Cánh cửa mới cho hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Myanmar

Chuyến thăm Ấn Độ từ 27-30/7/2015 của Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar được dư luận quan tâm đặc biệt khi mở ra những hướng hợp tác quốc phòng cụ thể giữa hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại tướng Min Aung Hlaing duyệt đội danh dự quân đội Ấn Độ tại New Delhi (Nguồn: The Hindu)

Trên tờ The Diplomat, chuyên gia về Đông Nam Á Prashanth Parameswara nhận định, chuyến thăm Ấn Độ của người đứng đầu quân đội Myanmar chứng minh triển vọng hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang bắt đầu được khai thác. Tại Myanmar, quân đội vẫn là lực lượng có ảnh hưởng chính trị lớn ngay cả khi nước này đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình dân chủ. Thậm chí, Đại tướng Min Aung Hlaing còn nằm trong danh sách các ứng cử viên Tổng thống sau khi về hưu vào năm 2016. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Modi thể hiện sự sẵn sàng xây dựng quan hệ thực chất hơn với các nước láng giềng như Myanmar.

Hợp tác biên giới và hải quân

Trong chuyến đi của mình, Đại tướng Min Aung Hlaing và phái đoàn quân sự cấp cao của ông có kế hoạch diện kiến các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cao cấp nhất của Ấn Độ, bao gồm Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar và Tư lệnh lục quân Dalbir Singh. Theo quan sát và đánh giá của giới truyền thông, nhiều khả năng một số hướng hợp tác quốc phòng song phương đã được định hình trong chuyến thăm này, trong đó ưu tiên về hợp tác biên giới.

Gần đây, cả Ấn Độ và Myanmar đều đối mặt với sự nổi dậy của một số nhóm phiến quân ở khu vực liên biên giới. Tình hình phức tạp đòi hỏi hai nước tìm kiếm cơ chế hiệu quả trong việc ủng hộ lẫn nhau, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động. Trước chuyến đi của Tướng Min Aung Hlanging, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã tới Nay Pyi Taw, hôm 17/6 và cam kết hợp tác với Myanmar nhằm bảo đảm an ninh và ổn định biên giới sau khi quân đội Ấn Độ tiến hành một cuộc đột kích quân nổi dậy xuyên qua biên giới Myanmar gây tranh cãi.

Hôm 22/6, quân đội Myanmar thông báo sẽ duy trì tuần tra liên tục ở khu vực biên giới nhằm đảm bảo không có nơi ẩn náu cho các phần tử nổi dậy người Ấn Độ, đồng thời khẳng định nước này sẽ không cho phép bất kỳ nhóm phiến quân nào hoạt động trong lãnh thổ với âm mưu phá hoại lợi ích của các nước láng giềng.

Đoàn cũng đến thăm Hãng đóng tàu nổi tiếng Goa Shipyard Limited (GSL), nơi sản xuất và cung cấp các tàu chiến hiện đại nhất của Ấn Độ hiện nay. Đại tướng Min Aung Hlaing còn dừng chân tại một số căn cứ địa phương của Hải quân Ấn Độ để đánh giá tình hình và thảo luận sâu rộng với đối tác láng giềng về chiến lược hàng hải, hợp tác đóng tàu.

Đại tướng Min Aung Hlaing (phải) bắt tay Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Admiral Verma (Nguồn: The Hindu)


Theo Times of India, Shekhar Mital, Chủ tịch và giám đốc điều hành của GSL cho biết, phái đoàn quân sự Myanmar "rất quan tâm" đến mặt hàng Tàu tuần tra ngoài khơi của Ấn Độ (OPV). Tuy hiện nay nhiều dự án đang bị mắc kẹt do lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp Myanmar vẫn chưa được gỡ bỏ nhưng ông Mital tin tưởng rằng, việc phê duyệt để bán tàu cho Myanmar “chỉ là vấn đề thời gian”.

Sau cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tư vấn chung Ấn Độ - Myanmar hôm 16/7, nội dung được đề cập chủ yếu trong Tuyên bố chung là về quốc phòng và an ninh, đặc biệt là hợp tác biên giới và hải quân. Tuyên bố này cũng ghi nhận cam kết của Ấn Độ trong việc hỗ trợ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Myanmar, trong đó ưu tiên giúp "xây dựng một hải quân Myanmar chuyên nghiệp và có khả năng để bảo vệ, đảm bảo an ninh hàng hải”. Mặc dù thông tin chi tiết các cam kết không được công bố nhưng có thể nhận định hợp tác quân sự giữa hai nước sẽ bắt đầu từ việc đào tạo quân nhân.

