Chặng đường mới cho quan hệ Trung - Hàn

Chuyến thăm đến ​của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Trung Quốc từ ngày 13-16/12 được cả hai tận dụng như một cơ hội quý nhằm hàn gắn những rạn nứt, gây dựng lại lòng tin, hướng đến mục tiêu chung duy trì an ninh và sự ổn định chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chang duong moi cho quan he trung han Seoul đẩy nhanh kế hoạch triển khai THAAD
chang duong moi cho quan he trung han Mỹ - Trung - Hàn huy động tổng lực ngăn Triều Tiên thử hạt nhân

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua sau khi Seoul quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, kéo theo một loạt hành động trả đũa kinh tế từ phía Bắc Kinh.

Nỗ lực của Seoul

Việc Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí thúc đẩy mối quan hệ song phương nhằm đảm bảo ổn định lâu dài trong cuộc hội đàm vừa qua tại Bắc Kinh là một bằng chứng cho thấy chính sách ngoại giao thực dụng, mềm dẻo của ông Moon Jae-in nhằm khôi phục lại mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh đang phát huy tác dụng. 

chang duong moi cho quan he trung han
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 14/12 (Nguồn: WSJ)

Trên thực tế, ngay từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Hàn Quốc và Trung Quốc đã lựa chọn xu hướng xây dựng mối quan hệ dựa trên giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng thắng, bởi hai nước có mối  ràng buộc mật thiết cùng những lợi ích chung tại một khu vực luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn do những vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ hay vũ khí hạt nhân.

Với lợi thế gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, có thời kỳ kim ngạch thương mại lên tới 300 tỷ USD/năm, đưa Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Seoul. Tuy nhiên, mối quan hệ này bất ngờ bị xấu đi nghiêm trọng sau khi chính quyền cựu Tổng thống Park Geun-hye quyết định triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Dù Seoul luôn khẳng định việc triển khai THAAD là nhằm đối phó với chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, song Bắc Kinh lại coi đây là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Những đòn trả đũa kinh tế không chính thức của Trung Quốc, như cấm xuất khẩu hay cấm du lịch, gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với cả 2 nước, trong đó ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc bị sụt giảm tới 6.500 tỷ Won (khoảng 5,98 tỷ USD). Không những thế, mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước có vai trò quan trọng trong khu vực cũng đe dọa làm tổn hại hòa bình ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc nói riêng cũng như toàn khu vực nói chung. 

Vì vậy, ngay từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Moon Jae-in đã không ngừng nỗ lực nhằm tìm ra một sự “khởi đầu mới” trong mối quan hệ với Trung Quốc, vì sự thịnh vượng chung của 2 nước cũng như trên toàn khu vực. Lợi ích kinh tế kết hợp với lợi ích an ninh là động lực và lý do để hai nước đi đến sự đồng thuận về “3 không” (không triển khai thêm THAAD, không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, không thực hiện liên minh quân sự Hàn - Mỹ - Nhật), cũng như nhất trí đưa quan hệ song phương “trở lại quỹ đạo bình thường”, mở đường cho cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng 11 vừa qua tại Đà Nẵng, Việt Nam, tiếp đó là chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang sứ mệnh “phá băng” của Tổng thống Moon Jae-in.

Phái đoàn doanh nghiệp và tài chính tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc lần này lên tới 260 người, trong đó có nhiều lãnh đạo của các tập đoàn lớn như SK Group, Hyundai Motor, Samsung Electronics,… và Tổng thống Hàn Quốc đã đưa ra đề xuất gồm 3 nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 2 nước. 

