"Cải cách luôn là nhu cầu thiết yếu của mỗi giai đoạn lịch sử"

Đó là quan điểm của ông Đặng Thanh Tùng (Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ) tại hội thảo khoa học: “Dấu ấn cải cách hành chính thời Nguyễn – giá trị lịch sử và đương đại”  diễn ra sáng nay (12/10) tại Hà Nội do Bộ Nội vụ tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su Giải mã những bí ẩn về vị vua cuối cùng của triều Nguyễn
cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su Trưng bày ba di sản tư liệu được UNESCO vinh danh tại Hà Nội

Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ Đặng Thanh Tùng, cùng nhiều nhà khoa học, đại biểu từ các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tham dự…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ những nghiên cứu, hiểu biết về giá trị lịch sử của vương triều Nguyễn đã để lại trên nhiều mặt, tiêu biểu như thể chế, tổ chức bộ máy, chế độ quan lại, thi cử, địa giới hành chính…

“Đây là cơ hội để mọi người cùng nhìn nhận lại những kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai thực hiện các nội dung và sáng kiến cải cách hành chính trong thời gian qua. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cải cách hành chính trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày nay”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nhấn mạnh.

Hội thảo nhận được gần 20 tham luận của các nhà khoa học và một số địa phương trong cả nước. Nội dung tập trung chủ yếu vào các vấn đề như đánh giá cao những thành tựu cải cách của triều Nguyễn, đặc biệt là cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mệnh. Thứ hai, đi sâu phân tích về Luật “Hồi tị” - một chính sách ưu việt dưới thời phong kiến và triều Nguyễn trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước, nhằm hạn chế tham nhũng, tránh việc lợi dụng mối quan hệ cá nhân để tư lợi. Thứ ba, công bố các tư liệu gốc về cải cách hành chính triều Nguyễn thông qua các di sản tư liệu thế giới như: Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn…

cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (giữa) chủ trì hội thảo. (Ảnh: YN)

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Đặng Thanh Tùng cho biết, ngược dòng lịch sử, cùng nhìn lại những gì ông cha ta đã làm, nhận thấy mỗi một triều đại phong kiến hầu như đều có ít nhất một cuộc cải cách diễn ra. Trong đó, một số đã để lại nhiều dấu ấn như: Cuộc cải cách do Hồ Quý Ly khởi xướng những năm cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15; cải cách của vua Lê Thánh Tông thực hiện từ năm 1466 đến năm 1471; cải cách của vua Quang Trung những năm cuối thế kỷ 18, hay cải cách dưới thời vua Minh Mệnh nhà Nguyễn năm 1831-1832…

Cũng theo ông Đặng Thanh Tùng, nói về cải cách hành chính triều Nguyễn không thể không nhắc đến vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn là Gia Long. Ngay sau khi lập nước, ông đã định ra nhiều chính sách mới như: Đặt quốc hiệu Việt Nam, đặt nghi thức thiết triều, đo đạc lập địa bạ trên toàn quốc, quy định trang phục, ấn triện, tiền tệ... mới hoàn toàn so với trước.

Đến đời vua Minh Mệnh, với bản tính của một người năng động, quyết đoán, mặc dù kế thừa sự nghiệp khá vững chắc của vua cha Gia Long, ông vẫn quyết tâm cải tổ từ bộ máy hành chính, quan ngạch, quân đội, khoa cử, thuế khóa… Đặc biệt, ông phân định lại toàn bộ địa giới hành chính cả nước tinh gọn và dễ kiểm soát hơn.

“Có thể nói, cải cách luôn là nhu cầu thiết yếu của mỗi giai đoạn lịch sử và cũng là khát vọng của những người đứng đầu đất nước. Tuy mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu và phương thức khác nhau, nhưng đều hướng tới mong muốn chung là làm sao cho dân giàu nước thịnh, xã hội ổn định phồn vinh. Để đạt được mục tiêu đó, việc củng cố tinh lọc bộ máy hành chính, tuyển chọn sử dụng nhân tài, chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực Nhà nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ quốc gia hay Nhà nước nào”, ông Đặng Thanh Tùng nhận định.

cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su
Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học. (Ảnh: YN)

Chia sẻ quan điểm của mình, PGS. TS. Vũ Thị Phụng từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, với tinh thần "Ôn cố tri tân", việc tìm hiểu các chế độ của triều Nguyễn về văn thư hành chính giúp chúng ta tìm ra những giá trị tham khảo, kế thừa và phát triển.

"Cho dù điều kiện lịch sử khác nhau nhưng để điều hành đất nước, triều đại nào cũng có những chủ trương và biện pháp về quản lý hành chính. Tôi cho rằng, do sự phát triển không ngừng của xã hội, do những thay đổi về thời cuộc, các chế độ đó cũng cần được đổi mới và hoàn thiện", bà Vũ Thị Phụng nói. 

Cũng theo PGS, TS. Vũ Thị Phụng, những người đứng đầu đất nước và các cơ quan, tổ chức đã và cần có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của văn bản/ văn thư hành chính. Cùng với đó, cần nghiêm túc thực hiện các quy định về văn thư hành chính đã có, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong vấn đề này. Đặc biệt, nghiên cứu chế độ văn thư hành chính Triều Nguyễn, chúng ta cần tìm ra những "hằng số" và cả những "biến số" để tham khảo, kế thừa.

Chia sẻ về chính sách bổ dụng quan lại của vua Minh Mệnh thông qua luật Hồi tị, Tiến sĩ Phan Thanh Hải thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho rằng, chính sách Hồi tị là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền dưới thời quân chủ phong kiến Việt Nam. Chính sách này thể hiện rõ nét sự am tường, tinh tế của cha ông ta về văn hóa, lối sống xã hội cũng như những nguy cơ tiềm ẩn từ quan hệ thân tộc, đồng hương, thầy trò... 

"Chính sách Hồi tị mang một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp các chế độ hạn chế mặt tiêu cực ngay từ khía cạnh văn hóa ứng xử của những người nắm giữ công quyền. Từ đó, phát huy tính công tâm, khách quan trong việc phụng sự lợi ích Nhà nước. Đồng thời, chính sách Hồi tị còn thể hiện thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của cha ông ta trong công tác quản lý đội ngũ quan lại", ông Phan Thanh Hải cho biết thêm.

cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su Bảo vật triều Nguyễn ra mắt công chúng

Lần đầu tiên, 22 quyển kim sách triều Nguyễn cùng 10 kim bảo liên quan đã chính thức được giới thiệu tới đông đảo khách ...

cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su Cơ hội chiêm ngưỡng kim sách triều Nguyễn

Vào ngày 31/3 tới, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ trưng bày 21 quyển kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945) làm bằng vàng ...

cai cach luon la nhu cau thiet yeu cua moi giai doan lich su “Châu bản - Di sản diệu kỳ”

Nhiều lần nói về sự ngưỡng mộ đối với những giá trị của Châu bản triều Nguyễn, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn ...

 

Nguyệt Anh

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mang đậm bản sắc vùng miền khi đến Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, tổ chức ở Cần Thơ.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ngờ.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội.
Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc giới thiệu tới người dân Việt Nam đặc sản ẩm thực, cũng như hoạt động văn hóa và giải trí nổi bật của xứ sở kim chi.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động