Cấm vận EU – Nga: Ai thiệt hơn?

Nga vẫn đứng vững và chứng tỏ không bị cô lập khỏi thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cam van eu nga ai thiet hon Nga bỏ cấm vận, muốn chống khủng bố cùng Thổ Nhĩ Kỳ
cam van eu nga ai thiet hon Báo chí châu Á quan tâm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam

Lệnh cấm vận của EU và phương Tây đối với Liên bang Nga được áp đặt sau khi lãnh thổ Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014. Sau 2 năm, các nước EU lại đồng thuận kéo dài lệnh cấm vận kinh tế Nga thêm 6 tháng nữa. Trong thời gian chịu lệnh cấm vận, giá dầu thô rẻ và giá trị đồng rúp sụt giảm, tổng sản phẩm quốc nội Nga giảm 3,7% năm 2015 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Nga hạ 1,8% trong năm nay.

Vượt qua thách thức

Khi đưa ra các biện pháp trừng phạt, Mỹ và châu Âu muốn ép Nga phải xuống thang và nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt qua lại đã biến thành một cuộc chiến tranh kinh tế tác động nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai bên.

Đáp lại những biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ những nước áp lệnh trừng phạt Nga. Cùng với đó, các khu vực sản xuất có khả năng thay thế và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga đã được hoạch định và triển khai. Nhờ đó, các mặt hàng thiết yếu và bình dân thiếu hụt không đáng kể. Với các nước láng giềng gần và xa của Nga không tham gia lệnh trừng phạt thì những biện pháp mới ban hành của Nga đã giúp họ kiếm được một thị trường lớn. Mạng lưới bán lẻ của Nga đã đàm phán với Nam Phi, Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc và các nước châu Á khác về nội dung thay thế nhập khẩu thịt bò, trái cây và rau quả của châu Âu và Mỹ.

cam van eu nga ai thiet hon
Lệnh trừng phạt Nga của EU khiến người tiêu dùng Nga tăng cường sử dụng sản phẩm nội, nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế Nga.

Hơn nữa, lệnh trừng phạt của Mỹ và EU trước hết là sự thách thức với hệ thống quản lý Nhà nước của Nga, thách thức trách nhiệm quốc gia và sự linh hoạt của các cấp thực thi đường lối chính trị của Tổng thống Putin. Khi đó, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga đã thuyết phục chính quyền tiến tới cuộc thử nghiệm và cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu từ phương Tây. Trong thời gian ngắn nhất, họ đã thay thế những hạn ngạch cắt giảm này bằng sản phẩm nội địa. Tuy có khó khăn ban đầu, các biện pháp nêu trên đã kích thích nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế Nga, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế lớn hơn và ít rủi ro hơn với những đối tác quan trọng của Nga về chính trị.

Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải cải tạo triệt để nền kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy yếu kém, đầu tư vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phát triển các mô hình hiện đại của ngành nông nghiệp.

Nội bộ EU chia rẽ

EU chính là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ Euro. Hứng chịu trực tiếp đòn đáp trả của Nga là các nhà sản xuất và xuất khẩu châu Âu chuyên cung cấp các loại trái cây, rau quả, gà, xúc xích, phó-mát, bơ và các sản phẩm từ sữa. Trước những khó khăn trên, các nước bị cấm xuất khẩu thực phẩm sang Nga bao gồm EU, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy buộc phải định hướng lại sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh và các nước vùng Caribbean.

 Ủy ban châu Âu cho biết, các nước thành viên EU thiệt hại khoảng 40 - 50 tỷ Euro trong hai năm 2014-2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Ngoài ra, họ còn tốn một khoản không nhỏ trong dịch chuyển cơ cấu đầu tư và xuất nhập khẩu.

Nhiều quốc gia thành viên EU cho biết, kinh tế của họ đã gặp phải sự tấn công nghiêm trọng từ các đòn trả đũa của Nga. Nguyên tắc “đoàn kết kinh tế” vì mục đích chung của cả EU và Mỹ đã khiến các nước thành viên EU, đặc biệt là Đông Âu và Bắc Âu, chịu nhiều thiệt hại. Nhưng quan trọng nhất là nông dân châu Âu đã mất đi thị trường truyền thống. Trong năm 2014 và 2015, họ phải tìm kiếm những thị trường mới cho những sản phẩm vốn được sản xuất để cung cấp cho Nga.

