Cách mạng Tháng Tám Khởi động cuộc hội nhập lớn của dân tộc

Điểm lại tiến trình lịch sử của dân tộc ta từ khi dựng nước, đã có hai cuộc hội nhập lớn tính cho tới nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc hội nhập lớn đầu tiên là với nền văn minh Trung Hoa là hệ quả cưỡng bức bởi các cuộc chiến tranh bành trướng và sự đô hộ của các đế chế phương Bắc kéo dài hơn một thiên niên kỷ (từ khi nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương bị thôn tính năm 179 TCN) cho tới khi Ngô Quyền giành lại quyền tự chủ (năm 938).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Tổng thống Pháp và các quan khách quốc tế trên lễ đài mừng Quốc khánh Pháp ở Paris, ngày 14/7/1946.

Cuộc hội nhập lớn thứ hai là khi nhà nước Đại Nam của triều Nguyễn bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ biến nước ta thành thuộc địa và xóa bỏ quốc danh trên bản đồ thế giới kéo dài 80 năm như Tuyên ngôn Độc lập (1945) đã ghi nhận. Đó là hai cuộc hội nhập cưỡng bức bởi chủ nghĩa bành trướng thời cổ đại và chủ nghĩa thực dân thời cận đại.

Với hai cuộc hội nhập cưỡng bức này, dân tộc ta đã chống trả một cách bền bỉ và quyết liệt bằng một bản lĩnh thích ứng, vừa biết cách bảo tồn những giá trị của riêng mình, vừa biết cách tiếp nhận những giá trị tích cực của các nền văn minh mà kẻ đô hộ áp đặt. Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn ngàn năm, dân tộc ta vừa gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình như tiếng nói, cấu trúc xã hội làng xã, những tập quán tín ngưỡng bản địa... đồng thời vẫn tiếp nhận những giá trị tích cực của nền văn minh mà những kẻ đô hộ áp đặt, từ ngôn ngữ viết, những tri thức khoa học và kỹ năng về sản xuất của cải vật chất và tinh thần... Đồng thời lại chủ động hội nhập với những giá trị của các nền văn minh "phi Trung Hoa" như Phật giáo có nguồn cội từ Ấn Độ, bổ sung thêm cho mình những nét của nền văn minh bản địa mang sắc thái hải đảo Đông Nam Á... trên bước đường Nam tiến hoàn chỉnh lãnh thổ dân tộc.

Ngay sau khi Đại Việt giành được nền tự chủ đối với phương Bắc, kể từ triều Lý (1009), dân tộc ta còn đủ bản lĩnh để chủ động hội nhập với nền văn minh Trung Hoa khi tiếp nhận Khổng giáo (lập Văn Miếu) và chữ Hán làm ngôn chữ viết để góp phần đào tạo nhân tài và xây đắp nền văn hiến của quốc gia (lập Quốc tử giám và tổ chức thi cử)... cho đến lúc chúng ta tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Chữ Nôm rồi chữ "quốc ngữ" sử dụng mẫu tự Latinh... cùng với đội ngũ các hiền tài của dân tộc được hình thành trong quá trình đó tạo nên nền văn hiến quốc gia...

Trong cuộc hội nhập cưỡng bức thứ hai với chủ nghĩa thực dân phương Tây diễn ra trong thời gian ngắn hơn rất nhiều, chưa đầy thế kỷ, nhưng không kém phần khắc nghiệt và quyết liệt, bản lĩnh của dân tộc ta cũng được phát huy như một cơ hội vừa thoát dần khỏi ảnh hưởng ngàn năm của nền văn minh Trung Hoa, lại vừa hội nhập với một thế giới rộng lớn hơn của phương Tây tư bản chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỷ XX.

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, sau các cuộc vận động yêu nước có tính chất bảo thủ như Phong trào Cần Vương hay các cuộc nổi dậy vũ trang của nông dân và sĩ phu chống Pháp, tinh thần hội nhập nhen nhóm với các khuynh hướng tư tưởng Duy Tân hướng tới các giá trị mới của thời đại trước hết là của phương Tây với thể chế dân chủ. "Con đường sang Pháp để chống lại nước Pháp (thực dân)" là kết luận của các chính khách thực dân khi nhìn nhận cốt lõi của các phong trào yêu nước Việt Nam thời cận đại. Phan Châu Trinh hay Nguyễn Tất Thành thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng cùng có cảm hứng đầu tiên khi hướng sang chính nước Pháp để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc. Lý tưởng "Tự do-Bình đẳng-Bác ái" của Cách mạng tư sản Pháp (1789) là cái mốc đầu tiên những người yêu nước Việt Nam tìm đến. Nhưng chính chủ nghĩa thực dân - sản phẩm của nền chính trị tư sản phương Tây trong đó có nước Pháp là cản lực đầu tiên cho những mục tiêu giải phóng của các nước thuộc địa trong đó có dân tộc Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam mít-tinh chào đón Đồng Minh.

