Brexit và cánh cửa hẹp Anh - EU

Với thỏa thuận lịch sử về điều khoản trong cuộc ly hôn có tên Brexit vào ngày 8/12, Anh có thể vẫn sẽ tuân thủ chặt chẽ các quy định của khối thị đơn nhất của EU, động thái mà giới chỉ trích xem là sẽ dẫn đến một Brexit “êm ái”. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu nhanh chóng cảnh báo rằng mọi chuyện không chỉ đơn giản là có vậy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit va canh cua hep anh eu Khủng hoảng từ trong lòng châu Âu
brexit va canh cua hep anh eu Brexit: Đàm phán xuyên đêm sau dấu hiệu tiến triển

Thỏa thuận đạt được vào ngày 8/12 sau gần 6 tháng đàm phán chi tiết các vấn đề then chốt của Brexit, cụ thể là hóa đơn ly hôn, quyền của các công dân EU và đường biên giới nhạy cảm của Bắc Ireland. 

AFP đưa tin, Ủy ban châu Âu tuyên bố đã đạt "tiến triển quan trọng" sau khi Anh chấp nhận tiếp tục mở cửa đường biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, chi trả hóa đơn trị giá 40-45 tỷ Euro và bảo vệ quyền của các công dân EU tại Anh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo rằng nhiệm vụ khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta đều biết rằng việc chia tách là rất khó khăn, song chia tách và rồi lại phải xây dựng một mối quan hệ mới là điều càng khó khăn hơn".

Anh muốn gần thị trường EU?

Nếu các nhà lãnh đạo châu Âu vào tuần tới thông qua văn bản dài 15 trang này, với mục tiêu tạo cơ sở cho mọi thỏa thuận cuối cùng, các cuộc đàm phán có thể sẽ chuyển sang nội dung bàn về mối quan hệ hậu Brexit. Tuy nhiên, cam kết của thỏa thuận về việc duy trì đường biên giới mở với Ireland đã làm bùng lên các cuộc tranh cãi tại Anh về nguy cơ đây thực chất là một đề xuất để Anh giữ mối quan hệ gần gũi hơn dự kiến với khối thị trường chung châu Âu.

brexit va canh cua hep anh eu
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne. (Nguồn: Reuters)

Tờ Evening Standard của London, do cựu Bộ trưởng Tài chính George Osborne làm chủ biên, nhanh chóng kết luận thỏa thuận này sẽ “được tất cả những ai mong mỏi một Brexit ‘êm ái’ hoan nghênh”. Nhắc đến những yêu cầu trái ngược của Dublin, Belfast và những người ủng hộ Brexit, tờ báo này cho rằng thỏa thuận “sẽ giúp đưa các cuộc đàm phán vào guồng, và tạm gác những mâu thuẫn để giải quyết sau”.

Thủ tướng Anh Theresa May nhấn mạnh rằng, Anh sẽ rời liên minh thuế quan châu Âu để thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do trên toàn thế giới - một “giới hạn đỏ” đối với những người ủng hộ Brexit trong nội các và trong đảng Bảo thủ của chính bà. Bà May cần sự ủng hộ của những người này, và nhất là của các thành viên đảng Dân chủ Liên hiệp (DUP) tại Bắc Ireland, để duy trì quyền lực và có thể thông qua các thỏa thuận ra đi tại Quốc hội.

Yêu cầu then chốt

Theo thỏa thuận, tất cả các quy định vẫn được giữ nguyên tại Anh, và biên giới mở giữa Cộng hòa Ireland, một thành viên EU, và Bắc Ireland cũng vẫn được duy trì. Đây là một yêu cầu then chốt của Dublin, vốn đe dọa trì hoãn tiến trình Brexit nếu cam kết này không được đưa ra. Anh cam kết “duy trì việc tuân thủ toàn bộ” các quy định của thị trường EU vốn ủng hộ hợp tác trên đảo Ireland theo các điều khoản Thứ Sáu Tốt lành 1998. Cam kết này bao trùm nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, môi trường, sức khỏe, du lịch và vận tải.

brexit va canh cua hep anh eu
Ảnh minh họa. (Nguồn: Alumnicoppead)

Owen Jones, một nhà bình luận với quan điểm phản đối Brexit, cho rằng việc đưa ra cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định nói trên “hoàn toàn có thể coi là siêu nhượng bộ”. Ông bình luận: “Liệu những người kiên định với mục tiêu Brexit ngay từ đầu có chấp nhận thứ ngôn ngữ ấy hay không? Anh đang hướng tới việc trở thành một thành viên không chính thức của khối thị trường đơn nhất và của liên minh thuế quan, chỉ để bảo toàn tiến trình hòa bình tại Bắc Ireland”.