Nhiều nước châu Âu thừa nhận chính họ đã chịu thiệt hại lớn hơn. Các tập đoàn lớn như Adidas, Siemens, Royal Dutch Shell và Erste Group… cũng bị thiệt hại nặng sau các lệnh cấm vận. Trong bối cảnh các nước châu Âu cũng đang trong giai đoạn rất khó khăn với hàng loạt biến cố bất lợi: khủng bố, Hy Lạp suýt phải ra khỏi Eurozone, dòng người tị nạn và nặng nề nhất là sự kiện Brexit... đối với nhiều thành viên EU, sự mệt mỏi vì lệnh cấm vận đã thể hiện rõ, ”kể cả các đại gia” như Italy và Pháp - vốn đã có quan hệ thương mại lâu dài với Nga trong lĩnh vực năng lượng.

Tờ Washington Post đưa tin, Thủ tướng Italy Matteo Renzi trước đó đã tỏ ý nghi ngờ và chỉ trích Thủ tướng Đức Merkel ép các quốc gia EU khác đồng ý cấm vận Nga, trong khi bản thân Đức thì làm trái ngược hoàn toàn. Mặc dù hàng loạt quốc gia thuộc EU muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt để tận dụng thị trường màu mỡ của Nga, nhưng EU không đủ can đảm để dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Moscow.

Với đa số phiếu thuận, các đại biểu Quốc hội Pháp ngày 28/4 đã thông qua nghị quyết, chấp nhận đề nghị của phe đối lập, kêu gọi chính phủ lên tiếng phản đối việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga. Ngày 11/5, Đảng đối lập lớn nhất của Đức mang tên "Sự thay thế dành cho nước Đức" đã gửi cho chính quyền vùng Baden-Wurttemberg bản kiến nghị về sự cần thiết phải loại bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Dù vậy, EU cũng vẫn không đủ can đảm chống lại Mỹ bởi Mỹ coi việc mở rộng lệnh trừng phạt gây áp lực lên Nga là điều hiển nhiên.

Chuyên gia Quỹ Marshall (Đức) Stefan Sabo cho biết, các biện pháp trừng phạt Nga đã khiến cho các nền kinh tế thuộc EU thiệt hại gấp mười lần so với Mỹ. Kim ngạch thương mại EU - Nga giảm từ 326,5 tỷ Euro năm 2013 xuống còn 210 tỷ Euro vào năm 2015, trong khi kim ngạch thương mại Mỹ - Nga chỉ giảm 38,2 tỷ xuống 23,6 tỷ USD trong thời gian đó. Nhiều người lo ngại khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, các nhà sản xuất châu Âu sẽ không tìm được chỗ đứng trên thị trường Nga vì đã bị người khác chiếm chỗ.

Lệnh cấm vận không còn dài

Nước Nga không sụp đổ sau 2 năm bị phương Tây cấm vận, thị trường mới đang mở ra, giá dầu lửa có dấu hiệu đã chạm đáy và có khả năng tăng trở lại. Trong khi đó, nội bộ EU mâu thuẫn trong chính sách cấm vận Nga và cú sốc lớn nhất đã xảy ra: nước Anh ra khỏi EU. Có dự báo mạnh bạo rằng EU sẽ tan rã, Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”. Có ý kiến còn cho rằng đây là “tội” của Tổng thống Putin. Dĩ nhiên nhiều ý kiến bênh vực Tổng thống Nga không có lỗi trong kết quả cuộc trưng cầu ở Anh, nhưng có thể được lợi đáng kể từ việc này. EU sẽ mất đi một thành viên tích cực có thế lực mạnh nhất trong chiến dịch cấm vận Nga. Brexit sẽ  khiến EU suy yếu về kinh tế, chính trị và cả quân sự, các chính trị gia châu Âu ủng hộ Putin sẽ mạnh hơn. Việc EU dỡ bỏ cấm vận Nga chỉ còn là vấn đề thời gian.

cam van eu nga ai thiet hon

Quốc tế đưa tin Formosa nhận trách nhiệm vụ cá chết

Ngày 30/6, nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin về cuộc họp báo cùng ngày của Chính phủ Việt Nam để công bố nguyên ...

cam van eu nga ai thiet hon

Brexit không thể ngăn cản Ukraine gia nhập EU

Đó là tuyên bố của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 30/6. Ông này cũng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ trở nên ...

cam van eu nga ai thiet hon

Trung Quốc áp dụng thêm các biện pháp cấm vận Triều Tiên

Động thái này của Trung Quốc được đưa ra theo Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Nguyễn Xuân Nho

Đọc thêm

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép...
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động