Canada đau đầu với làn sóng di cư qua biên giới

Chính quyền của Thủ tướng Justin Trudeau đang dần từ chối đơn xin tị nạn do sự “đổ bộ” ồ ạt của những người di cư đi bộ qua biên giới Mỹ - Canada.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Người di cư vào Mỹ giảm mạnh dù Tổng thống Trump bỏ lệnh cấm
canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Người di cư sẽ được hỗ trợ 860 triệu USD trong năm 2018

Mới năm ngoái, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đăng trên Twitter cá nhân của mình lời mời dành cho những người tị nạn: “Canada chào đón những người trốn chạy sự đàn áp, khủng bố và chiến tranh...”. Nhưng năm nay, Chính phủ của ông đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng này.

Từ đầu năm 2018, Canada đã bắt đầu giảm nhận người tị nạn đi bộ qua biên giới mà không phải theo con đường chính thức. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, hơn 27.000 người đã xin nhập cư vào Canada (con số này năm 2016 chỉ là 2.000) và 53% trong số đó được cấp phép tị nạn. Năm nay, con số được cấp phép đã giảm xuống còn 40%. Liệu Thủ tướng Trudeau đã thay đổi suy nghĩ về việc chào đón người tị nạn hay còn có một lý do nào khác?

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi
Người tị nạn bị cảnh sát chặn lại tại biên giới Mỹ-Canada. (Nguồn: LA Times)

Ào ạt tị nạn

Canada từ lâu đã có tiếng tốt trong việc nồng nhiệt đón nhận người nhập cư Syria. Nhưng hầu hết người tị nạn đến Canada bây giờ lại đến từ những nơi khác trên thế giới. Ban đầu, đó là cuộc di cư của người Haiti tại Mỹ, những người được cấp phép tạm trú tại Mỹ do hậu quả của trận động đất năm 2010 tại quê hương họ. Còn những tháng gần đây lại là làn sóng nhập cư người Nigeria. Từ tháng 2/2017 đến tháng 3/2018, chỉ khoảng 9% người được chấp nhận nhập cư vào Canada là người Haiti, trong khi con số đó với người Nigeria là 34% và người Syria là 84%. Phần lớn trong số họ được cấp thị thực du lịch Mỹ, sau đó họ đến ngoại ô New York và bắt đầu cuộc bộ hành tới Quebec, thậm chí đi thẳng qua biên giới bất chấp việc lính biên phòng Canada đang chờ bắt họ.

Việc này đã đẩy hệ thống hỗ trợ người xin tị nạn của Canada tới mức quá tải, khiến các cơ quan viện trợ bị xáo trộn trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cao về nhà ở và các dịch vụ xã hội. Những người di cư thường bị giam giữ một vài giờ, sau đó được đưa tới khu tạm trú ở Montreal để hoàn thành các giấy tờ xin tị nạn. Trong khi chờ đợi xét xử, họ được nhận dịch vụ y tế và gửi con đi học ở trường công miễn phí. Nhưng phần lớn người dân Canada không thích điều này.

Các nhóm cánh hữu ở Canada như Storm Alliance và La Meute thậm chí còn tổ chức tranh luận trực tuyến về vấn nạn này và gọi đây là một “cuộc xâm lăng của những kẻ bất hợp pháp”. Họ cũng thể hiện rõ quan điểm này tại đường Roxham, con đường giao nhau giữa Quebec và New York và là nơi người nhập cư đi bộ vào Canada nhiều nhất. Trong những tháng vừa qua, một vài chính khách và nhà bình luận Canada đã kêu gọi xây dựng một bức tường hoặc hàng rào ở đó. Họ cho rằng chí ít cũng phải hỏi ý kiến người dân Canada xem họ muốn ai có thể đến sống và làm việc tại quốc gia của mình vì họ lo sợ những người nhập cư sẽ làm mờ nhạt lịch sử và văn hóa của người Canada gốc châu Âu.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động cánh tả lại nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình chống người tị nạn là phân biệt chủng tộc. Moira Kilmainham, thành viên của nhóm tình nguyện giúp đỡ người tị nạn Solidarity Across Borders (Đoàn kết xuyên biên giới), cho biết: “Việc cố tình mô tả những người tìm kiếm cuộc sống an toàn là những kẻ cướp quyền lợi, tội phạm và đe dọa an ninh là thái độ phân biệt chủng tộc. Người Canada rất ghét khi nghe bạn nói rằng chúng tôi phân biệt chủng tộc, nhưng chúng tôi thực sự đang thể hiện như vậy”.

Hợp pháp hay không?

Giáo sư Đại học Toronto Audrey Macklin, từng là thành viên của Ban Di trú và Tị nạn Canada, cho biết: “Có khuynh hướng xem những người xuất hiện ở biên giới như một mối đe dọa đến chủ quyền, bởi họ không được sàng lọc trước. Hiện nay, những người xin tị nạn vẫn đang tiếp cận Canada qua những đường bất thường, và điều đó tạo ra một hình ảnh của sự hỗn loạn và bất hợp pháp”. Đa số những người nhập cư từ Syria được rà soát an ninh và y tế ở nước ngoài trước khi được cấp thị thực vào Canada. Những người xin tị nạn qua đường bộ chưa phải trải qua quá trình này, và đó là lý do người Canada nhìn họ tiêu cực hơn.

Họ vượt qua biên giới, bị biên phòng bắt và đưa đến nơi nhập cảnh gần nhất để hoàn thiện quá trình rà soát và việc xin nhập cư kiểu này đã khiến hệ thống tị nạn của Canada bị quá tải.

Giáo sư Macklin cũng cho biết thêm, chính quyền Canada đang tiêu tốn rất nhiều nhân lực và vật lực nhằm hạn chế người nhập cư. Theo Reuters, chính phủ Canada đã phái Bộ trưởng Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch tới Nigeria nhằm thuyết phục chính quyền nước này giúp ngăn cản làn sóng công dân nước họ tới Canada, đồng thời yêu cầu Mỹ từ chối cấp thị thực cho những người có thể có ý định tới Canada.

Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 4 vừa qua cho thấy những biện pháp trên dường như trái với quan điểm của hầu hết người Canada được hỏi ý kiến, những người tin rằng việc chấp nhận người nhập cư và người tị nạn là cách tốt nhất để đất nước của họ trở thành một hình mẫu tốt đẹp.

Có điều, dù cho người dân Canada chia thành hai nhóm quan điểm trái ngược nhau, song họ đều nhất trí với nhau ở một điểm: Chính quyền của Thủ tướng Justin Trudeau cần phải có biện pháp phù hợp, kịp thời để ngăn chặn tình trạng di dân một cách ồ ạt qua biên giới bằng những con đường không chính thức và đúng với những gì ông đã cam kết khi tranh cử.

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi UNHCR lên tiếng về tình hình người tị nạn châu Phi tại Yemen

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) mới đây cho biết, người di cư và người tị nạn châu Phi đang là ...

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Libya giải cứu 252 người di cư ở ngoài khơi

Ngày 10/3, lực lượng Hải quân Libya đã giải cứu 252 người di cư đang tìm đường đến châu Âu, trong hai hoạt động cứu ...

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Số vụ vượt biên trái phép vào EU giảm mạnh

Trong năm 2017, số vụ vượt biên trái phép vào Liên minh châu Âu (EU) bị phát hiện ghi nhận ở mức thấp nhất kể ...

Đào Thế (theo The Atlantic)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

ABAII trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030
Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4 - dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4. SXMB 25/4. kết quả xổ ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4 - kết quả xổ số hôm nay ngày 25 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4/2024. SXMN 25/4. xổ số miền ...
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động