ liên minh yếu ớt của Thủ tướng Stefan Lofven buộc phải đàm phán lại về vấn đề nhập cư với phe đối lập trung hữu để giữ quyền lực.

Lựa chọn nào cho Scandinavia

Thụy Điển không phải nước duy nhất ở Bắc Âu - nơi yên bình nhất thế giới bắt đầu bớt… bình yên. Bao nhiêu năm qua, các quốc gia này đã tự gọi mình là foregangslande - những người tiên phong, thể hiện trong chính sách tân tiến về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe phổ quát, mở cửa nhập cư và năng lượng bền vững.

Trong quá khứ, vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Bắc Âu được hiểu theo ngôn ngữ ngoại giao là các quốc gia trung lập, về cả chính trị lẫn cách vận hành kinh tế. Tuy nhiên, gần đây, khu vực này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề gây tranh cãi nội bộ - như biện pháp hạn chế nhập cư và chính sách thắt lưng buộc bụng.

Về kinh tế, sau hậu quả của cuộc suy thoái từ năm 2008, nhà nước đã không còn can thiệp sâu vào thị trường như trước đây, tư nhân tham gia các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Ở Thụy Điển, tỷ lệ chi tiêu công trong GDP đã giảm một phần tư trong hai thập kỷ qua. Người ta đọc nhiều hơn những cuốn sách như Từ nước xã hội tới nước nhỏ của cựu Thủ tướng Đan Mạch và hiện là Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, người chủ trương tự do hóa kinh tế.

Về xã hội, dòng người di cư đã làm cho nền văn hóa Bắc Âu đa dạng hơn. Qua thời gian, những người Scandinavia đã dần đi từ nguyên lý dân chủ xã hội truyền thống hướng tới sự thực dụng hơn nhưng lại khá bảo thủ. Biểu tượng bảo thủ như cựu Bộ trưởng Tài chính Áo Joseph Schumpeter (1883-1950) hay chủ nghĩa vị kỉ mà nữ tác giả Ayn Rand (1905-1982) thể hiện trong các tác phẩm thời Thế chiến II đã ngày càng phổ biến.

Về quản trị, Bắc Âu đi tiên phong theo mô hình kỹ trị hiệu quả và công bằng như Liên minh châu Âu (EU). Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm "Dần trở thành Đan Mạch" (Getting to Denmark) được giới học giả và Ngân hàng Thế giới dùng theo nghĩa bóng như là sự viết tắt cho tiêu chuẩn hiện đại hóa và quản trị công.

Tuy nhiên, nền dân chủ Bắc Âu được bắt rễ sâu trong tư tưởng người dân khi dựa trên sự đồng thuận, thỏa hiệp và sự tham gia của cộng đồng. Các đặc tính dân chủ xã hội Thụy Điển này được lịch sử gọi là folkehemmet - ngôi nhà của người dân. Do đó, nền kỹ trị ngày càng được xem như là vô trách nhiệm và làm giảm phạm vi lựa chọn phổ biến của người dân.

Tình trạng trên phần nào bắt nguồn từ sự nổi lên của phong trào dân túy trên tất cả các nước Scandinavia, hướng đến sự chống lại các thiết chế xã hội (anti-establishment). Trước khủng hoảng, phong trào này tấn công sự đa dạng văn hóa để bảo vệ cái gọi là giá trị truyền thống. Trong cuộc tổng tuyển cử mùa hè năm 2014, Đảng Nhân dân Đan Mạch gây sốc khi đạt được gần một phần tư số phiếu phổ thông và tham gia thành lập chính phủ. Các chính sách của Đảng này được nhiều người biết đến là chống nhập cư, chống EU và ủng hộ phúc lợi.

Hướng đến sự trung dung?

Trên tạp chí Foreign Affairs, Giáo sư Fabrizio Tassinari, Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch) đánh giá Scandinavia đã tích lũy được kinh nghiệm trong nỗ lực nhằm hòa giải chủ nghĩa kỹ trị và chủ nghĩa dân túy. Sự cân bằng có thể nhanh chóng xấu đi khi nó không được thiết lập trên một khế ước xã hội chắc chắn giữa công dân và nhà nước. Những rối loạn và chia rẽ giữa các nước Bắc Âu trong phản ứng của họ với cuộc khủng hoảng tị nạn đang diễn ra ở châu Âu minh chứng cho những rủi ro này.

Bài học tốt nhất có thể học được từ các nước Bắc Âu đó là trong tương lai, thành công của nhà nước sẽ dựa vào việc tìm kiếm một con đường trung dung giữa các quan điểm và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo. Đó cách mà Thụy Điển đã làm với vụ tấn công hôm 22/10: kết luận đây là một hành động khủng bố và kêu gọi lòng khoan dung của cộng đồng. Cách làm này cũng tương tự như Na Uy cách đây bốn năm, khi cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg lên tiếng mạnh mẽ chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại và hận thù dân tộc.

Tuy vậy, cũng có ý kiến nói rằng quốc gia giàu có nhưng nhỏ bé này cần có cách tiếp cận thận trọng hơn về vấn đề nhập cư để gìn giữ niềm tin của công dân trong khi duy trì một lý tưởng nhân đạo mạnh mẽ. Điều mà Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHRC) gọi là cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất mọi thời đại cũng có thể là vấn đề chính trị đau đớn và phức tạp nhất trong thập kỷ tiếp theo của Thụy Điển và các quốc gia Bắc Âu.

 

Bán đảo Scandinavia được hiểu là một phần hay toàn bộ vùng Bắc Âu, tương đương lãnh thổ đất liền hiện nay của Na Uy, Thụy Điển và một phần miền bắc Phần Lan. Trên phương diện lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa thì Scandinavia bao gồm cả Đan Mạch, Iceland và một số lãnh thổ như đảo Greenland, quần đảo Faroe (thuộc Đan Mạch).

Dân số của Thụy Điển là 9,5 triệu, 14% là người gốc nước ngoài và dự kiến sẽ còn tăng thêm. Vụ tấn công ở trường trung học Kronan xảy ra chỉ vài giờ sau khi các cơ quan di trú chính phủ thông báo rằng 190.000 người tị nạn có thể đến Thụy Điển năm nay, gần gấp ba lần dự đoán và vượt xa số lượng người đã tìm cách lánh nạn ở Thụy Điển trong chiến tranh Balkan.

Minh Nguyên (tổng hợp)

 

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động