Ian Bond, Giám đốc phụ trách chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, cũng đồng tình với nhận định trên và cho rằng việc Thủ tướng May dự định tuân thủ toàn bộ các quy định chẳng khác nào tiến trình đàm phán “không đạt được bất cứ điều gì”. Những người ủng hộ Brexit từ lâu vẫn cho rằng nếu Anh rời EU mà không thể đạt đồng thuận, họ có thể chuyển sang sử dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Bond nói: “Có rất nhiều thứ không thể lường được. Liệu nó có khiến Thủ tướng bị phản đòn hay không là một trong những điều khó đoán nhất”.

Người dân Anh sẽ quyết định

Các nhà lập pháp ủng hộ Brexit đã tỏ ra hết sức thận trọng với thỏa thuận ban đầu này. Bộ trưởng Môi trường Michael Gove ngày 9/12 hoan nghênh sự “kiên cường và kỹ năng” của bà May, song nhấn mạnh rằng “mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ cho tới khi tất cả được đồng thuận”. Ông nói thêm rằng các cử tri có thể sẽ thể hiện thái độ của mình đối với thỏa thuận này thông qua cuộc  tổng tuyển cử sắp tới.

brexit va canh cua hep anh eu
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Reuters dẫn bình luận ông viết trên tờ Telegraph rằng: "Người dân Anh sẽ là người quyết định. Tại các cuộc bầu cử tới, luật pháp EU hay mọi hiệp ước mới với EU sẽ không còn tác động hay trực tiếp ảnh hưởng tới luật pháp Anh... Nếu người Anh không hài lòng với thỏa thuận mà chúng ta đã đàm phán với EU, thỏa thuận sẽ khiến chính phủ tương lai mâu thuẫn nghiêm trọng".

Anh dự kiến rời khỏi EU vào tháng 3/2019, trong khi các cuộc bầu cử mới theo kế hoạch sẽ không diễn ra trước năm 2020. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin trong giới truyền thông Anh dự đoán sự kiện này có thể diễn ra sớm hơn, nhất là việc Thủ tướng May không nắm thế đa số tuyệt đối tại Quốc hội và những rạn nứt nghiêm trọng trong chính nội bộ đảng bà về vấn đề Brexit.

Nigel Farage, một nhà lập pháp thuộc đảng Độc lập nước Anh (UKIP), là một trong những quan chức lên tiếng gay gắt nhất, thậm chí còn gọi thỏa thuận là một sự “đầu hàng” và cho rằng sẽ có thêm nhiều thành viên phe bảo thủ phản đối thỏa thuận này.

Giáo sư chuyên ngành Chính trị châu Âu Anand Menon, hiện đang làm việc tại Trường King’s College London, cho rằng cuộc chiến đang được trì hoãn. Ông nói: “Họ đã có một bước lùi chiến thuật, song có vẻ bước lùi này hơi xa”. Điều này sẽ khiến bà May, nếu vẫn còn tại nhiệm, phải tìm kiếm một thỏa hiệp gần như là bất khả thi, “bà ấy sẽ mắc kẹt giữa một bên là mục tiêu Brexit ‘êm ái’ và một bên là sức ép từ phía Belfast đối với việc thiết lập một đường biên giới cứng”. 

brexit va canh cua hep anh eu “Đường biên” chia rẽ nước Anh

Quyết định của đảng Dân chủ Liên hiệp (DUP) theo đường lối cứng rắn tại Bắc Ireland về việc quay lưng với thỏa thuận về ...

brexit va canh cua hep anh eu Anh và EU chưa đạt được thỏa thuận về Brexit

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 4/12 ở Brussels (Bỉ), Thủ tướng Anh ...

brexit va canh cua hep anh eu Bất chấp Brexit, Facebook khai trương trụ sở mới tại London

​Ngày 4/12, Facebook - công ty chủ quản trang mạng xã hội khổng lồ của Mỹ - khai trương trụ sở mới tại thủ đô ...

(theo AFP/ Reuters)

Đọc thêm

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024, Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu phân khúc với với 1.334 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Mazda CX-5.
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Nga dọa chuyển địa điểm đàm phán xung đột Nagorno-Karabakh từ Thụy Sỹ sang một quốc gia khác nhằm đáp trả lập trường của Bern về Ukraine.
Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Nội các chiến tranh Israel quyết định trả đũa Iran một cách mạnh mẽ và rõ ràng, bất chấp mọi nỗ lực quốc tế kêu gọi kiềm chế.
Điểm tin thế giới sáng 16/4: Anh triệu Đại biện lâm thời Iran, FBI điều tra hình sự vụ sập cầu, phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi cổ đại

Điểm tin thế giới sáng 16/4: Anh triệu Đại biện lâm thời Iran, FBI điều tra hình sự vụ sập cầu, phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi cổ đại

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động