Bầu cử Iraq: Lịch sử sẽ lại gọi tên Abadi?

Là nhà cầm quyền hiệu quả nhất hậu thời của cựu Tổng thống Saddam Hussein, Thủ tướng Haider al-Abadi nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt Baghdad nhiệm kỳ tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi Mỹ trao trả cho Iraq hàng nghìn cổ vật quý
bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi UAE hỗ trợ Iraq hơn 50 triệu USD để phục dựng đền cổ ở Mosul

Vào 4 năm về trước, chẳng mấy ai biết đến cái tên Haider al-Abadi, cho đến khi cựu kỹ sư thang máy tại London được lựa chọn để dẫn dắt một Iraq đầy hỗn loạn. Tháng 9/2014, thời điểm ông Abadi nhậm chức Thủ tướng, đánh dấu một giai đoạn khó khăn trong lịch sử quốc gia Trung Đông: Người tiền nhiệm Nuri al-Maliki từ chức sau những bê bối, trong khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoành hành tại lãnh thổ Iraq. Ít người kỳ vọng vào một chính trị gia không mấy tên tuổi, với năng lực quản lý và điều hành chưa được kiểm chứng. Nhưng chỉ sau 4 năm cầm quyền, Thủ tướng Abadi đã xóa bỏ mọi ngờ vực, thuyết phục ngay cả những chuyên gia khó tính nhất rằng ông đã và đang thành công trên con đường phục hưng Iraq.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Baghdad đã tuyên bố chiến thắng trước IS, xoa dịu những căng thẳng tôn giáo từ phe của ông Maliki, phá băng quan hệ với các nước Sunni Arab láng giềng và bảo toàn tính thống nhất mong manh của Iraq trước làn sóng ly khai của người Kurd. Thủ tướng Haider al-Abadi cũng khéo léo cân bằng những cạnh tranh, xung đột về lợi ích giữa hai phe ủng hộ ông, Iran và Mỹ.

Tuy nhiên, những thành tựu kể trên chỉ giúp nhà lãnh đạo này giành lợi thế trong cuộc chạy đua vào ngày 12/5 sắp tới, chứ chưa thể đảm bảo chiến thắng tuyệt đối của ông.

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi chưa thể đảm bảo chiến thắng cho cuộc bầu cử ngày 12/5 tới. (Nguồn: Getty)

Xóa bỏ khác biệt

Giống như mọi Tổng thống Iraq thời hậu ông Saddam Hussein, ông Abadi, 66 tuổi, thuộc về nhóm những người Hồi giáo theo đạo Shi’ite. Song khác với mọi lần, số phiếu của những người Shi’ite giờ đã “chia năm, xẻ bảy” và không còn giúp ông đảm bảo chiến thắng như thường lệ.

Thêm vào đó, những đối thủ mà ông Abadi phải đối mặt trong cuộc bầu cử sắp tới cũng chẳng phải “tay mơ”. Một trong số đó là người tiền nhiệm của ông, cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki, với kế hoạch tham vọng về chia sẻ quyền lực giữa người Shi’ite, thiểu số Sunni và Kurd. Ứng cử viên còn lại, ông Hadi al-Amiri, giành được nhiều sự ủng hộ, với vai trò dẫn dắt trong cuộc chiến chống IS.

Biết rằng mình không thể chỉ dựa vào số phiếu của người Shi’ite, Thủ tướng Abadi đã mở rộng việc tìm kiếm sự ủng hộ từ cả những bộ phận cử tri còn lại. Chiến dịch tranh cử mang tên “Liên minh chiến thắng” của ông được phổ biến tại khắp 18 tỉnh, thu hút cử tri không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo, điều chưa từng có từ trước tới nay tại Iraq.

Một trong số những cử tri bị chiến dịch của ông Abaid “quyến rũ” là Badr al-Fahl, một nhà lập pháp người Sunni của tỉnh Salahuddin tranh cử vào Quốc hội khóa tới. Ông Fahl cho rằng, Thủ tướng Abadi là một trong những chính trị gia hiếm hoi không sử dụng chiêu bài tôn giáo tại Iraq, thay vào đó tập trung tái thiết đất nước, trọng dụng nhân tài từ mọi tôn giáo sắc tộc. Với ông Fahl, tương lai của đất nước Iraq hiện giờ do chính người dân Iraq, mà đại diện là Thủ tướng Haider al-Abadi, nắm giữ.

