Bước ngoặt lịch sử của trung tâm tài chính London

Trung tâm tài chính London là một tài sản chiến lược của Anh trong suốt 200 năm nay. Tuy nhiên, sự kiện Brexit  đã khiến vị thế của London phải đối mặt với những nguy cơ lớn chưa từng có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Kịch bản thứ ba cho đàm phán Brexit và rủi ro với London
buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Anh sẽ bảo vệ quyền lợi cho công dân EU hậu Brexit

Vị thế bị lung lay

Từ lâu nay, London luôn được coi là trung tâm tài chính lớn nhất của châu Âu, một trong hai trung tâm tài chính lớn nhất thế giới (cùng New York của Mỹ) với những ưu thế mà các thành phố châu Âu khác không thể so sánh được.

Trước hết, London có ưu thế rất lớn về quy mô ngành nghề. Thành phố này có hơn 500 ngân hàng, tương đương với số lượng ngân hàng của Frankfurt và Paris, khoản vay của ngân hàng đa quốc gia chiếm 18% toàn cầu, sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường phi tập trung chiếm 46% toàn cầu.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Việc EU muốn trừng phạt Anh về chính trị, điều thuận tiện nhất là dựa vào “giấy thông hành của EU” để gây sức ép với Anh, buộc Anh phải nhượng bộ trên các phương diện như di dân, thương mại, trợ cấp tài chính. (Nguồn: Standard)

London là thị trường giao dịch bằng đồng USD lớn nhất ở bên ngoài nước Mỹ, lượng giao dịch ngoại hối bình quân mỗi ngày là 2.000 tỷ USD, chiếm 40% toàn cầu. London còn được xem là “ông trùm” của ngành bảo hiểm châu Âu, tập trung 20 công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn hàng đầu thế giới, có các công ty bảo hiểm lâu đời.

Bên cạnh đó, Sở giao dịch chứng khoán London còn chiếm vị trí đầu bảng trong giá trị thị trường châu Âu. Theo giới phân tích tài chính, London được gọi là thành phố tài chính bởi chuyên thực hiện các giao dịch tài chính.

Thứ hai, Anh có ưu thế rõ rệt về môi trường pháp luật. Anh có thể chế pháp luật hoàn thiện, thuộc thông luật (Common Law), tuân theo thông lệ phán quyết, rất coi trọng việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông và người đầu tư, có thể thích ứng hơn với hiện thực tài chính thay đổi nhanh chóng. Nước này còn có thể chế giám sát quản lý tài chính chặt chẽ và linh hoạt. Trong quá trình thúc đẩy ngành tài chính London phát triển, Chính phủ Anh áp dụng mô hình quản lý tương đối ôn hòa, rất coi trọng sự điều tiết trao đổi giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, vừa hạ thấp giá thành quản lý, vừa điều động có hiệu quả tính tích cực của doanh nghiệp.

Thứ ba, Anh luôn dẫn đầu về dịch vụ kinh doanh. London có quần thể dịch vụ tài chính quốc tế đứng đầu thế giới, hội tụ nhiều nhân tài về tài chính. Giáo dục kinh tế tài chính của Anh cũng dẫn đầu lục địa châu Âu. Trong 5 dự án thạc sĩ tài chính hàng đầu châu Âu thì Anh có 4 dự án. Thuế suất công ty của Anh thấp hơn. Luật việc làm của Anh cũng linh hoạt hơn, những ngành nghề có tính chu kỳ có thể thuê hoặc sa thải nhân viên một cách linh hoạt, tính thanh khoản của sức lao động rất mạnh mẽ, rất thích hợp với ngành tài chính.

Thứ tư, London được thiên nhiên ưu đãi về vị trí. Được coi là trung tâm giao dịch ngoại hối, múi giờ của London ở giữa múi giờ 24 tiếng, là thời điểm các thị trường lớn trên thế giới cùng giao dịch, London kết nối liền mạch với thị trường của châu Á và Mỹ, có ưu thế múi giờ lớn hơn Hong Kong (Trung Quốc) và New York. Ngoài ra, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thông dụng trong giới tài chính cũng trao cho London địa vị đặc thù.

Bất chấp những ưu thế lớn kể trên, theo nhận định của giới phân tích, “Brexit cứng” có thể ảnh hưởng đến vị trí đứng đầu thế giới của trung tâm tài chính London.

Brexit “giáng đòn” như thế nào vào London?

