Chiến lược “Xoay trục”: Mỹ cần tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Chiến lược "Xoay trục" là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, theo hướng tăng cường cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Mỹ - Nhật Bản: Mối quan hệ đồng minh không thể tách rời
chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Điều chỉnh của châu Á dưới nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump

Tháng 10/2011, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đăng bài “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” của bà Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó. Bài báo nổi tiếng này được coi như là “giấy khai sinh” cho chiến lược “Xoay trục” (Pivot) sang châu Á của Mỹ.

Tháng 6/2016, giữa lúc tình hình Mỹ và khu vực châu Á có những biến chuyển lớn và khó lường, có thể ảnh hưởng đến số phận của chiến lược còn được gọi là “Tái cân bằng” (Rebalancing) này, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Á – Thái Bình Dương Kurt M. Campbell đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Xoay trục”, phân tích sâu sắc chiến lược này của Mỹ.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt M. Campbell. (Nguồn: Getty)

Kurt M. Campbell chính là người đã chấp bút bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” cho Ngoại trưởng Clinton. Vì vậy, có thể nói cuốn sách này là chuyện kể của một người trong cuộc về chiến lược “Xoay trục” sang châu Á của Mỹ.

Lịch sử thế kỷ XXI được viết ở châu Á

Có thể thấy, châu Á đang bắt đầu dẫn đầu thế giới trên mọi phương diện, trong đó vai trò của Trung Quốc là nổi trội. Tính theo GDP/PPP năm 2008, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, năm 2011 Indonesia trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, năm 2014 Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và đến năm 2020, Trung Quốc sẽ vẫn là nền kinh tế lớn nhất, Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 và Indonesia trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. GDP Trung Quốc năm 1980 mới chiếm 7% GDP châu Á, hiện nay đã lớn gấp đôi tổng GDP của Nhật Bản và Ấn Độ, đến năm 2020 sẽ chiếm 50% tổng GDP khu vực.

Quyền lực quân sự cũng đang di chuyển sang châu Á. Chi quốc phòng của châu Á năm 2012 đã vượt châu Âu, đến năm 2021 sẽ vượt của Mỹ. Chi quốc phòng của Trung Quốc đã lớn gấp 3 lần của Ấn Độ và lớn hơn tổng chi quốc phòng của bốn nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Ước tính trong giai đoạn 2013-2017, Trung Quốc chiếm 60% tổng chi quốc phòng của toàn châu Á. Trung Quốc chiếm ưu thế quân sự so với hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Ước tính trong giai đoạn 2013-2017, Trung Quốc chiếm 60% tổng chi quốc phòng của châu Á. (Ảnh minh họa: China Defense Blog)

Sự trỗi dậy về kinh tế của châu Á là điều sống còn đối với nền kinh tế Mỹ, trong khi sự can dự của Mỹ là sống còn đối với tương lai của châu Á. Củng cố quan hệ của Mỹ với châu Á là đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các biến chuyển quyền lực mới và phức tạp trên thế giới, cùng các thay đổi mới và khó lường ở châu Á đòi hỏi Mỹ phải chú trọng nhiều hơn đến khu vực rất quan trọng đối với tương lai này. Sự phồn vinh và ổn định của trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo phụ thuộc vào việc Mỹ xử lý như thế nào sự canh tranh đang ngày một gia tăng ở châu Á và sự trỗi dậy lịch sử của Trung Quốc. Châu Á là trung tâm của rất nhiều vấn đề.

Ngăn chặn bá quyền

Chiến lược “Xoay trục” là một nỗ lực nhằm đề cao vị trí của châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược này chủ yếu là để tăng cường quan hệ của Mỹ với châu Á, không phải để ngăn chặn Trung Quốc. Song chiến lược này cũng là để nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ không rút lui khỏi châu Á.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn nhiều, vì họ cho rằng cán cân quyền lực đã hoặc đang thay đổi có lợi cho Trung Quốc và họ nghi ngờ cam kết của Mỹ đối với châu Á. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường tranh chấp lãnh thổ, xây dựng đảo nhân tạo, cản trở tàu Mỹ...  Một trong các mục đích của chiến lược “Xoay trục” là để đối phó với chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Trung Quốc. Tổng thống Obama từng tuyên bố: “Một mối quan hệ mạnh và hợp tác với Trung Quốc là trung tâm của xoay trục sang châu Á”.