Sau những thất vọng đầu tiên khi không tìm thấy sự hội nhập giữa khát vọng độc lập dân tộc với nền dân chủ tư sản của nước Pháp, Phan Châu Trinh đi nốt chặng đường cuối cùng của mình bằng những nỗ lực gần như tuyệt vọng khi muốn làm thay đổi thân phận đất nước bằng những nguồn lực khai thác từ những nguyên lý cao cả của cuộc Cách mạng dân chủ mà nước Pháp từng dẫn đạo. Còn Nguyễn Tất Thành đi một chặng đường dài hơn khi vượt Đại Tây Dương tới Hoa Kỳ và chắc chắn đã tìm thấy ở nơi đây những ngọn nguồn của một tư tưởng vĩ đại gắn với cuộc cách mạng giành độc lập thoát khỏi đế quốc Anh (1771) rất gần với những mục tiêu mà dân tộc Việt Nam đang hướng tới nhằm thoát khỏi chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp, cùng với nguyên lý bất hủ của nền chính trị hiện đại về một nhà nước "của dân-do dân và vì dân" (Abraham Lincohn) mà sau này nhà dân chủ phương Đông nổi tiếng người Trung Hoa là Tôn Trung Sơn đã tác thành chủ nghĩa "Tam Dân" (Dân tộc Độc lập - Dân quyền Tự do - Dân sinh Hạnh phúc).

Sau khi nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời (1926), phong trào dân tộc Việt Nam còn hướng tới một tấm gương lớn khác là Phan Bội Châu hoạt động chủ yếu ở phương Đông cũng lâm vào bế tắc trên con đường tìm ra một vị thế tự chủ để dân tộc Việt Nam có thể hội nhập với thế giới đương đại. Riêng Nguyễn Tất Thành, sau đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, là có điều kiện trải nghiệm một chặng đường dài hơn và phong phú hơn để tìm đến những nguồn lực mới của thời đại. Tiểu sử của nhà cách mạng trẻ cho thấy một năng lực dấn thân tìm tòi mọi khả năng mà thời đại đương thời đang tạo ra: Làm thủy thủ trên những con tàu viễn dương đi tới nhiều bến bờ xa lạ, làm những công việc trong các khách sạn ở London nước Anh cũng như Boston nước Mỹ; vào các thư viện ở Paris hay các câu lạc bộ phổ biến khoa học của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hay thư viện bình dân của Đại học Harvard; đăng lính trong Thế chiến I hay đến với tổ chức Hướng đạo sinh ở Anh; xin gia nhập Hội Tam điểm đầy bí hiểm... rồi cuối cùng là gia nhập Đảng Xã hội Pháp sau khi đã thâm nhập đời sống của người vô sản.

Nhà cách mạng ấy chỉ dừng sự lựa chọn khi đến với một học thuyết và cũng là tổ chức ủng hộ sự nghiệp giải phóng của dân tộc mình và các dân tộc nhược tiểu, thuộc địa, cùng chung số phận. Điểm dừng ấy chính là cánh tả của Đảng Xã hội Pháp tán thành cương lĩnh bolchevick sau đó phân liệt thành Đảng Cộng sản Pháp. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc được đào luyện ở nước Nga xô viết và phong trào quốc tế cộng sản để trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp nhưng vẫn kiên trì quan điểm "chủ nghĩa dân tộc là một động lực mạnh mẽ" để vượt qua mọi thử thách trên tiến trình xây dựng một đảng cách mạng thực hiện cả hai lý tưởng: giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại (chủ nghĩa xã hội). Tổ chức ấy là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở thống nhất các tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản ở ba miền Trung - Nam - Bắc đang có xu hướng phân liệt vào mùa Xuân năm 1930.

Có thể thấy tiến trình hoạt động chính trị, vận động cách mạng ấy cũng là quá trình hội nhập với tư tưởng và sự vận động của thế giới hiện đại. Nó không phải là những hoạt động, hay tổ chức chính trị biệt lập mà thuộc về những trào lưu chính trị của thế giới đương thời. Chính vì vậy, sự thành bại của nó gắn rất chặt với xu thế và sự vận động thực tiễn của thế giới đương đại. Cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa phát xít và hai cuộc Đại chiến cùng với sự hình thành của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc là bối cảnh thế giới mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam phải hội nhập mới có cơ hội để thành công theo phương châm "lấy sức ta để tự giải phóng cho ta".

Chúng ta cũng đã chứng kiến những thất bại trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta trước đó (như cao trào Xô viết ở Nghệ Tĩnh, cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Quốc dân đảng hay cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ...) không chỉ vì tương quan lực lượng mà còn vì nó chưa hội nhập với những điều kiện và xu thế của thời đại. Vì vậy phải nhìn nhận thành công của cuộc Cách mạng diễn ra cách đây 70 năm là biểu hiện của quá trình hội nhập thành công với với trào lưu và xu thế thời đại.