Trung tâm tài chính London đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ năm 2008 và tồn tại một cách ngoan cường, nhưng hiện giờ vị thế oai hùng này đang bị lung lay. Vậy với Brexit, điều gì sẽ xảy ra với trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu này? Theo các chuyên gia, có 3 nguy cơ lớn.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Hiện nay, Chính phủ Anh đang tích cực chuẩn bị đàm phán rời khỏi EU, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của “Brexit cứng” đối với ngành tài chính. 

Một là “giấy thông hành của EU”. Cơ quan tài chính đăng ký ở các nước EU có thể nhận được “giấy thông hành”, tiếp đến triển khai nghiệp vụ tài chính trên toàn EU. Hiện nay, có khoảng 5.500 công ty đăng ký ở Anh dựa vào giấy thông hành của EU để cung cấp cho ngành tài chính Anh.

Nếu “Brexit cứng” khiến cho những công ty trên mất đi “giấy thông hành”, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng, là một đòn tấn công chí mạng đối với trung tâm tài chính London. Vì liên quan đến vận mệnh và tiền đồ của trung tâm tài chính, đàm phán Anh - EU xoay quanh “giấy thông hành của EU” sau này sẽ không tránh khỏi việc xảy ra một cuộc đàm phán đầy khó khăn.

Việc EU muốn trừng phạt Anh về chính trị, điều thuận tiện nhất là dựa vào “giấy thông hành của EU” để gây sức ép với Anh, buộc Anh phải nhượng bộ trên các phương diện như di dân, thương mại, trợ cấp tài chính…, nếu không sẽ làm cho ngành tài chính Anh phải trả giá nặng nề. Đồng thời, không ít thành phố trên lục địa châu Âu muốn nhân cơ hội này để tranh giành nghiệp vụ tài chính của London, cũng sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề “giấy thông hành”.

Hai là “trung tâm thanh toán của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)”. Hiện nay, London là trung tâm thanh toán bằng đồng Euro lớn nhất thế giới, đang kiểm soát 70% giao dịch có liên quan đến đồng Euro. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã từng ra lệnh cấm các nước ngoài Eurozone tiến hành nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro. Anh không phục quyết định này của Eurozone, kiện lên Tòa án châu Âu. Và vào năm 2015, Anh đã thắng trong vụ kiện về nghiệp vụ thanh toán.

Lần này, Anh trưng cầu ý dân rời khỏi EU, Ủy ban châu Âu theo tình thế xem xét lại việc giải quyết vấn đề thanh toán bằng đồng Euro, có thể sẽ có thay đổi về pháp quy, trao quyền cho ECB kiểm soát nghiêm ngặt đối với nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro, hạn chế các nước bên ngoài EU tham gia nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro. Nếu pháp quy như vậy được ban hành, lượng lớn nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro chắc chắn sẽ rút từ London sang thành phố của các nước EU.

Ba là “tự do đi lại”. Sự “tự do đi lại” của nguồn vốn và nhân viên là nguyên tắc cơ bản của EU, tham gia nghiệp vụ tài chính trong EU có thể được hưởng miễn thuế, nhân viên làm nghề tài chính cũng có thể tự do luân phiên.

Sau sự kiện Brexit, ưu đãi miễn thuế của nghiệp vụ tài chính cũng như tính thanh khoản của nhân viên hành nghề của Anh đều bị ảnh hưởng. Hiện nay, Chính phủ Anh đang tích cực chuẩn bị đàm phán rời khỏi EU, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của “Brexit cứng” đối với ngành tài chính.

Về đối nội, Chính phủ Anh tập trung sử dụng tốt tính tự chủ chính sách sau khi rời khỏi EU, thông qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ tích cực, thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình kinh tế của Anh, xây dựng khu vực miễn thuế quốc tế.

Về đối ngoại, nước này khởi xướng toàn cầu hóa kinh tế và thương mại tự do, tăng cường hợp tác với các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, chuẩn bị xây dựng mạng lưới thương mại tự do mới.

Chính phủ của Thủ tướng Theresa May cho rằng, bảo đảm sự mở cửa của thị trường tài chính và chính sách thu thuế thấp có thể bảo vệ một cách hiệu quả địa vị trung tâm tài chính London.

