Đức: Chính trường thay đổi sau bầu cử Nghị viện tại ba bang

Kết quả bầu cử tại ba bang ở Đức ngày 13/3 đã tạo nên một sự thay đổi to lớn đối với bức tranh chính trường Đức sau nửa năm Thủ tướng Angela Merkel thực hiện chính sách mở cửa biên giới cho người tị nạn. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
buc tranh chinh truong duc thay doi sau bau cu nghi vien tai ba bang

Cuộc biểu tình phản đối chính sách của bà Merkel tại bang Saxony-Anhalt hôm 13/3. (Nguồn: Getty)

Đây là một dấu hiệu dự báo nền chính trị Đức sẽ còn phân hóa phức tạp hơn nữa khi bước vào cuộc bầu cử liên bang năm 2017 sắp tới.

Kết quả bất ngờ

Do tính chất riêng biệt của từng bang nên khó có thể tìm ra xu hướng bầu cử trên toàn nước Đức. Tại bang Baden-Wurttemberg - trung tâm công nghiệp phía Tây Nam nước Đức, ứng viên hàng đầu của Đảng Xanh, Winfried Kretschman đã dành được hơn 30% phiếu bầu và lần đầu tiên Đảng Xanh trở thành đảng dẫn đầu ở bang này. Và vì ông Krestchmann cũng ủng hộ chính sách dân tị nạn của bà Merkel nên điều này cho thấy quan điểm “chào đón văn hóa” đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại đây.

Trong khi đó tại bang lân cận Rhineland-Palatinate, ứng viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Malu Dreyer đã dành chiến thắng dứt khoát với 36,2% số phiếu bầu. Giới chuyên gia nhận định nhân tố lớn làm nên chiến thắng này chính là sức hấp dẫn cá nhân của bà. Giống như ông Krestchmann, bà Dreyer đứng về phía bà Merkel trong cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Tuy nhiên cú sốc của ba cuộc bầu cử này lại nằm ở kết quả của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - "một liên minh lớn" trong Chính phủ Liên bang Đức. Đảng Liên Minh cơ đốc giáo lần đầu tiên về thứ hai ở Baden-Wurttemberg với 27% số phiếu, thấp hơn 12 điểm so với năm 2011. Ở Rhineland-Palatinate, Đảng này đã lãng phí sự dẫn đầu trong cuộc thăm dò chỉ cách đây một tháng trước và dừng lại ở số phiếu 31,8%. Thậm chí ở Saxony-Anhalt, nơi Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo có sự ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ thu được 29,8% phiếu bầu. Dường như họ đã mất đi sự ủng hộ từ nhiều cử tri.

Nhìn chung kết quả bầu cử của ba bang vừa qua, trừ chiến thắng an ủi của bà Dreyer, thì hầu như là sự chán nản đối với Đảng Dân chủ Xã hôi. Ở Baden-Wurttemberg, số phiếu cho Đảng này giảm mạnh xuống còn 12,7% trong khi năm 2011 là 23,1%. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ không thể tiếp tục dựa vào chiến thắng của ông Kretschmann, bởi lẽ Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã không còn chiếm đa số phiếu. Tại Saxony-Anhalt, Đảng Dân chủ Xã hội trượt xuống còn 10,6%, thấp hơn 11 điểm so với năm 2011. Tương tự như những bang kia, Đảng Dân chủ Xã hôi không thể tiếp lục liên minh với Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo nữa. Kết quả là lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội đã rất kinh ngạc vào đêm 13/3 khi SPD chỉ đứng thứ 4 tại Saxony-Anhalt.

Ngược lại, trong số những đảng chiến thắng có sự hiện diện của Đảng Dân chủ Tự do (FDP), một đảng tự do chỉ hoạt động ở vùng ngoại ô từ khi bị đẩy khỏi Quốc hội liên bang năm 2013. Giờ đây, với tiếng nói ủng hộ sự hồi sinh châu Âu, sự hồi sinh kinh tế, ủng hộ việc áp dụng chủ nghĩa thực dụng với người tị nạn cùng những ý tưởng tiến bộ trong cải cách nhập cư, Đảng này đã giành được số phiếu đáng kể, 8,3% ở Baden-Wurttemberg và 6,2% ở Rhineland-Palatinate. Nhờ vào sự tính toán liên minh phức tạp, họ có thể  có cơ hội vào nghị viện. Hy vọng về việc gia nhập lại Quốc hội của Đảng Dân chủ Tự do vào năm 2017 bây giờ đã có vẻ thực tế hơn.

