Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên: “Đòn gió” hữu hiệu

Chủ tịch Kim Jong-un đã khôn khéo sử dụng con bài tên lửa đạn đạo nhằm gây sức ép với Mỹ và giành lại thế chủ động trong cuộc đối đầu với Tổng thống Donald Trump.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang my trieu tien don gio huu hieu Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
cang thang my trieu tien don gio huu hieu Khẩu chiến Mỹ - Triều Tiên đi về đâu?

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới đã không ít lần “thót tim” với những lời qua tiếng lại từ hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Ngay sau khi ông chủ Nhà Trắng tuyên bố sẽ tiêu diệt bất cứ mối đe dọa nào nhắm vào Washington, ngày 9/8, Bình Nhưỡng đã đáp trả với kế hoạch sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tấn công đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

cang thang my trieu tien don gio huu hieu
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức khảo sát kế hoạch phóng tên lửa liên lục địa. (Nguồn: Reuters).

Ngay sau động thái của Triều Tiên, các quốc gia đồng minh với Mỹ tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia cho biết sẽ đáp trả mọi hành động gây chiến của chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un. Về phía Mỹ, lực lượng phòng vệ tại Guam đã nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu; hai máy bay ném bom chiến lược B1-B được điều động từ Nam Dakota đến Guam, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của tuần trước. Tuần này, mọi chuyện đã khác. Sau phát biểu của Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và mới đây là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford đã liên tiếp có những tuyên bố cho biết sẽ ưu tiên sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết tình hình. Căng thẳng chính thức hạ nhiệt khi ngày 15/8, Chủ tịch Kim Jong-un cho biết sẽ hoãn kế hoạch bắn tên lửa để “xem xét thêm những hành động sắp tới của người Mỹ”.

Giành thế chủ động

Có thể nói, trong cuộc khẩu chiến lần này, Bình Nhưỡng đã giành lại thế chủ động từ Mỹ, đồng thời tạo áp lực, phá vỡ thế cô lập của các đồng minh của Washington tại Đông Bắc Á.

Chuyên gia Robert Kuttner của Viện Nghiên cứu Demos nhận định động thái của Triều Tiên gợi nhớ tới cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Khi đó, bằng cách đưa tên lửa hạt nhân tới Cuba, Liên Xô đã đẩy Mỹ vào thế bị động và phải chấp nhận nhiều yêu cầu của mình, trong đó có việc rút tên lửa mang đầu đạn hạt nhân từ Thổ Nhĩ Kỳ và Italy về nước. Hành động của Bình Nhưỡng, tuy ở quy mô nhỏ và ít nguy hiểm hơn, vẫn đạt được kết quả tương tự khi giành thế chủ động từ phía Mỹ và buộc cường quốc số một thế giới cùng cộng đồng quốc tế phải dõi theo những bước đi của mình.

Hơn nữa, việc Bình Nhưỡng cho thấy tiếng nói của mình có trọng lượng với phía Washington sẽ là lợi thế không nhỏ của nước này, trong trường hợp đàm phán sáu Bên về bán đảo Triều Tiên được nối lại, cũng như trước các nỗ lực ngoại giao của các Bên trong thời gian tới. Động thái hoãn kế hoạch bắn tên lửa tới đảo Guam và chờ đợi các hành động từ phía Washington cho thấy Chủ tịch Kim Jong-un không coi quân sự là giải pháp triệt để cho tình hình hiện nay. Kết hợp với những tuyên bố gần đây của Nhà Trắng rằng không có ý định thay đổi thể chế ở Triều Tiên và mong muốn đàm phán với Bình Nhưỡng, việc nối lại đàm phán giữa các Bên hoàn toàn có thể xảy ra.

Cuối cùng, Triều Tiên mong muốn sử dụng con bài tên lửa đạn đạo nhằm cảnh cáo cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc “Người bảo vệ tự do Ulchi” dự kiến diễn ra vào ngày 21/8. Nếu Washington và Seoul trì hoãn hoạt động này, đây sẽ là một thành công chiến lược khác của Bình Nhưỡng trong việc vô hiệu hóa chiến lược bao vây của Mỹ và các quốc gia đồng minh.

Điểm yếu chết người

Dẫu vậy, nước cờ của Chủ tịch Kim Jong-un cũng bộc lộ không ít sơ hở, mà một trong số đó là sự phụ thuộc của chế độ Bình Nhưỡng vào Trung Quốc. Thống kê từ Hàn Quốc cho thấy mức tăng trưởng cao kỷ lục 3,9% của Triều Tiên năm 2016 đến từ khối lượng giao dịch thương mại tăng 74% của quốc gia này với Trung Quốc. Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu than của Triều Tiên hồi tháng Hai vừa qua đã đánh mạnh vào nguồn thu ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Do đó, chuyên gia Robert Kuttner nhận định sẽ không sai nếu nói rằng áp lực từ phía Bắc Kinh, trong đó có tuyên bố ngày 14/8 về mở rộng lệnh cấm nhập khẩu than, chì và sắt của Bình Nhưỡng đã góp phần không nhỏ buộc chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un phải “xuống thang” với Mỹ.

Nếu như những trừng phạt về kinh tế là chưa đủ, tuyên bố “sẽ giữ thế trung lập” khi Triều Tiên khơi mào xung đột với Mỹ, được báo chí Trung Quốc đăng tải ngày 11/8, đã khiến Chủ tịch Kim Jong-un chùn bước. Nói chính xác hơn, Bắc Kinh muốn nhắc nhở Bình Nhưỡng rằng Hiệp ước hợp tác và tương trợ ký kết năm 1961 giữa hai nước chỉ được kích hoạt nếu Triều Tiên không phải là nước khiêu chiến. Theo giới phân tích, trong trường hợp phải chịu những đòn đáp trả của Washington mà không có Trung Quốc chống đỡ, Bình Nhưỡng sẽ sớm sụp đổ.

Thực tế này cho thấy việc Triều Tiên tuyên bố tấn công đảo Guam bằng tên lửa chỉ là “hư chiêu” của Chủ tịch Kim Jong-un. “Đòn gió” này tỏ ra vô cùng hiệu quả khi đã giúp Bình Nhưỡng giành lại thế chủ động trong quan hệ với Washington mà không phá vỡ mối quan hệ với Bắc Kinh. Ở thời điểm hiện tại, quả bóng đã được đá sang chân của chính quyền Tổng thống Donald Trump và đã đến lúc nhà lãnh đạo Mỹ cần đưa ra những quyết định của mình.

cang thang my trieu tien don gio huu hieu Giới chức Guam khẳng định không có mối đe dọa từ Triều Tiên

Ngày 9/8, các quan chức an ninh và quốc phòng trên đảo Guam (Mỹ) cho rằng tuyên bố của Triều Tiên về một kế hoạch ...

cang thang my trieu tien don gio huu hieu Ngoại trưởng Tillerson: Mỹ không tìm cách lật đổ chế độ tại Triều Tiên

Ngày 1/8, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cam kết rằng Washington sẽ không tìm cách lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ...

cang thang my trieu tien don gio huu hieu Trung Quốc khẳng định trách nhiệm của Mỹ - Triều Tiên tại Bình Nhưỡng

Theo đó, Triều Tiên và Mỹ, chứ không phải là Trung Quốc, mới là hai nhân tố chính nỗ lực làm giảm căng thẳng và ...

Phan Vương

Đọc thêm

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

Sân bay quốc tế Nội Bài của thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm trong danh sách Top 100 sân bay hàng đầu thế giới ...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động