Bình luận của TG&VN: Thượng đỉnh Mỹ - Triều - Hai lần trên cùng một dòng sông

Vẫn là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo, một từ Mỹ và một từ Triều Tiên, song câu chuyện lần này sẽ rất khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20190124112211 Nhà lãnh đạo Triều Tiên tin vào cách nghĩ tích cực của Tổng thống Mỹ và sẽ kiên nhẫn chờ đợi
tin nhap 20190124112211 Nhóm cố vấn Mỹ tiết lộ căn cứ tên lửa đạn đạo "chưa công bố" của Triều Tiên

Khác với lần gặp mặt đầu tiên tại Singapore hồi tháng Sáu năm ngoái, ông Kim Jong-un và ông Donald Trump đã không còn xa lạ với nhau. Bên cạnh những cử chỉ giao thiệp, trò chuyện trong khu vườn đầy nắng, hai nhà lãnh đạo cũng đã tiến hành trao đổi thư từ.

Bước vào Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần tới vào cuối tháng Hai, nhiều khả năng hai bên có thể cởi mở hơn và đi thẳng vào giải quyết các bất đồng còn tồn tại liên quan tới tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, những tín hiệu rối loạn từ cả Washington và Bình Nhưỡng trước thềm Thượng đỉnh khiến nhiều người đặt câu hỏi về hiệu quả cuộc gặp sắp tới.

Câu chuyện lòng tin

Thời gian qua, quan chức cấp cao hai bên đã có nhiều chuyến thăm và chuẩn bị cho lần giáp mặt thứ hai. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo liên tục có các cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho, nổi bật là chuyến công du tới Bình Nhưỡng và gặp gỡ ông Kim Jong-un.

tin nhap 20190124112211
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong Thượng đỉnh tháng 6/2018 tại Sentosa, Singapore. (Nguồn: AP)

Ngày 19/1, Phó Chủ tịch Đảng Lao Động Triều Tiên Kim Yong-chol, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đã hội kiến và trao tận tay Tổng thống Mỹ Donald Trump bức thư từ Bình Nhưỡng. Hai bên cũng đã xác định được thời gian và địa điểm tổ chức cuộc gặp và dự kiến sẽ công bố trong thời gian thích hợp.

Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy nhiều căn cứ chứa tên lửa bí mật của Triều Tiên. Một trong số đó là Sino-ri, nơi Bình Nhưỡng cất giữ tên lửa tầm trung Nodong. CSIS nhận định sự tồn tại của Sino-Ri và tên lửa Nodong phù hợp với chiến lược hạt nhân quân sự của Triều Tiên.

Một động thái nữa khiến giới quan sát hoài nghi về thành ý của Triều Tiên là việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un bất ngờ có chuyến thăm ngắn ngày (8 - 9/1) đến Trung Quốc, gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình.

Động thái này cho thấy Bắc Kinh mong muốn sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Bình Nhưỡng để “dễ thở” hơn trong đàm phán thương mại với Washington. Trong khi đó, Triều Tiên muốn dựa vào Trung Quốc để giảm thiểu áp lực từ nghị quyết trừng phạt và cho Mỹ những “phương án khác” của mình.

Lần hai sẽ khác?

Triết gia Hy Lạp Heraclitus từng nói: “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Cùng là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều để thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, với bối cảnh đã thay đổi, diễn biến của Thượng đỉnh lần này có thể sẽ rất khác.

Đầu tiên, Mỹ và Triều Tiên có thể tìm kiếm đồng thuận về định nghĩa của “phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên” - điều chưa được thống nhất trong cuộc gặp lần trước. Theo Washington, Triều Tiên cần đơn phương phá hủy tất cả cơ sở tên lửa và vũ khí hạt nhân, dưới sự thanh tra và giám sát của các quan sát viên từ Liên hợp quốc và Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Trong khi đó, tháng 12/2018, Bình Nhưỡng giải thích rằng phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên bao gồm “loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ”, kêu gọi Washington rút vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc trước khi thực hiện điều tương tự. Đây là yêu cầu Mỹ khó có thể đồng ý. Do đó, tìm kiếm tiếng nói chung về cụm từ này sẽ không đơn giản, khi nó gắn chặt với lợi ích quốc gia của cả hai bên.

Thứ hai, các bên có thể tiến tới xây dựng lộ trình triển khai thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước. Triều Tiên, cũng như Nga và Trung Quốc, cho rằng phi hạt nhân hóa cần được tiến hành theo từng giai đoạn và theo cách thức đồng thời, hướng tới xây dựng lòng tin giữa hai bên.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump cho rằng việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên cần diễn ra đơn phương, ngay lập tức và khẳng định sẽ chỉ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khi nào Bình Nhưỡng hoàn thành tiến trình này. Đây không phải là điều Triều Tiên mong muốn và việc tiếp tục phát triển tên lửa tại căn cứ bí mật, cải thiện quan hệ với Trung Quốc là minh chứng rõ ràng nhất.

Người ta thường nói: “Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ Trump cần cân nhắc phối hợp chặt chẽ hơn với người đồng cấp Hàn Quốc, chung tay thực hiện nỗ lực phi hạt nhân hóa, thay vì đưa ra tuyên bố kích động như kêu gọi Seoul “đóng thuế” cho lực lượng đồn trú của Washington. Tận dụng mối quan hệ ấm lên giữa lãnh đạo hai miền có thể là cách để Mỹ thúc đẩy đối thoại với Triều Tiên.

Sau cùng, Mỹ cần làm Triều Tiên hiểu rằng phi hạt nhân hóa là cách duy nhất để nước này phát triển, song điều này đòi hỏi Washington ít nhiều thỏa thuận với Bắc Kinh, đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng để có thể tác động tới chính sách của Triều Tiên. Quan trọng hơn, Bắc Kinh có thể sử dụng cơ hội này để buộc Washington nhượng bộ trong đàm phán thương mại đang diễn ra và Nhà Trắng chưa cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp.

Quả bóng đang nằm ở chân của ông Trump và xử lý ra sao để “ghi bàn” trong Thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới sẽ là nhiệm vụ khó khăn của nhà lãnh đạo này.

tin nhap 20190124112211 ​Ông Trump hé lộ thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2

Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông trông đợi cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra vào ...

tin nhap 20190124112211 Mỹ chốt địa điểm tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2

AFP đưa tin, ngày 19/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đã chọn được địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ...

tin nhap 20190124112211 Nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều thứ hai

Ngày 19/1, Chính phủ Nhật Bản hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều thứ hai dự kiến, đồng thời bày tỏ hy vọng ...

Minh Quân

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Nhờ giàu vitamin C và A, kali, đồng, sắt và chất tannin chống oxy hóa, hồng xiêm có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ, phòng ngừa ung thư.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Thử nghiệm công nghệ phủ quang học chống phản chiếu mới cho camera iPhone 16 Pro

Việc nâng cấp này sẽ chỉ xuất hiện trên bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max.
Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Dự báo thời tiết: Bắc Bộ có mưa dông rải rác, nhiệt độ mát mẻ, riêng Tây Bắc nắng nóng

Sáng 18/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm; riêng khu Tây ...
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động