Nhưng kẻ thắng đậm ở đây phải kể đến Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD). Đảng cánh hữu mới chỉ thành lập 3 năm trước đó với chủ trương chống nhập cư. Tận dụng bối cảnh rối ren hiện tại, Đảng này đã làm tốt hơn những gì đối thủ của họ dự đoán. Ở Rhnineland, AfD có 12,6% số phiếu đánh bật Đảng Dân chủ Xã hội giành vị trí thứ 3. Ở Rhineland-Palatinate, Đảng này thu được 12,6%, cũng đứng thứ 3. Và ở Saxony-Anhalt, Đảng này về thứ 2 với 24,2%. Trong bối cảnh tất cả các Đảng còn lại đã bác bỏ đàm phán liên minh với AfD nên nếu không có gì thay đổi, AfD đã chắc chân trong nghị viện của cả ba vùng.

Mặt khác, với tư cách một lực lượng dân túy ảnh hưởng đến cánh hữu Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trong Quốc hội liên bang, kết quả này của AfD sẽ kéo cuộc tranh luận Đức, đặc biệt là trong vấn đề dân tị nạn, về bên cánh hữu.

Tác động không nhỏ

Nhìn chung, ba cuộc bầu cử này cho thấy văn hóa đảng chính trị Đức tồn tại từ hậu Thế chiến đến giờ đang dần kết thúc. Vào những thập niên 60 - 70, nền chính trị Tây Đức bị thống trị bởi xu hướng lớn: Volksparteien hay “đảng của mọi người” trong tiếng Đức. Thuật ngữ này xuất phát từ nhà chính chị học người Đức Dolf Sternberger. Nó mô tả sự nỗ lực của những lãnh đạo đảng trong bài học từ sự tan vỡ của nền Cộng hòa Weimar, khi hàng chục đảng tranh giành lẫn nhau và làm suy yếu cánh trung lập. Do đó, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đã tập hợp tín đồ Công Giáo và tín đồ Tin lành, sự ủng hộ kinh tế và những bè phái chính trị khác thành một lực lượng lớn bên trung - hữu. Đảng Dân chủ Xã Hội, từ Đảng Macxít của công nhân, đã chấp nhập “nền kinh tế thị trường” Đức và trở thành một nhóm ôn hòa bên trung - tả.

Trước đó, vai trò bổ nhiệm chức vụ quan trọng trong hệ thống này từng thuộc về tay Đảng Dân chủ Tự do. Cho đến những năm 1980, phép toán bầu cử thay đổi, khi Đảng Xanh - đảng dân chủ cơ bản gia nhập ở Bundestag. Và nó lại thay đổi một lần nữa, khi người kế nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Đức cũ, nay là Đảng Tả, tham gia vào Quốc hội. Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” chắc chắn sẽ trở thành yếu tố thứ sáu trong hệ thống.

Rõ ràng, bà Angela Merkel sẽ gặp phải nhiều bất lợi từ những kết quả này. Mặc dù với sự chia rẽ và ngày càng phức tạp hơn trong phép toán liên kết chính trị, bà vẫn an toàn ở trong văn phòng của mình. Nhưng xu hướng này đang mở ra nhiều vấn đề khác.

Đảng Tả và Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” sẽ cố gắng lôi kéo sự ủng hộ từ các đảng chính buộc họ vào liên minh trung-hữu và trung-tả. Nhưng điều này sẽ khiến hai đảng ngày càng khó phân biệt hơn. Trong khi đó, Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo và Đảng Dân chủ Xã hội cũng phát triển theo xu hướng chính trị quá giống nhau đến nỗi nhiều cử tri không thể tìm ra những điểm khác nhau giữa hai đảng. Rốt cuộc, những gì Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” tấn công, chỉ trích hiện giờ ngoải mục đích vì những chính sách chính trị đúng đắn hơn còn là tìm cách kéo cuộc tranh luận chính trị về bên cánh hữu.

Có vẻ như, chủ nghĩa dân túy, đã quét qua Mỹ và phần lớn châu Âu, đang bắt đầu tràn sang Đức.

Linh Lan (theo The Economist)

Đọc thêm

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức của các vua Hùng, cùng kiều bào hướng ...
Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động