Báo Singapore đưa đậm nét bài viết của Chủ tịch nước về APEC 2017

Trang mạng Theindependent.sg ngày 7/11 đã đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với tiêu đề "APEC Việt Nam 2017, thúc đẩy tương lai chia sẻ trong một thế giới đầy biến động" nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017 Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017
bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017 Chủ tịch nước gặp gỡ doanh nghiệp Hoa Kỳ bên lề APEC 2017

Theo bài viết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, từ khi thành lập cách đây 28 năm, APEC đã phát triển mạnh mẽ, trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực. Trong một thế giới toàn cầu hóa có nhiều thay đổi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, APEC hiện đứng trước nhiều cơ hội, song cũng đối diện không ít thách thức mới.

bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017, ngày 8/11. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh, với tư cách là chủ nhà APEC 2017, Việt Nam nỗ lực hợp tác với các nền kinh tế thành viên khác để biến đổi cam kết của các nhà lãnh đạo APEC thành những kết quả hữu hình; tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ đưa APEC trở nên gần gũi hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược vì sự phát triển toàn diện và bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thế kỷ 21.

Chủ tịch Trần Đại Quang cho rằng, quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đưa đến nhiều cơ hội nhờ quá trình toàn cầu hoá sâu hơn, cũng như nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và mạng lưới thiết bị kết nối internet (IoT). Việc gia tăng sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực cùng những đòi hỏi giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế thành viên tăng cường hợp tác và hội nhập.

Tuy nhiên, những nguy cơ rủi ro trong trung và dài hạn vẫn tồn tại, chủ nghĩa bảo hộ phát triển, các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống và khoảng cách giàu-nghèo tiếp tục gia tăng, môi trường an ninh và phát triển của khu vực ngày càng trở nên khó đoán định.

Trong bối cảnh đó, trên cơ sở hợp tác có sự đồng thuận, tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố Đà Nẵng có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo ra một động lực mới cho hợp tác, hội nhập và tăng trưởng APEC.

Theo Chủ tịch Trần Đại Quang, đây cũng là cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục tăng cường và nâng cao hợp tác trong việc xây dựng Quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và hòa nhập trong thế kỷ 21.

Trên tinh thần hợp tác mang tính xây dựng, vì lợi ích của các bên, với phương châm "Tạo sự năng động mới, thúc đẩy tương lai chia sẻ", lãnh đạo của các nền kinh tế APEC sẽ thảo luận các vấn đề mang tính định hướng sau:

Một là, tạo động lực tăng trưởng toàn diện, sáng tạo và bền vững cho các nền kinh tế thành viên. Động lực này cần được kết nối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trang bị cho người lao động những kỹ năng mới để làm việc trong môi trường kỹ thuật số, tăng cường cải cách cơ cấu, thúc đẩy sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các nền kinh tế thành viên cũng cần nỗ lực xây dựng cộng đồng APEC phát triển toàn diện; thúc đẩy phát triển bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước; giảm thiểu nguy cơ thảm họa; tăng quyền kinh tế cho phụ nữ đồng thời tạo ra môi trường tốt hơn cho các nhóm yếu thế. Những nỗ lực này sẽ giúp tăng cường chất lượng tăng trưởng của APEC.

Hai là, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối khu vực; tăng cường các thành quả đạt được từ quá trình thực hiện các mục tiêu Bogor đến năm 2020; làm sâu sắc thêm sự kết nối và hội nhập khu vực, hướng tới thiết lập Khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) để tăng cường các dòng đầu tư và thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa các nền kinh tế thành viên APEC. APEC cũng cần thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn diện, không phân biệt đối xử, minh bạch và mở cửa.

Thực tiễn thương mại toàn cầu hiện nay đặt ra yêu cầu đối với các thành viên phải tăng cường hợp tác trong các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thương mại điện tử, tiếp tục xây dựng năng lực và chính sách hài hòa. Đây là điều kiện tiên quyết để diễn đàn có thể tiếp tục duy trì được vai trò là động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế trong một thế giới đa tầng.

Ba là, tăng cường củng cố vai trò dẫn đầu của APEC trong lĩnh vực quản trị kinh tế toàn cầu và đối phó với các thách thức chung; nâng cao khả năng thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu; dẫn đầu trong việc cải cách, đổi mới; tăng cường tính hiệu quả trong hợp tác nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực. Các thành viên APEC cũng cần chủ động thực hiện các cam kết toàn cầu, nhất là các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc và thỏa thuận Paris.

Bốn là, để chuẩn bị cho sự phát triển của APEC trong thập kỷ thứ 4, các thành viên APEC cần thảo luận các bước đi cần thiết cho tầm nhìn chiến lược sau năm 2020. Tầm nhìn này cần tiếp tục duy trì vai trò dẫn đầu của APEC trong việc thúc đẩy hội nhập, kết nối, phát triển toàn diện, bền vững, tái cấu trúc nền kinh tế kỹ thuật số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, thu hẹp khoảng cách phát triển... Đây cũng là sự phát triển cần thiết của các nền kinh tế thành viên và là xu hướng chung của hợp tác quốc tế trong thể kỷ 21.

Kết thúc bài viết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và APEC, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam luôn có những đóng góp chủ động và có trách nhiệm cho diễn đàn. Bước vào giai đoạn cải cách toàn diện, với vai trò là chủ nhà APEC 2017, Việt Nam mong muốn tái khẳng định chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế sâu sắc; là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng tất cả các nền kinh tế APEC nhằm xây dựng một cộng đồng hòa bình, ổn định, năng động, kết nối và thịnh vượng.

bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017 APEC 2017: Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học APEC

Ngày 8/11, trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hiệp hội các ...

bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017 Một Việt Nam năng động, hội nhập và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 15/11/1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đây là sự kiện có ...

bao singapore dua dam net bai viet cua chu tich nuoc ve apec 2017 APEC vững bước trên con đường cải cách thương mại và đầu tư

Sau gần 30 năm thành lập, Diễn đàn APEC đã lớn mạnh, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và tiếp tục ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Phiên bản di động