Brexit - vấn đề khó khăn nhất của EU hiện nay

Theo nhà bình luận Will Hutton, chính Vương quốc Anh, chứ không phải Đức, mới là nhân tố đáng lo ngại nhất của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay Đức: CDU nhất trí theo đuổi thành lập chính phủ đại liên minh
brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay Thủ tướng Merkel đặt mục tiêu sớm thành lập chính phủ

Trong tuần trước, Đức, quốc gia vốn nổi tiếng với nền chính trị ổn định của mình, bỗng phải đối mặt với nguy cơ không có chính phủ. Điều này khiến một số người liên tưởng đến tình hình chính trị tại London và quan ngại rằng Berlin đang đi theo vết xe đổ đó.

Vững vàng trước sóng gió

Thật vậy, ý định xây dựng chính phủ liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thất bại. Những người thuộc chủ nghĩa bài EU và thành phần cực đoan của đảng Xanh đã không đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà. Ở một nơi nào đó, cánh hữu của Anh hả hê trước viễn cảnh tìm kiếm một thỏa thuận Brexit hơn, nhân lúc nước Đức đang tập trung giải quyết các vấn đề trong nước.

Trên thực tế, mọi chuyện rất khác. Đức không hề suy yếu cả về mặt chính trị lẫn kinh tế. Người Đức có thể đang đối mặt với khủng hoảng chính phủ hậu bầu cử, nhưng họ sẽ tìm cách giải quyết. Thể chế chính trị của Đức yêu cầu các đảng đứng đầu phải giữ liên lạc với nhau, nếu không đảng nào chiếm đa số trong Quốc hội. Tuy có sự khác biệt về quan điểm trong nhiều vấn đề, các đảng này đều hướng đến mục tiêu thành lập một chính phủ bền vững thông qua đối thoại. Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), sau lời thỉnh cầu từ phía Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, đã tổ chức trưng cầu ý dân các thành viên về việc tổ chức liên minh với đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel.

brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Martin Schulz. (Nguồn: EPA)

Về mặt kinh tế, Đức đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng tiền chung châu Âu chứng kiến mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tỉ lệ thất nghiệp ở Đức đang ở mức thấp hơn so với Anh và hiếm có tình trạng công nhân bị nợ lương. Bên cạnh đó, thặng dư ngân sách của Đức là rất lớn, tạo điều kiện cho họ đẩy mạnh tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua đầu tư phát triển công nghệ mới. Nhiều người cho rằng Berlin và Paris sẽ là trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu.

Quan trọng hơn, Đức không hề “xuống nước” trong thỏa thuận Brexit của Anh. London khó có thể tận hưởng lợi ích thương mại của một thành viên EU mà không phải hoàn thành trách nhiệm của mình.

London lạc lối

Thay vì quan tâm đến những lợi ích có thể tận dụng từ thế khó của người Đức, đã đến lúc người Anh nên tập trung giải quyết vấn đề của mình. Văn phòng phụ trách Ngân sách của Anh dự báo kinh tế nước này sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,4% trong vòng 5 năm tới. Năng suất công việc không được cải thiện cũng đồng nghĩa với việc lương bổng, thu nhập và lạm phát vẫn dậm chân tại chỗ.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Brexit mới là vấn đề đau đầu nhất của người Anh. Theo ông Ivan Rogers, Đại diện của Anh tại EU từ năm 2013 - 2017, một thỏa thuận thương mại hợp lý cho Brexit nên dựa theo Hiệp ước thương mại tự do của Canada, mặc dù có thể sẽ mất đến cả thập kỷ để nó có thể thành hình. Điều này rõ ràng có thể đi ngược lại với dòng chảy thương mại hiện nay của Anh. Ông Rogers cho rằng một vài người dẫn đầu ủng hộ Brexit đã có nhận thức rõ ràng về những rủi ro kinh tế, nhưng vẫn muốn thực hiện sớm.

brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay
Anh và Brexit mới là mối nguy lớn nhất mà châu Âu phải đối mặt - Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP News)

Thật vậy, nhiều người cho rằng ghi nhận những điều này một cách công khai sẽ có thể khiến sự nghiệp chính trị của Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond bị đe dọa. Ông có thể sẽ bị coi là một người thiếu tinh thần yêu nước và bi quan. Do đó, ông đã chọn cách nói về những cơ hội phía trước và cải thiện nền kinh tế Anh, “đánh tan những chỉ trích”. 

Đó cũng là hướng đi mà London sẽ theo đuổi trong thời gian tới. Mới đây, Chính phủ Anh quyết định sẽ cho ban hành chính sách về chiến lược công nghiệp, nhằm trợ giúp cho các công ty có tốc độ phát triển nhanh, dựa nhiều vào chất xám để dập tắt những bất lợi về địa lý của nước Anh. London sẽ dành ra 2,3 tỷ Bảng cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2021, cũng như 7 tỷ Bảng nhằm cải thiện năng suất lao động vào năm 2022. 

Những bước đi chập chững này là đáng khen ngợi, nhưng khó có thể chắc rằng nó sẽ đưa nước Anh ra khỏi suy thoái trầm trọng ở giai đoạn hiện nay. Xét cho cùng, có lẽ đã đến lúc người Anh nên từ bỏ chủ nghĩa khác biệt của mình. Cho đến khi điều này thay đổi, điểm yếu của châu Âu sẽ tiếp tục nằm ở London, chứ không phải nơi Berlin.

brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay Brexit: Trưởng đoàn đàm phán bác thông tin về "hóa đơn ly hôn"

Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier ngày 29/11 đã bác bỏ thông tin cho rằng Anh và liên ...

brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay Mỹ hối thúc Anh - EU thúc đẩy tiến trình đàm phán Brexit

​Ngày 28/11, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết, Mỹ sẽ không can thiệp vào các cuộc đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên ...

brexit van de kho khan nhat cua eu hien nay Tác động của Brexit đến khu vực và Việt Nam

Sáng 28/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Brexit và các tác động đến khu vực và Việt Nam” do Viện ...

Phù Vân (theo The Guardian)

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động