Bước ngoặt mới trên bàn cờ Syria

Viễn cảnh chấm dứt cuộc chiến khốc liệt ở Syria dường như xa vời hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa xe tăng, chiến đấu cơ cùng lực lượng đặc nhiệm tiến vào lãnh thổ Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
viễn TIN LIÊN QUAN
buoc ngoat moi tren ban co syria Ngoại trưởng Nga, Mỹ nhất trí tiếp tục thảo luận về Syria
buoc ngoat moi tren ban co syria LHQ kêu gọi các bên khôi phục thỏa thuận ngừng bắn tại Syria

Cuộc chiến ở Syria ngay từ khi nổ ra cách đây hơn 5 năm đã là một cuộc khủng hoảng đầy rắc rối và phức tạp khi có quá nhiều lực lượng dính líu. Đó không chỉ là nơi diễn ra cuộc chiến giữa chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy, mà còn là nơi chứng kiến cuộc tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn.

Phức tạp chưa từng có

Tính phức tạp của cuộc chiến ở Syria tưởng như thế đã là quá đủ, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria đã khiến cho độ phức tạp của cuộc khủng hoảng này leo lên mức chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Nước đi của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến bàn cờ Syria đảo lộn, ảnh hưởng đến mọi diễn biến trên chiến trường cũng như quan hệ và tính toán của các bên.

Khi lực lượng bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào đất Syria, một số người đã nghĩ rằng đây là tín hiệu tích cực cho thấy Ankara sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận ra rằng, chiến dịch chống IS thực chất chỉ là vỏ bọc để Thổ Nhĩ Kỳ chĩa mũi tấn công vào dân quân người Kurd – lực lượng mà Ankara coi là kẻ thù “không đội trời chung”.

buoc ngoat moi tren ban co syria
Xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới với Syria. (Nguồn: Reddit).

Trong những ngày đầu tiên của chiến dịch “Lá chắn sông Euphrates”, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp phe nổi dậy Syria lấy lại thị trấn Jarablus mà không tốn nhiều công sức bởi trên thực tế IS đã tháo chạy khỏi nơi này. Kể từ sau đó, lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ dồn lực tấn công vào những khu vực thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – một liên quân có Lực lượng dân quân người Kurd (YPG) đóng vai trò chủ chốt.

Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một nhánh của Đảng Lao động người Kurd (PKK) – nhóm nổi dậy ở Thổ Nhĩ Kỳ đang đấu tranh đòi ly khai. Chính vì thế, Ankara liệt YPG là một nhóm “khủng bố” và mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Chứng kiến những chiến thắng liên tiếp của YPG trong cuộc chiến chống IS trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại viễn cảnh lực lượng người Kurd mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở dọc biên giới, xây dựng khu bán tự trị ở Bắc Syria và từ đó mở đường cho PKK đòi được quyền tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Phá chiến lược của Mỹ

Chiến dịch của Ankara đã phơi bày mâu thuẫn sâu sắc giữa nước này với đồng minh Mỹ, bởi lâu nay Washington vẫn coi YPG là lực lượng chủ lực trong liên quân chống IS, và YPG đang nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ. Vì vậy, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa phá nát chiến lược của Mỹ ở Syria.

Tất cả các bên tham gia vào cuộc chiến Syria đều căm ghét và muốn tiêu diệt IS. Tuy nhiên, Mỹ đã đánh giá thấp mức độ mâu thuẫn giữa các lực lượng tham gia chống IS. Mâu thuẫn này lớn đến mức họ không thể xây dựng được một liên minh chống IS hiệu quả. Mỹ dường như là lực lượng duy nhất coi IS là mối đe dọa chính, trong khi các thành phần khác lại coi việc chống IS là nhiệm vụ thứ yếu.

Kết quả là các lực lượng trong khu vực đã “chơi xỏ” Mỹ khi họ cam kết cầm chừng hay giả vờ tham gia vào cuộc chiến chống IS. Trên thực tế, các bên đã tham gia ở mức độ nhất định nhưng chỉ trong chừng mực có thể giúp họ theo đuổi mục tiêu và lợi ích chính. Từ đó, cuộc chiến chống IS chung hình thành rất nhiều cuộc chiến riêng chồng chéo nhau, biến Syria trở thành một mớ hỗn độn không thể dàn xếp.

Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ còn tác động đến mối quan hệ vừa được khôi phục với Nga. Moscow không hài lòng với việc Ankara đưa quân vào lãnh thổ Syria, trong khi chính quyền Syria coi đó là hành vi “xâm lược trắng trợn” lãnh thổ của họ. Trên thực tế, chiến dịch của Ankara phần nào đem lại lợi ích cho Nga và Syria, bởi Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd – một đồng minh mạnh của phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, Damascus không thể vui được trước việc Ankara tự ý đưa quân vào lãnh thổ của họ, chiếm đóng các vùng đất và xây dựng một vùng ảnh hưởng ở đây. Về phần Nga, nước này lo xa hơn về viễn cảnh Mỹ sẽ phải nhượng bộ với Thổ Nhĩ Kỳ do tầm quan trọng của nước này và quan hệ Ankara-Washington vì thế sẽ được thắt chặt trở lại.

Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria đã khiến cục diện chiến sự ở Syria ngày càng trở nên phức tạp, khó gỡ. Trong bối cảnh đó, nạn nhân phải chịu hậu quả lớn nhất không ai khác là những người dân thường vô tội. Cuộc chiến ở Syria đã bước sang năm thứ 6 và cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người. Cuộc chiến ở Syria càng kéo dài thì cuộc khủng hoảng nhân đạo ở nơi đây càng thảm khốc.

Trong khi đó, lực lượng được lợi lớn nhất ở đây chính là tổ chức khủng bố IS. Trong khi các bên mải đấu đá, tranh giành với nhau thì việc lơ là cuộc chiến chống IS là điều dễ hiểu. Đây sẽ là cơ hội để IS hồi phục và nổi lên tiếp tục là mối đe dọa kinh hoàng đối với thế giới.   

buoc ngoat moi tren ban co syria IS bị đánh bật khỏi biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 4/9, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã để mất quyền kiểm soát những khu vực cuối cùng nằm dọc theo ...

buoc ngoat moi tren ban co syria Mỹ - Nga chưa đạt được thỏa thuận về Syria

Cuộc gặp ngày 5/9 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã không đạt được thỏa thuận về Syria ...

buoc ngoat moi tren ban co syria Đức đào tạo nghề cho người tị nạn Syria

Việc tái thiết Syria cần có nhân lực thạo nghề và việc dạy nghề cho người tị nạn Syria sẽ giúp trang bị cho họ ...

Hải Yến

Đọc thêm

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động