Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ 1)

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết. Đây là thắng lợi vĩ đại của tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, của sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cả nước, là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp định Paris, nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung, thành viên đoàn Việt Nam trong cuộc đàm phán Lê Đức Thọ-Kissinger, đã có bài viết riêng cho TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cục diện mới

Ngày 31/03/1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói chuyện. Ngày 03/04/1968, Chính phủ ta tuyên bố đồng ý cử đại diện tiếp xúc với phía Mỹ nhằm xác định việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện để hai bên có thể nói chuyện về các giải pháp có thực chất. Tuy vậy, suốt thời gian từ ngày 13/5/1968 cho đến cuối năm 1968, các cuộc đàm phán hai bên chỉ tập trung giải quyết vấn đề chấm dứt hoàn toàn ném bom. Tiếp đó một thời gian, Hội nghị bốn bên chỉ bàn các vấn đề thủ tục, chưa đi vào thực chất. Sang năm 1969 đến cuối năm 1970, cuộc đàm phán hai bên vẫn tiến hành song song với Hội nghị bốn bên.

Trong hai năm ấy phía Mỹ vẫn còn ảo tưởng đạt kết quả “Việt Nam hóa chiến tranh”; chỉ sau thất bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại đường 9, Nam Lào mà lực lượng tham chiến chỉ có quân ngụy thì họ mới nhận ra là Chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” có thể phá sản hoàn toàn nên họ bắt đầu đi vào thảo luận giải quyết có thực chất. Tuy nhiên cuộc thăm dò, mặc cả thực chất này vẫn căng thẳng kéo dài từ đầu năm 1971 đến cuối hè 1972.

 Ngày nay chúng ta ai cũng biết rằng, mặc dù có Hội nghị bốn bên công khai, song cuộc đàm phán thực chất là của hai lực lượng, hai phía đối đầu Bên cạnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực tế chính trị đòi hỏi phải đề cao vị thế của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, về sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để đối lại với chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên. Đương nhiên đối với chúng ta đây là quan hệ “tuy hai mà một”. Cả hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ là hai danh nghĩa để cùng nhau phối hợp thực hiện các cuộc “tấn công ngoại giao”, dưới sự lãnh đạo thống nhất và trực tiếp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Đó cũng là thể hiện thực chất của ý chí và tinh thần Việt Nam thống nhất: “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Trên cơ sở nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tháng 12/1967 về tổng tiến công, tổng khởi nghĩa ở miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (1/1968) đã nhất trí “chuyển chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Về ngoại giao, nghị quyết nêu: “Ngoại giao trở thành một mặt trận phối hợp với các mặt trận chính trị và quân sự, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm”. Nghị quyết mới khẳng định những phân tích của Nghị quyết 13 ngày 26/01/1967: “Thắng lợi trên chiến trường miền Nam là cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn đàm phán những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc đấu tranh giữu ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động’. Nghị quyết 13 cũng nêu ta “cần có phương pháp và hình thức thích hợp để tiến công địch và phải mở đường buộc địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta”.

Sau nghị quyết 14, tình hình chuyển biến dồn dập: Ngày 31/1/1968 quân dân ta ở miền Nam mở cuộc tổng tiến công, thì ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ đề nghị đàm phán. Phải nói ngay rằng ta chấp nhận đàm phán với Mỹ và có chiến lược về mặt trận ngoại giao, nhưng về mặt “phương pháp và hình thức cũng như làm cách nào “buộc địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta” thì  tại thời điểm đó, ta chưa nghiên cứu sâu và cụ thể được.

Sứ mệnh trọng đại

Trên thế giới và trong lịch sử Việt Nam, chưa có tiền lệ “đánh, đàm” như ta lần này. Lịch sử thế giới chỉ có đàm khi nước mạnh về quân sự đã đánh thắng; đàm để buộc nước thua nhận điều kiện đầu hàng; hoặc hai nước đánh không phân thắng bại phải đàm để hoãn binh, ngưng chiến. Trường hợp ở Việt Nam thì ta “yếu” hơn về quân sự thuần tuý, ta không thể chỉ dùng quân sự mà thắng, nhưng ta vẫn đủ trình độ để “không thua” về quân sự, do đó ta phải kết hợp đấu tranh cả về chính trị, ngoại giao. Mỹ cũng thấy họ không thua nhưng cũng không thể thắng bằng quân sự thuần tuý do đó họ cũng cần đàm phán. Yêu cầu của Mỹ là đàm phán trên thế mạnh buộc ta vào một giải pháp có thể cho Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục giữ được lợi ích của Mỹ ở miền Nam, tiếp tục xâm lược miền Nam Việt Nam bằng chính sách “phi Mỹ hoá chiến tranh” hoặc “Việt Nam hóa chiến tranh”. Yêu cầu của ta trong đàm phán là trên cơ sở phát huy thắng lợi về quân sự và chính trị trên chiến trường, “tích cực, chủ động”,  tìm ra phương pháp và hình thức “mở đường buộc địch đi vào thương lượng theo hướng nhất cho ta”. Ta chưa có tiền lệ quốc tế và trong lịch sử Việt Nam cho “bài toán đánh đàm” như vậy.

Mặt khác, phải nói rằng trong đội ngũ các cán bộ của ta lúc đó, chưa ai được trải qua những cuộc đàm phán tầm cỡ như đàm phán giữa ta với Mỹ. Do đó, anh em chúng tôi chỉ còn lấy nhiệt tình cách mạng, gian khổ nghiên cứu tìm tòi và cố làm “ba người thợ giày”, cộng lại may ra thành “Gia Cát Lượng”. Cho nên, có những vấn đề khi đã tìm ra và sau này áp dụng có kết quả tốt thì thấy “bình thường”, nhưng với những người đang mò mẫm, tìm tòi, mà như chúng tôi hay nói là đang “đi cày”, thì thấy đúng là quá khó với trình độ chúng tôi lúc ấy.

Đối với bản thân tôi, thời gian từ 1968 đến cuối 1970 là một thời kỳ công tác vô cùng đáng nhớ, hết sức đặc biệt vì phải gánh vác một công việc rất mới, đòi hỏi tầm nhìn, óc sáng tạo trên hẳn trình độ vốn có của bản thân, đòi hỏi một phương pháp được đem ra vận dụng trong một thực tế không khớp với lý luận đã tích luỹ, và quá trình làm việc...

(Còn nữa)

Võ Văn Sung, TP. Hồ Chí Minh, 01/2008

Xem tiếp kỳ cuối



 

 


Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động