Theo tác giả Prashanth Parameswara, các tiến bộ về quan hệ quốc phòng song phương Ấn Độ - Myanmar không phải là điều ngạc nhiên mà đã được dự báo trước. Trên thực tế, hai nước đã nhiều lần thảo luận các thỏa thuận quốc phòng trước khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền. Từ giữa năm 2013, New Delhi và Nay Pyi Taw đã đạt được thống nhất về việc Ấn Độ sản xuất nhiều OPVs cho Myanmar và đào tạo các sĩ quan hải quân, thủy thủ Myanmar tại các căn cứ của Ấn Độ.

Yếu tố Trung Quốc

Các chuyến thăm của quan chức quốc phòng hai nước diễn ra thường xuyên hơn sau khi Myanmar thực hiện cải cách. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar đến Ấn Độ. Mối quan hệ lâu dài giữa hai nước, từng được thiết lập dưới thời đế quốc Anh cai trị, đã bị gián đoạn khi lệnh trừng phạt quốc tế đối với chế độ quân sự ở Myanmar, được ban hành năm 1988. Trong các mục tiêu phát triển và ảnh hưởng của mình, cả hai quốc gia đều cảm thấy sự cần thiết tìm đến với nhau trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giáo sư Brahma Chellaney (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở Delhi, Ấn Độ) cho rằng: Trước đây, Myanmar đã bị buộc phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc khi quốc tế cấm vận. Tuy nhiên, nước này đang tái khẳng định quyền tự chủ và tính dân tộc. Đối với Myanmar, thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ là một phương cách quan trọng để lấy lại quyền tự chủ.

Giáo sư Chellaney cũng cho rằng, Ấn Độ cũng được hưởng lợi từ việc hỗ trợ Myanmar vì “Đối với Ấn Độ, quan hệ chặt chẽ hơn với Myanmar là một công cụ rất quan trọng để xây dựng an ninh khu vực”. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, New Dehli mong muốn gia tăng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là về quân sự với Nam Á và Đông Á - khu vực mà Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng. Chính phủ của Thủ tướng Modi đang đẩy mạnh sự trở lại bằng cách tăng cường sự hiện diện ngoại giao và quốc phòng của mình ở các quốc gia trong khu vực bằng chính sách đối ngoại quốc phòng tích cực, sẵn sàng thúc đẩy năng lực quân sự của các nước láng giềng.

Tháng 12/2014, Ấn Độ đã bàn giao một tàu tuần tra ngoài khơi cho quốc đảo Ấn Độ Dương Mauritius, đánh dấu lần đầu tiên nước này xuất khẩu tàu hải quân. Đến tháng 3/2014, Mauritius tiếp tục đặt mua thêm tàu tuần tra Barracuda của Ấn Độ. New Delhi còn có kế hoạch cung cấp thêm 13 tàu chiến cho quốc gia láng giềng này. GSL hiện cũng ký hợp đồng để xây dựng hai OPVs cho Sri Lanka.

Ấn Độ có truyền thống là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho quốc đảo Seychelles - cung cấp vũ khí và giúp huấn luyện cho Lực lượng quốc phòng của nhân dân Seychelles (SPDF). New Delhi cũng mở rộng thêm khoản tín dụng 50 triệu USD và 25 triệu USD tài trợ cho Seychelles vào năm 2012, trong một nỗ lực nhằm củng cố quan hệ chiến lược. Tháng 3/2015, hai nước này cũng ký kết một hiệp ước về lập bản đồ các vùng biển xung quanh các quần đảo và củng cố quan hệ quốc phòng.

Hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Myanmar vẫn chỉ dừng lại ở triển vọng và cần chờ xem liệu hai bên có nỗ lực thông qua và triển khai các bước đi cụ thể. Song, có một niềm tin rất lớn về những đột phá trong thời gian tới bởi cả Myanmar và Ấn Độ đều có thể tìm thấy những lợi ích thiết thực trong mối quan hệ này.

Nguyên Bảo (tổng hợp)

Đọc thêm

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Nhiều thanh niên Mỹ không còn mặn mà với việc theo học tại Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, kéo theo những cơ hội kinh ...
Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá với bạn chuyện tình cảm hay vấn đề tiền bạc mới là điều quan trọng nhé!
Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Tôi muốn hỏi khi làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 thì sẽ mất bao nhiêu tiền? – Độc giả Huyền Trân
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua ...
Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Hơn 4.000 hiện vật bằng đá vừa được phát hiện tại một hoang đảo ngoài khơi Australia cho thấy đây từng là nơi sinh sống của thổ dân trong kỷ ...
Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Nga dọa chuyển địa điểm đàm phán xung đột Nagorno-Karabakh từ Thụy Sỹ sang một quốc gia khác nhằm đáp trả lập trường của Bern về Ukraine.
Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Nội các chiến tranh Israel quyết định trả đũa Iran một cách mạnh mẽ và rõ ràng, bất chấp mọi nỗ lực quốc tế kêu gọi kiềm chế.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động