"Cây" quan hệ Nga-Trung: Đã đến lúc hái quả?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng quan hệ hợp tác Nga - Trung "đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho thế giới vận hành trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, làm thế giới trở nên ổn định hơn" trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng đây là "là thời điểm thu hoạch, là lúc hái quả" của mối quan hệ nước lớn này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc và Nga cùng chia sẻ nhiều lợi ích và mối lo ngại chung về sức ảnh hưởng của Mỹ.

Xích lại gần nhau

Ngày 9/11 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc gặp song phương trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2014 tại Bắc Kinh. Đây là cuộc gặp lần thứ mười trong vòng chưa đầy hai năm giữa hai nhà lãnh đạo và con số ấn tượng này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Nga-Trung đang được thắt chặt.

Hồi tháng 5 trước đó, Nga và Trung Quốc cũng đã ký kết một thỏa thuận lớn về khí đốt có thời hạn 30 năm để xây dựng tuyến đường ống vận chuyển khí đốt "phía Đông" với số vốn đầu tư khổng lồ 400 tỷ USD. Trong cuộc gặp gỡ này, hai nhà lãnh đạo đã ký 17 thoả thuận, đặc biệt là bản ghi nhớ về việc phát triển tuyến đường ống thứ hai để vận chuyển khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, được biết đến như tuyến đường ống "phía Tây". Theo đó, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ khí đốt của Nga nhiều nhất thế giới, vượt cả châu Âu. Bên cạnh năng lượng, hai nước cũng quan tâm thảo luận nhiều lĩnh vực khác bao gồm đầu tư, thương mại và thậm chí cả các lĩnh vực nhạy cảm như hợp tác kỹ thuật và quân sự.

Xét trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để thúc đẩy hợp tác. Trước hết, hai cường quốc này cùng chia sẻ nhiều lợi ích và mối lo ngại chung về sức ảnh hưởng của Mỹ. Hơn nữa, Nga đang gánh chịu những chỉ trích nặng nề cũng như các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ phía Mỹ và phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Sự cô lập tại châu Âu đã khiến cho Nga tìm đến hậu thuẫn của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng phải chịu nhiều sức ép từ dư luận quốc tế xung quanh các tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng và những lục đục nội bộ đang bùng phát tại Hong Kong, Tân Cương,... Thắt chặt quan hệ với Nga giúp Trung Quốc vừa đáp ứng được phần nào "cơn khát" năng lượng của mình vừa đạt được những mục đích chiến lược. Có thể nói, hoàn cảnh hiện nay dường như đã góp phần đẩy hai người khổng lồ này xích lại gần nhau hơn.

Vẫn còn khoảng cách

Nhìn lại lịch sử mối quan hệ nước lớn này, những năm 1950, Trung Quốc và Liên Xô (cũ) đã từng liên minh chống lại Mỹ. Cho đến khi Tổng thống Nixon mở cửa với Trung Quốc năm 1972, sau hơn 20 năm, tam giác Mỹ - Xô - Trung mới có sự thay đổi, Mỹ hợp tác với Trung Quốc để hạn chế quyền lực của Liên Xô. Sự hợp tác tạm thời của Mỹ và Trung Quốc chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Năm 1992, Nga và Trung Quốc tuyên bố mối quan hệ hai bên là quan hệ "đối tác có tính xây dựng". Năm 1996, mối quan hệ này trở thành Đối tác chiến lược và vào tháng 7/2001, hai bên ký hiệp ước "Hữu nghị và hợp tác". Nền tảng của mối quan hệ đối tác này là mối quan ngại chung đối với trật tự thế giới mà Mỹ đang "cầm cân nảy mực".

Tuy vậy, dù cùng chung ý thức hệ như trong thời Chiến tranh Lạnh hay cùng chia sẻ mối lo ngại với Mỹ như hiện nay, thì mối quan hệ Nga - Trung khó có thể nâng tầm trở thành một liên minh giống như mối quan hệ Mỹ - Nhật bởi những khác biệt trong quan điểm, cách tiếp cận về chính sách đối ngoại và đôi khi xung đột lợi ích. Sự đề phòng lẫn nhau vẫn luôn là một vấn đề truyền thống tồn tại giữa hai quốc gia này. Vẫn được đánh giá là nước không có đồng minh và với chính sách hết sức "linh hoạt" và "khó lường", Trung Quốc khó có thể đem lại cảm giác an tâm cho đối tác của mình. Nỗi lo ngại về sự trở lại của Nga - một cường quốc quân sự mà sức ảnh hưởng của nó vẫn còn mạnh mẽ ở châu Âu, vẫn hiện hữu tại Trung Quốc. Còn Nga thì không thể yên tâm trước một Trung Quốc đang lớn mạnh và đầy tham vọng. Mặt khác, nền tảng của quan hệ Nga - Trung khác với quan hệ Mỹ - Nhật ở chỗ có ít sự ràng buộc về lợi ích và còn mang tính thời điểm - chưa phải là một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác lâu dài.

Hai cường quốc này đang vượt qua những rạn nứt, sự ngờ vực và dung hoà những khác biệt mới để đưa mối quan hệ đi vào thực chất và sâu sắc hơn. Việc tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước thực sự là "mối đe doạ" đối với vị thế siêu cường của Mỹ có lẽ cũng sẽ khiến cho Mỹ và phương Tây cân nhắc điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp.

Vũ Vân Anh



 

Đọc thêm

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động