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi
Phần đông người Kurd vẫn chưa quên được chiến dịch trấn áp phong trào ly khai của họ do chính quyền Thủ tướng Haider al-Abadi khởi xướng. (Nguồn: The New York Times)

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như ông Fahl. Một bộ phận người Sunni tiếp tục có thái độ tiêu cực với Thủ tướng Abadi và cho rằng chính quyền Shi’ite cần phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại gây ra sau cuộc chiến với IS. Tương tự, trong chiến dịch vận động tranh cử hiếm hoi tại các tỉnh của người Kurd hồi tháng Tư, ông Abadi cũng không nhận được nhiều sự ủng hộ, khi phần lớn cư dân vẫn chưa quên được chiến dịch trấn áp phong trào độc lập của người Kurd sau cuộc trưng cầu dân ý độc lập hồi tháng 9/2017. Bởi vậy, mặc dù nhiều người nghiêng về lựa chọn ông Abadi, với đường lối ôn hòa, hơn là các chính trị gia người Shi’ite khác, điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ bỏ phiếu cho ông.

Khe cửa hẹp

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi thường xuyên phải đối mặt với cáo buộc về tham nhũng tràn lan trong Chính phủ, tình trạng kinh tế khó khăn do chiến tranh, cùng chính sách thắt lưng buộc bụng, khiến một bộ phận không nhỏ dân chúng vẫn phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất”.

Nhận thức được điều này, chiến dịch tranh cử của ông Abadi đã tập trung vào thành tựu mà ông đạt được trong 4 năm cầm quyền, nổi bật là việc đánh bật IS ra khỏi Iraq, tận dụng khôn khéo trợ lực từ Mỹ và Iran. Khả năng điều phối mối quan hệ tay ba giữa Baghdad, Tehran và Washington của nhà lãnh đạo này, ngay cả khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang, được các nước phương Tây đánh giá cao. Việc chính quyền của ông Abadi tiếp tục duy trì mối bang giao với các nước Sunni Arab láng giềng, cũng nhận được nhiều lời tán dương. Tuy nhiên, bên cạnh nhận định tích cực từ nhiều quan chức ngoại giao phương Tây ở Baghdad, một số quan chức Iraq lại cho rằng ông Abadi, với tính cách “dễ dãi” của mình, có thể bị lung lạc bởi áp lực đến từ Mỹ và Iran.

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi
Cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki sẽ là đối thủ đáng gờm của ông Haider al-Abadi trong cuộc bầu cử ngày 12/5 sắp tới. (Nguồn: Getty)

Điều này khiến ông phần nào lạc lõng trong cuộc đua với hai ứng cử viên còn lại. Ngay cả khi chịu nhiều chỉ trích vì đã để IS lộng hành và tình trạng tham nhũng tràn lan trong thời gian cầm quyền, song ông Nuri al-Maliki vẫn được xem như là một ứng cử viên sáng giá, nhà lãnh đạo mạnh mẽ thân phương Tây và bảo vệ lợi ích của người Shi’ite. Trong khi đó, thủ lĩnh tổ chức Badr của người Shi’ite được Iran bảo trợ, ông Hadi al-Amiri là người nổi tiếng quyết đoán, cùng năng lực “điều quân khiển tướng” đã phần nào được kiểm chứng trong cuộc chiến với IS.

Do đó, chiến thắng trước hai ứng cử viên nặng ký này vào ngày 12/5 tới sẽ là minh chứng rõ nét nhất về sự ủng hộ của người dân Iraq dành cho Thủ tướng Haider al-Abadi sau 4 năm cầm quyền.

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi Quân đội Iraq bắn phá các vị trí của IS bên trong lãnh thổ Syria

Ngày 21/4, giới chức Iraq cho hay pháo binh nước này đã nã pháo vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ...

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi ​Iraq: Phát hiện 158 thi thể trong hố chôn tập thể

Ngày 2/4, Chính phủ Iraq thông báo lực lượng chức năng nước này đã phát hiện một hố chôn tập thể, trong đó có thi ...

bau cu iraq lich su se lai goi ten abadi IS đang tìm cách quay lại Iraq

Tuần báo The Arab Weekly (AW) vừa đăng bài nhận định rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tìm cách quay trở lại ...

Minh Quân (theo Reuters)

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động