Cuộc đua thay thế London

Rất nhiều thành phố khác của châu Âu như Frankfurt (Đức), Paris (Pháp), Dublin (Ireland), Luxembourg, Amsterdam (Hà Lan) đều muốn thay thế London để trở thành trung tâm tài chính của châu Âu, bắt đầu cuộc cạnh tranh trung tâm tài chính châu Âu mới.

Giới chức Pháp thẳng thắn đề cập khả năng nước Anh suy yếu, kèm theo đó là sự lu mờ của trung tâm tài chính London, như một cơ hội để nước Pháp vươn lên khẳng định mình.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Frankfurt (Đức) cũng muốn thay thế London để trở thành trung tâm tài chính của châu Âu. (Nguồn: World Finance)

Không chỉ riêng Pháp coi Brexit là thời cơ, Đức cũng thừa nhận sẽ đề xuất những quy định để bảo vệ người lao động muốn chuyển đổi việc làm từ London. Italy cũng muốn tận dụng cơ hội này để đưa thành phố Milan trở thành một trung tâm tài chính quan trọng, xây dựng “một hệ thống pháp lý tương tự như London” để đảm bảo sự chuyển đổi thông suốt cho “các thị trường tài chính... không thể tiếp tục ở lại London”.

Trong khi đó, các thành phố Dublin, Amsterdam và Stockholm (Thụy Điển) đều đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp từ London về phía mình. Chủ tịch ngân hàng Morgan Stanley, ông Colm Kelleher thậm chí còn dự đoán nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang trung tâm tài chính New York của Mỹ. Những kỳ vọng trên không phải không có cơ sở khi nhiều doanh nghiệp và công ty cũng đang cân nhắc khả năng tương tự với việc thay đổi "đại bản doanh" sang các thành phố khác trên thế giới ngoài London.

Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và EU về Brexit đang diễn ra vô cùng phức tạp và khó đoán định, địa vị của London với tư cách là trung tâm tài chính của châu Âu chắc chắc sẽ yếu đi, bố cục tài chính của châu Âu trong tương lai rất có thể phát triển theo hướng “nhiều trung tâm”.

Việc nghiệp vụ tài chính London bị chia sẻ với các thành phố khác của châu Âu, theo giới quan sát, là một quá trình phức tạp và kéo dài.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Thủ tướng Anh trấn an doanh nghiệp về tác động Brexit

Ngày 20/7, Thủ tướng Anh Theresa May đã nỗ lực trấn an những quan ngại của giới doanh nghiệp nước này về tác động của việc ...

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Đàm phán Brexit: Bất đồng mấu chốt liên quan tới tài chính

Ngày 19/7, một ngày trước khi kết thúc vòng đàm phán thứ hai, các nhà đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu ...

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london EU phản bác quan điểm của Anh về hóa đơn Brexit

Ngày 12/7, nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) trong các cuộc thương lượng về việc Anh ra khỏi EU (Brexit), ông Michel ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMN 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 17/4/2024. xổ số hôm nay 17/4

XSMN 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 17/4/2024. xổ số hôm nay 17/4

XSMN 17/4 - xổ số hôm nay 17/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/4/2024. xổ số hôm nay ngày 17 tháng 4. XSMN thứ 4. xo so ...
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua BST áo dài chủ đề ...
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 16/4: Điều chỉnh trái chiều ở phía Nam, chững giá tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 16/4: Điều chỉnh trái chiều ở phía Nam, chững giá tại miền Bắc

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh trái chiều ở khu vực phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 16/4/2024, thị trường tiêu chịu thiệt, cây tiêu khởi sắc mang lại niềm vui và kỳ vọng cho người trồng

Giá tiêu hôm nay 16/4/2024, thị trường tiêu chịu thiệt, cây tiêu khởi sắc mang lại niềm vui và kỳ vọng cho người trồng

Giá tiêu hôm nay 16/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 89.000 – 89.500 đồng/kg.
Giải pháp hiệu quả trong quản lý thuế đối với hoạt động xăng dầu

Giải pháp hiệu quả trong quản lý thuế đối với hoạt động xăng dầu

Trong hoạt động xăng dầu nói riêng, các chủ thể kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho lượng xăng dầu được bán ra cho người tiêu dùng.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4 ghi nhận đồng USD giảm khi các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4: Đồng USD xác lập đà giảm, 'giải mã' biến động trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4: Đồng USD xác lập đà giảm, 'giải mã' biến động trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4 ghi nhận đồng USD xác lập đà giảm, có mức hỗ trợ mạnh quanh mốc 104.
Phiên bản di động