Bài học xử lý nước của người Singapore

Nguy cơ khan hiếm nước đang đe dọa cả thế giới, tuy nhiên, Singapore lại là ngoại lệ khi hệ thống quản lý nguồn nước của quốc gia này đang mẫu hình để các quốc gia khác học tập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Du lịch Singapore muốn biến đam mê thành hiện thực
bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore tăng gấp đôi ngân sách cho giáo dục mầm non

Nhận thức sớm, hành động sớm

Hiện nay, có tới 2,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để sử dụng. Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ đạt tới 3,9 tỷ người – nghĩa là cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch. Nhiều hồ chứa nước ngọt trên khắp thế giới đang dần cạn kiệt và các quốc gia đều đang vật lộn với công tác sản xuất nước đủ để đáp ứng nhu cầu.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore
Một nhà máy xử lý nước thải ở Singapore. (Nguồn: The TODAY)

Nước - dù không phải là nguồn tài nguyên vô hạn nhưng nó có thể được tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, sự lãng phí và ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra phổ biến trên thế giới và việc bảo tồn các nguồn nước để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Nhưng, Singapore không nằm trong số đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập năm 1965, đảo quốc sư tử đã ý thức được tầm quan trọng của chính sách quản lý sử dụng nước đối với sự sống còn của quốc gia này. Sau vài năm xây dựng, Kế hoạch Tổng thể về Nước năm 1972 của đảo quốc này đã đề xuất đổi mới về chính sách, quản lý công nghệ, xem xét việc sản xuất nước uống thông qua khử muối và tái chế.

Nước thải, sau khi được tái chế hoàn toàn, có thể trở lại thành nguồn nước sạch sơ khai. Trong chiến lược quản lý nguồn nước, quốc gia Đông Nam Á này đã nhanh chóng nhận ra khả năng tái sử dụng và tái chế nước từ những nguồn không thể tưởng tượng được – đó là nước thải.

NEWater – sản phẩm hoàn hảo

Nước tinh khiết lọc từ nước thải (NEWater) là ví dụ thiết thực nhất về kinh nghiệm tái chế nguồn nước của Singapore. Được ra mắt vào năm 2002, NEWater trở thành một trong 4 nguồn cấp nước quan trọng nhất của quốc gia này – ba nguồn còn lại là nước thiên nhiên (nước mưa), nước nhập khẩu và nước biển khử muối. Nước tái chế chiếm tới 2/5 lượng cung nước của Singapore. Do chi phí thấp nên doanh nghiệp được hưởng lợi đáng kể.

Vì nguồn gốc ban đầu vốn không sạch sẽ của NEWater (từ nước thải), các nhà hoạch định chính sách Singapore phải thận trọng cân nhắc tới phản ứng của dư luận. Khi NEWater được ra mắt vào năm 2002, Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) đã rất nỗ lực nâng cao nhận thức cho người dân tại các trung tâm cộng đồng và nơi làm việc. Thông tin về quy trình tái chế nước đã được xuất bản trong sách giáo khoa ở Singapore. Các trường học tổ chức những chuyến tham quan tới Trung tâm tham quan NEWater để học sinh trực tiếp chứng kiến trọn vẹn quá trình lọc nước thần kỳ này.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore
Khu dự trữ nước MacRitchie là nơi mọi người tập chèo kayak, đi bộ, chạy bộ xung quanh hồ. (Nguồn: TripAdvisor)

Tuy nhiên, chỉ giáo dục không thôi thì không đủ để thúc đẩy người dân chấp nhận sử dụng nguồn tài nguyên “tuy cũ mà mới” này. Làm thế nào để họ tin tưởng vào khả năng sản xuất nước sạch là rất quan trọng. Uống nước NEWater ở nơi công cộng, đó là cách mà các chính trị gia cấp cao của Singapore trở thành các đại sứ của nước tái chế. Người dân Singapore dần dần coi nước NEWater như một nguồn cung cấp nước hàng đầu của quốc gia.

Cuộc thăm dò ý kiến của Forbes được tiến hành vào cuối năm 2002 đã chỉ ra rằng, có tới 98% người được hỏi chấp nhận dùng NEWater, với 82% cho biết họ sẽ uống trực tiếp NEWater và 16% khác trả lời rằng họ sẽ uống nếu nước này chung với nước ngọt thông thường.

Quá trình tái chế đã không làm giảm chất lượng của loại nước mới. NEWater đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), và thậm chí còn sạch hơn nước của các thành phố lớn khác. Ngày nay, phần lớn nguồn cung nước NEWater dùng để hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm thương mại và các khu công nghiệp thông qua mạng lưới ống dẫn.

Vào năm 2014, NEWater đã giành giải thưởng của cuộc thi “Nước cho cuộc sống” của Liên hợp quốc về lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước. Như vậy có thể thấy rằng, việc nhân rộng phương pháp của Singapore trên toàn thế giới có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore giành vị trí thứ 3 về chất lượng sống tại châu Á

Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy, Singapore lần đầu tiên vượt qua Hong Kong (Trung Quốc) ...

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore: Học sinh tiểu học mua đồ bằng đồng hồ thông minh

Ngày 17/8, ngân hàng POSB của Singapore chính thức triển khai dự án “Người bạn thông minh” giúp cho hơn 6.000 học sinh thuộc 19 ...

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Học gì từ "tinh thần Singapore"?

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói câu nổi tiếng: “Chúng ta phải sống trong một thế giới như nó vốn có, không ...

Nguyễn Nhiên (theo The Today)

Đọc thêm

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động