Dù hạt nhân lãnh đạo là một đảng cộng sản nhưng thành tựu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 chính là việc tổ chức chính trị đóng vai trò lãnh đạo ấy đã phát huy được "chủ nghĩa dân tộc" như một nguồn động lực lớn nhất (đây chính là nhận định của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924) và đường lối đúng đắn biết đặt "vấn đề dân tộc" như một ưu tiên hàng đầu với khẩu hiệu coi mục tiêu giải phóng và lợi ích dân tộc là cao hơn hết (như Cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh xác lập từ năm 1941). Cùng với ý chí "lấy sức ta giải phóng cho ta", yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công chính là việc nắm bắt cơ hội và khai thác sức mạnh của thời đại mà hồi kết của Thế chiến II đã mở ra.

Việc nhà lãnh tụ của cuộc cách mạng, lúc này đã mang tên Hồ Chí Minh, với tầm nhìn xa rộng, dự liệu được xu thế tiến triển của thời cuộc cùng xu hướng phát triển của thời đại đã lựa chọn vị thế cho cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam là đứng về phía Đồng Minh, các lực lượng dân chủ chống lại chủ nghĩa phát xít. Vì vậy, ngay sau khi phát xít Đức (5/1945) và đặc biệt là phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng (15/8/1945), cuộc cách mạng dựa trên một tổ chức chính trị đã sẵn sàng hành động và một khối đại đoàn kết của dân tộc khao khát độc lập tự do đã được tiến hành, nhanh chóng giành được chính quyền trên toàn cõi Việt Nam và tổ chức việc Tuyên bố Độc lập trước khi quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương theo tinh thần của Hiệp định Postdam.

Hơn thế nữa, có một câu hỏi được đặt ra đối với các sử gia: Vì sao Hồ Chí Minh, một chính khách luôn công khai xác nhận lý tưởng cộng sản của mình, cũng là người đã được đào tạo tại Quốc tế cộng sản, đã từng kinh qua chế độ Xô viết ở nước Nga hay thời Quảng Châu công xã, khi lên cầm quyền đã không lựa chọn một chế độ Xô viết? Sự lựa chọn lại hướng vào thể chế Dân chủ-Cộng hòa với một mục tiêu minh bạch là hội nhập với những giá trị của nền chính trị hiện đại. Bên cạnh khối đại đoàn kết nhân dân là một lộ trình xây dựng thiết chế dân chủ với Quốc hội, Hiến pháp, bộ máy chính quyền và các cơ quan dân bầu, cùng việc điều hành quốc gia bằng hệ thống pháp luật...

Nhà nước ấy ngay từ rất sớm đã xác định một đường lối đối ngoại hội nhập với thế giới hiện đại với chủ trương "làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai", mong muốn được gia nhập Liên hợp quốc vào thời điểm tổ chức này mới được thành lập ngay sau khi cuộc Đại chiến thứ hai kết thúc. Nhà nước ấy lại đưa ra những thông điệp rất minh bạch và rất hiện đại về chính sách đối ngoại tôn trọng nền độc lập của các quốc gia khác và mở rộng cánh cửa hợp tác, điều mà vào thời điểm ấy chưa phải là một xu hướng phổ biến:

"1) Đối với Lào và Miên (Campuchia theo các gọi đương thời - DTQ), nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.

2) Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; b)Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông và cho việc buôn bán, quá cảnh quốc tế; c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc; d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân...

Trong cuộc đấu tranh vì những quyền thiêng liêng của mình, nhân dân Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng họ cũng chiến đấu cho một sự nghiệp chung, đó là sự khai thác tốt đẹp những nguồn lợi kinh tế và một tổ chức có hiệu quả cho an ninh ở Viễn Đông" (trả lời các nhà báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 11/1946).

Như vậy là từ bảy thập kỷ trước, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa là thành quả của công cuộc hội nhập diễn ra ngay trong quá trình vận động cách mạng để giành được chính quyền vừa là tiền đề xây dựng nền tảng cho công cuộc hội nhập toàn diện của dân tộc và đất nước ta với thế giới hiện đại. Những thử thách diễn ra trong suốt 70 năm qua càng làm đậm rõ bài học lịch sử về con đường hội nhập chính là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và để thành công cần đến một tầm nhìn xa rộng hướng sự hội nhập tới những giá trị mà nhân loại trải qua lịch sử đã tạo dựng nên như một tất yếu gắn kết dân tộc Việt Nam chúng ta với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

Dương Trung Quốc



 

Đọc thêm

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 25/4/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 25/4/2024. XSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Các đồng chí lãnh đạo Đảng FLN đánh giá cao những thành tựu trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động