Quyết tâm khôi phục lòng tin

Một yếu tố khá quan trọng đưa Hàn Quốc và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, đó là theo quan điểm của Seoul, Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một quốc gia láng giềng, có vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, thương mại gắn bó lâu đời mà còn là một phần của bất kỳ giải pháp ngoại giao nào đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vốn lâu nay được Hàn Quốc theo đuổi.

chang duong moi cho quan he trung han
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự lễ duyệt binh. (Ảnh: Nicolas Asfouri)

Tình hình Bán đảo Triều Tiên nhiều tháng nay luôn trong trạng thái “căng như dây đàn”, thậm chí có lúc cận kề “miệng hố chiến tranh” khi Triều Tiên liên tiếp thực hiện các hành động khiêu khích cũng như đạt thêm các bước tiến mới trong việc phát triển tên lửa và hạt nhân.  Trong khi đó, Mỹ không ngừng đe dọa trút “lửa và thịnh nộ”, Hàn Quốc và Trung Quốc – 2 nước “chung vách” với Triều Tiên đều hiểu hậu quả khôn lường, cả đối với Seoul và Bắc Kinh nói riêng cũng như toàn khu vực Đông Bắc Á nói chung trong trường hợp xung đột leo thang nghiêm trọng dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Do đó, lâu nay hai nước vẫn kiên trì lập trường phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, chủ trương giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, phản đối việc sử dụng vũ lực cũng như kiên quyết không để xảy ra chiến tranh.

Quan điểm này đã một lần nữa được khẳng định lại trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Tập Cận Bình khi hai bên cũng đã nhất trí 4 nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Việc Hàn Quốc và Trung Quốc cùng bắt tay hợp tác tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề này có thể giúp thúc đẩy Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa, mang lại hy vọng về việc củng cố hòa bình trong khu vực Đông Bắc Á. 

Còn với Bắc Kinh, việc hàn gắn mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Seoul trong thời gian qua cũng là nhu cầu cấp thiết sau khi Trung Quốc bắt đầu nếm trải những cú “phản đòn” đầu tiên của loạt biện pháp trừng phạt mà nước này áp đặt, bởi Hàn Quốc là đối tác quan trọng cung cấp các nguyên liệu thô cùng với các trang thiết bị phục vụ sản xuất  cho Trung Quốc. Phối hợp giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên vừa có thể tác động tới Triều Tiên, vừa phần nào giúp kiềm chế Mỹ. Đó là chưa kể, việc thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc có thể giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong khu vực. 

Mặc dù chuyến thăm của Tổng thống Moon Jae-in Trung Quốc đã mang lại nhiều kết quả khả quan, song việc hai bên không đưa ra tuyên bố chung cũng cho thấy căng thẳng vẫn còn âm ỉ và vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm, đặc biệt liên quan đến việc triển khai THAAD. Dẫu vậy, cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kéo dài hơn 1 giờ so với dự kiến cũng được coi là tín hiệu tốt thể hiện nỗ lực và quyết tâm của hai bên nhằm khôi phục lòng tin hướng tới cải thiện quan hệ. 

Những diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường trên Bán đảo Triều Tiên đang đòi hỏi cả Trung Quốc và Hàn Quốc thể hiện vai trò trung tâm trong duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á. Việc Trung Quốc và Hàn Quốc tạm gác bất đồng, giải tỏa căng thẳng, cùng bắt tay nhau vì lợi ích chung đã mở ra một chặng đường mới trong lộ trình đưa quan hệ giữa hai quốc gia Đông Bắc Á trở lại đúng hướng sau hơn 1 năm băng giá. Điều quan trọng hiện nay là hai nước cần có những hành động cụ thể để chứng minh cho ý chí và quyết tâm của mình.

chang duong moi cho quan he trung han Người Trung Quốc trút giận vào hàng Hàn, vì THAAD

“Không THAAD! Hãy tẩy chay hàng hoá của Hàn Quốc!" những dòng người phản đối tại Trung Quốc đã không ngần ngại thể hiện rõ ...

chang duong moi cho quan he trung han Quan hệ Trung - Hàn tăng nhiệt vì THAAD

Việc Hàn Quốc quyết tâm cùng Mỹ triển khai THAAD đã bị Trung Quốc phản đối, khiến quan hệ Trung – Hàn rơi vào căng ...

chang duong moi cho quan he trung han “Sóng gió” trong quan hệ Trung - Hàn tác động xấu tới kinh tế

Trong những ngày qua quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đang diễn biến căng thẳng. Diễn biến này sẽ khiến kinh tế của cả ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2024? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền, vợ cầu thủ Quang Hải, thay nhiều mẫu váy cưới, trong đó có các mẫu đầm tinh xảo của NTK Trà Linh trong ảnh pre-wedding.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động