Chiến tranh Lạnh phủ bóng đen lên số phận của Damascus

Cuộc không kích của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Syria mới đây là kết quả của hai mục tiêu: Tập hợp một liên minh quốc tế chống lại việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học và đặt nước Nga vào thế phòng thủ ở Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus Nguy cơ Chiến tranh Lạnh giữa nhiều cường quốc đã cận kề
chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria: Đại diện Syria tại LHQ kịch liệt lên án

“Lằn ranh đỏ” - Yếu tố mới trong cân bằng quốc tế

Hành động quân sự này được giới hạn cả về quy mô lẫn phạm vi bởi vì bản chất của kế hoạch do Lầu Năm Góc thiết kế cũng như trọng tâm của thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không phải là nhằm lật đổ chế độ Assad. Thay vào đó, theo Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Nikki Haley, Mỹ muốn loại bỏ các vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Tổng thống Assad đã từng sử dụng “ít nhất là 50 lần” với các dẫn chứng là nhằm vào thường dân ở Douma tuần trước cũng như ở Khan Sheikhoun hồi năm 2017.

Theo Phủ Thủ tướng Anh, đây là cách thức mà 3 cường quốc phương Tây quyết định hành động nhằm ngăn chặn “những tội ác như ở Douma xảy ra trở lại”. Kết quả là biến “lằn ranh đỏ” do cựu Tổng thống Barack Obama vạch ra hồi năm 2013, mà khởi đầu đã được Tổng thống Donald Trump thực hiện hồi năm 2017 với cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào Assad, thành một lập trường chung. Đây là lý do tại sao các thủ đô Tây phương khác - từ Ottawa đến Jerusalem - lại  ủng hộ mạnh mẽ cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở vũ khí hóa học của Assad.

chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus
Kịch bản chính trị và quân sự đang diễn ra giải thích lý do tại sao Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres lại công khai đề cập đến một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”. (Nguồn: InfoShqip.com)

“Lằn ranh đỏ” mà ông Trump, bà May và ông Macron theo đuổi trên thực tế đã trở thành một yếu tố mới trong sự cân bằng quốc tế vốn đang khá bấp bênh. Điều này có nghĩa là "những gia đình Syria bị tấn công bởi khí độc ở Damascus" biết rằng có ai đó đang quyết tâm bảo vệ họ. Điều này cũng có nghĩa các chế độ có vũ khí hủy diệt hàng loạt khác biết rõ những gì mà họ sẽ phải đối mặt nếu quyết định sử dụng các vũ khí này để tấn công người dân hoặc các nước láng giềng.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả.

Hai liên minh đối địch

Cuộc tấn công cũng nhằm mục đích đẩy Nga vào thế phòng thủ ở khu vực Địa Trung Hải. Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từng trở lại là một nhà lãnh đạo ở Trung Đông nhờ hành động can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 9/2015 để giải cứu chế độ Assad, thì giờ đây ông bị Tổng thống Trump coi như là người bảo vệ “một kẻ tội phạm” do đã cung cấp cho đối tượng này các hệ thống phòng không, những đội quân đánh thuê và “tấm lá chắn” phủ quyết tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ.

Lý do không nằm ngoài việc ông đã liên minh với ông Assad và Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei (các lực lượng đặc biệt của Iran đang hiện diện ở Syria cùng với nhiều vũ khí hiện đại, nhiều nhóm dân quân theo dòng Shi'ite), đồng thời tách Nga khỏi các quốc gia Hồi giáo theo dòng Sunni mà Moscow đang "ve vãn".

Ông Trump đã đạt được kết quả đầu tiên theo hướng này khi Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng hoan nghênh cuộc tấn công Syria. Chỉ trong vòng hơn 24 giờ đồng hồ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thay đổi vai trò của mình, từ một đồng minh của ông Putin trong việc phân chia Syria chuyển sang thành người ủng hộ ông Trump trong cuộc tấn công nhằm vào ông Assad.

Sự ủng hộ của Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Qatar đối với cuộc tấn công Syria đã khiến bức tranh trở nên hoàn chỉnh. Ông Trump đang nỗ lực hàn gắn những vết thương giữa các quốc gia theo dòng Sunni, tìm cách đoàn kết những nước này để chống lại trục Moscow-Damascus-Tehran.

Điều này có nghĩa là Syria đang nhanh chóng trở thành chiến trường của hai liên minh đối địch: Những bên ủng hộ Assad được Moscow hậu thuẫn và các đối thủ của Assad do Washington hỗ trợ. Đây là lý do tại sao Tổng thống Putin đã công kích người đồng cấp Trump với việc gọi cuộc tấn công nhằm vào Syria là “hành động chống lại một quốc gia có chủ quyền”.

***

Kịch bản chính trị và quân sự trên giải thích lý do tại sao Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres lại công khai đề cập đến một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”. Cuộc so găng với ông Assad là trung tâm của một trận đấu chiến lược giữa Mỹ và Nga.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Người Nga đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với Mỹ ở bất kỳ đâu mà họ có thể". Đây là lý do khiến một cuộc “chiến tranh tiêu hao” giữa Washington và Moscow có thể xảy ra.

Rất có thể, đó là ở chiến trường Địa Trung Hải, với khả năng sẽ có những hành động quân sự hạn chế giống như cuộc tấn công mới đây nhằm vào Syria; hoặc là các cuộc chiến tranh ủy nhiệm lớn hơn do căng thẳng đang gia tăng giữa Iran và Israel; đồng thời là ảnh hưởng không thể tránh khỏi trong các quan hệ quốc tế.

chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus ​Syria ra tối hậu thư cho lực lượng IS gần Damascus

Ngày 19/4, báo al-Watan thân Chính phủ Syria đưa tin các phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có 48 giờ để ...

chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus Tấn công Syria - ông Trump gửi thông điệp tới Bình Nhưỡng?

Có ý kiến cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nên quan tâm đến cuộc tấn công bất ngờ của liên quân do ...

chien tranh lanh phu bong den len so phan cua damascus Cận cảnh Syria trong trận không kích đầu tiên của phương Tây vào sáng nay (14/4)

Sáng 14/4 (theo giờ Việt Nam), thủ đô Damascus của Syria đã rung chuyển sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiến hành ...

P.V (theo www.lastampa.it)

Đọc thêm

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia mở rộng và đa dạng hóa đầu tư...
Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động