Chiến lược “Xoay trục” sang châu Á của Mỹ bao gồm các thành tố: tăng cường  quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh và đối tác ở khu vực, duy trì quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, ngăn chặn bá quyền ở châu Á và củng cố hệ thống điều hành khu vực.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California năm 2013. (Nguồn: AFP)

Ngăn chặn bá quyền và củng cố hệ thống điều hành châu Á cần phải trở thành hai yếu tố cốt lõi trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Muốn đạt được các lợi ích lâu dài ở châu Á, Mỹ cần ngăn chặn một nước nổi lên và củng cố hệ thống điều hành châu Á. Hệ thống điều hành châu Á là hệ thống luật pháp, an ninh và thực hành đã giúp châu Á phồn vinh và an ninh trong suốt 4 thập kỷ qua, và đã hỗ trợ cho các nỗ lực chung đối phó với các thách thức xuyên biên giới. Hệ thống này - dựa trên các nguyên tắc tự do giao thông, tự do thương mại và giải quyết hòa bình các tranh chấp - là cốt lõi cho tương lai của châu Á và các lợi ích của Mỹ.

Vị trí của Việt Nam 

Để thực hiện có hiệu quả chiến lược “Xoay trục”, Mỹ cần hợp tác với các đối tác mới như Việt Nam. Việt Nam đang nâng cấp hải quân để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, quyền đánh cá và thăm dò năng lượng. Việt Nam có dân số lớn hơn bất kỳ một nước châu Âu nào và là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, có triển vọng.

Quan hệ gần gũi với Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược “Xoay trục”. Mỹ và Việt Nam đã tham gia TPP; thiết lập Quan hệ Đối tác Song phương Toàn diện năm 2013; hợp tác trong các vấn đề an ninh và ngoại giao, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Kế hoạch 10 điểm cho chiến lược “Xoay trục”

1. Hàng năm có báo cáo giải trình rõ các mục tiêu, phương tiện, phương pháp thực hiện của chiến lược “Xoay trục” để vận động nội bộ nước Mỹ và các nước châu Á ủng hộ.

2. Củng cố quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh bằng cách tăng cường quan hệ song phương và liên kết các nước đồng minh trong một hệ thống “trục và nan hoa”.

3. Định dạng sự trỗi dậy của Trung Quốc.

4. Xây dựng quan hệ giữa Mỹ với các đối tác cũ và mới theo phương hướng tạo thêm một vành xe cho cấu trúc “trục và nan hoa”.

5. Hội nhập thương mại châu Á – Thái Bình Dương là một động cơ của chính sách của Mỹ đối với châu Á.

6. Can dự vào các thiết chế đa phương của khu vực cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược “Xoay trục” của Mỹ. Trong các thiết chế đa phương khu vực, ASEAN có thể là quan trọng nhất.

7. Nâng cấp và hiện đại hóa lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

8. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền là một mục tiêu cốt lõi lâu đời của Mỹ.

9. Tăng cường ngoại giao cũng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với châu Á. Mỹ đã có một số chương trình cho công tác này, nổi bật là Chương trình Fulbright và Đội Hòa bình.

10. Phối hợp với các đồng minh châu Âu, cùng với châu Âu xoay trục sang châu Á.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Singapore và Australia kêu gọi Mỹ hiện diện tại châu Á

Singapore và Australia ngày 13/10 đã hối thúc Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết về chiến lược “xoay trục” tại khu vực châu Á-Thái ...

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Mỹ tái khẳng định cam kết với ASEAN

Ngày 30/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của Washington vẫn sẽ tiếp ...

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Việt Nam: Điểm then chốt trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của Pháp

Tổng thống Pháp Francois Hollande trông đợi điều gì từ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5-6/9?

Văn Sảnh

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động