Các nền kinh tế Đông Nam Á vươn mình bất chấp những cơn gió ngược

Những gián đoạn hiện tại do hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hoặc Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) sẽ không ngăn cản quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra ở Đông Á và ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên
nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc Một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, một ASEAN sáng tạo, tự cường

Vững vàng từng bước đi

Trong 5 thập kỷ qua, thành công kinh tế của một số quốc gia ở Đông Á và trong ASEAN đã mang lại sự hội nhập kinh tế lớn hơn giữa các quốc gia trong khu vực. Hội nhập kinh tế khu vực có nghĩa là các quốc gia ngày càng phụ thuộc kinh tế hơn vào nhau, địa điểm sản xuất hàng hóa có sự dịch chuyển và giữa các quốc gia có sự mở rộng hoạt động thương mại.

Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu thô, lao động, vốn cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các nước. Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp từng góp phần vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc đang có sự chuyển hướng sang một số nước Đông Á và ASEAN. Những năm 1960, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu của khu vực chỉ ở khoảng 10% GDP, nhưng trong những năm 2010, con số này đã ở khoảng 25%.

nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc
Đông Á đã và đang chứng kiến sự trỗi dậy của những "con hổ" kinh tế. (Nguồn: GM Heritage Center)

Theo số liệu thống kê của WTO, trong năm 2015, các nền kinh tế Đông Á như Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines có tổng giá trị xuất khẩu chiếm 32,6% tổng giá trị xuất khẩu của thế giới, tương đương 16.482 tỷ USD. Mức nhập khẩu trên thực tế cao hơn một chút so với tổng giá trị nhập khẩu của thế giới, ở mức 34,7% trong cùng thời kỳ.

Để có những điểm sáng như hiện nay, các nền kinh tế khu vực đã phải trải qua một khoảng thời gian vận động phát triển mang màu sắc của riêng mình. Đi đầu là Nhật Bản với những đột phá về kinh tế sau những năm 1950. Tiếp đến là những “con hổ” kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc), Singapore với những chuyển biến từ việc tự do hóa, đẩy mạnh mở cửa đến mở rộng thương mại, xuất khẩu vào các thị trường phương Tây trong những năm 1960, 1970 và sau đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Một cách tự nhiên, quá trình phát triển này mang lại tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tạo ra các trung tâm công nghiệp, lan truyền lợi ích của tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Từ đó, các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, những cuộc đàm phán thương mại diễn ra từ những năm 1960 đến những năm 1990 càng tạo đà mạnh mẽ cho quá trình này, đặc biệt là việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Song song với việc cắt giảm thuế quan là sự phát triển mạnh mẽ của những nhóm nước trong khu vực với điển hình là ASEAN khi Hiệp hội ngày càng có xu hướng gắn kết về kinh tế với những cơ chế cụ thể như Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1993, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Không chỉ vậy, trong bối cảnh rộng lớn hơn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các mối quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng. Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chính là một khuôn khổ quan trọng để các quốc gia cùng nhau ngồi lại chia sẻ và thảo luận các vấn đề kinh tế khu vực, qua đó thúc đẩy sự hội nhập ngày càng lớn hơn.

Chung tay tìm giải pháp

Làm sao để vẫn có thể hội nhập khu vực sâu rộng hơn mà không cần đến vai trò của nước Mỹ?

Giới chuyên gia cho rằng, để có thể hội nhập vững vàng, cần phải coi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như Brexit chỉ là những vấn đề trong quá trình phát triển và có những biện pháp ứng phó, tránh để những biến cố trong nền kinh tế thế giới ảnh hưởng hoặc tác động quá sâu rộng.

nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc
Cộng đồng kinh tế ASEAN là một trong những trọng tâm cần thúc đẩy của khu vực. (Nguồn: Eastasia Forum)

Các nền kinh tế Đông Nam Á có thể phải đối mặt với những “cơn gió ngược” lớn về kinh tế vào năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng và Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Để giúp vượt qua những tác động, rõ ràng, ASEAN nên dành ưu tiên cho việc đạt được những tiến bộ trong các sáng kiến khu vực.

Các nền kinh tế khu vực phải tự chuẩn bị cho sự hỗn loạn kinh tế và tài chính trong tương lai. Mặc dù khó có thể tránh được những “cơn gió ngược” song các thành viên ASEAN vẫn có thể làm suy yếu tác động thông qua các sáng kiến khu vực, bao gồm: Sáng kiến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025, Hiệp định thương mại và đầu tư tự do ASEAN - Hongkong (AHKFTA và AHKIA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Sáng kiến đa phương Chiang Mai (CMIM).

Các nhà hoạch định chính sách khu vực nên ưu tiên thực hiện hoàn chỉnh AEC 2025. Đây là dự án hội nhập kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN được thiết kế để đạt được 5 mục tiêu: Một nền kinh tế hội nhập và gắn kết cao; Một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; Tăng cường kết nối và hợp tác ngành; Một ASEAN kiên cường, toàn diện, hướng đến con người và lấy con người làm trung tâm; và Một ASEAN toàn cầu. Việc thúc đẩy AEC 2025 sẽ cho phép các doanh nghiệp khai thác tốt hơn vào thị trường hội nhập với hơn 600 triệu người, khiến các nền kinh tế trong khu vực trở nên kiên cường hơn trước những biến động kinh tế trong tương lai.

Cuối cùng, các quốc gia ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) nên thúc đẩy CMIM, một mạng lưới an toàn tài chính khu vực theo khuôn khổ ASEAN+3. Ra mắt vào năm 2010, chương trình này cung cấp sự hỗ trợ tài chính thông qua một mạng lưới hoán đổi tiền tệ để giúp các quốc gia ASEAN+3 vượt qua khó khăn về cán cân thanh toán.

Do việc tăng lãi suất của Fed trong tương lai có thể khiến nhà đầu tư hoảng loạn dẫn đến bất ổn tài chính và tháo chạy vốn ở một số nền kinh tế khu vực, CMIM có thể cung cấp những hỗ trợ tài chính để giảm nhẹ các vấn đề như vậy.

nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc Các Bộ trưởng Ngoại giao sẽ thảo luận các ưu tiên hợp tác của ASEAN năm 2019

Từ 16-17/1, các Quan chức cao cấp ASEAN đã nhóm họp tại Chiang Mai, Thái Lan nhằm rà soát việc chuẩn bị cho Hội nghị ...

nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc Hậu Brexit, Anh muốn nhắm đến ASEAN

Mới đây, tờ Jakarta Post đã đăng tải bài phỏng vấn ông Simon McDonald, Thứ trưởng Thường trực và Trưởng bộ phận Dịch vụ Ngoại ...

nhung nen kinh te dong nam a vuon minh bat chap nhung con gio nguoc Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ACMC

Ngày 16/1, Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Hoài Dương đã tiếp nhận chức Chủ tịch Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông ...

Thu Hiền (theo Philstar Global, Eastasia Forum)

Đọc thêm

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Chiều nay (28/3), UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024, công bố 3 môn thi ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Tỷ phú Jim Ratcliffe muốn đưa Cole Palmer đến MU

Chuyển nhượng cầu thủ: Tỷ phú Jim Ratcliffe muốn đưa Cole Palmer đến MU

Truyền thông Anh loan tin MU đang có kế hoạch chiêu mộ Cole Palmer, cầu thủ nổi bật nhất trong đội hình Chelsea mùa giải này.
Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam và hiện hai bên thống nhất sẽ phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động