Chiến tranh mạng Mỹ - Nga: Âm mưu hay chuyện hiểu nhầm?

Cuối tháng Bảy vừa qua, vụ rò rỉ thư điện tử của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đã gây nên cơn địa chấn chính trị ở Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham Mỹ - Nga có thể thảo luận về vụ rò rỉ thư điện tử
chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham Ngoại trưởng Mỹ - Nga gặp nhau bên lề các hội nghị ASEAN

Mục đích của vụ tấn công mạng nói trên - được cho là nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - khiến chính giới và dư luận nước này hướng nghi ngờ về sự can thiệp của các cơ quan tình báo Nga. Tuy nhiên, ngày 27/7, Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov đã bác bỏ những cáo buộc của Mỹ, cho rằng đây là câu chuyện hoang đường mà các chính trị gia ở xứ cờ hoa thêu dệt.

Trong bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, ông Eugene Rumer – chuyên gia kỳ cựu tại Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế - nhận định có thể sẽ chẳng bao giờ biết được liệu Moscow có thực sự là “thủ phạm” gây ra vụ rò rỉ này hay không. Tuy nhiên, theo Rumer, đây cũng chính là lúc đưa ra những đánh giá mới về nước Nga, về những mối đe dọa mà Nga có thể gây ra đối với chính quyền tiếp theo của Mỹ, bất chấp Tổng thống mới là ai.

Trò cản đường bà Clinton?

Sở dĩ phía Mỹ luôn nghi ngờ vụ xâm nhập hệ thống thư điện tử của DNC có bàn tay của Nga bởi Washington biết rằng, với năng lực của mình, các cơ quan tình báo của Moscow hoàn toàn có thể làm được việc đó. Thông tin là sức mạnh, vì vậy việc nắm được những thông tin sốt dẻo từ đối thủ là một lợi thế không thể bỏ qua. Trên thực tế, xâm nhập vào hệ thống máy tính của Mỹ là việc mà giới tình báo Nga đã thực hiện nhiều lần trong quá khứ.

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham

Tuy nhiên, nếu là những thông tin tình báo quan trọng, tại sao những tin tặc lại quyết định công bố? Liệu mục đích của chúng có phải nhằm làm giảm sự ủng hộ của các cử tri đảng Dân chủ đối với bà Hillary Clinton, qua đó góp phần tạo lợi thế cho ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump?

Không nhiều người tin rằng vụ tấn công mạng này sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc tới việc bỏ phiếu lựa chọn Tổng thống Mỹ, bởi cuộc chiến trường kỳ giữa hai chính đảng chủ chốt bị chi phối bởi rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Dù vậy, vụ việc cũng khiến giới hoạch định chính sách cũng như các nhà phân tích Mỹ thêm lưu tâm đối với mối đe dọa từ nước Nga.

Nhà Trắng ngày 5/8 cho biết, Mỹ sẽ nâng cấp Bộ Tư lệnh tác chiến mạng (USCYBERCOM) thành một đơn vị tương đương với các phân nhánh tác chiến khác của quân đội nước này như Bộ Chỉ huy trung tâm (CENTCOM) hay Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM).

Việc Mỹ là một siêu cường cũng không có nghĩa các vấn đề nội chính của Washington nằm ngoài phạm vi quan tâm của tình báo Nga. Ngược lại, chính vai trò quan trọng hàng đầu của Mỹ trên trường quốc tế là lý do khiến cho cường quốc này luôn rơi vào tầm ngắm của Điện Kremlin.

Giống như năm 2000, khi Tổng thống George Bush (con) giành chiến thắng đầy kịch tích với sự ủng hộ mang tính quyết định của cử tri tại bang Florida, cuộc bầu cử Mỹ năm nay có thể sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của những người ủng hộ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bernie Sanders, khi những người này thà ngồi ở nhà chứ không đi bầu cho bà Clinton. Trong bối cảnh đó, việc tin tặc công bố những thư điện tử của DNC được xem là trò “phá bĩnh” nhằm cản đường đến Nhà Trắng của bà cựu Ngoại trưởng.

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham

Giả thuyết trên khiến dư luận Mỹ đặt thêm câu hỏi: liệu có phải ông Trump là ứng viên Tổng thống Mỹ mà Nga mong muốn? Trên thực tế, ông Trump có quan hệ tốt đẹp với Nga khi tỷ phú này  dành nhiều lời có cánh cho Tổng thống Vladimir Putin. Bên cạnh đó, ông này cũng có một số dự án kinh doanh béo bở ở Nga. Đặc biệt, ông Trump có tư tưởng hoài nghi đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời úp mở việc công nhận bán đảo Crimea thuộc về lãnh thổ Nga và ủng hộ chấm dứt chính sách trừng phạt kinh tế với Moscow nếu đắc cử Tổng thống Mỹ.

Đòn trả đũa Mỹ

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Nga luôn cảnh giác với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Họ cho rằng  Washington luôn tìm cách bao vây cấm vận, kích động bất ổn và cô lập Moscow trên trường quốc tế. Để đáp trả lại Mỹ, Nga đã triển khai cái gọi là  "chiến tranh phức hợp" (hybrid warfare - chiến lược quân sự kết hợp giữa chiến tranh thông thường, chiến tranh phi thông thường với chiến tranh mạng). Giới chuyên gia Mỹ cho rằng, Nga đã thực hiện “cuộc chiến lai ghép” ở nhiều mức độ khác nhau tại các quốc gia như Ukraine, các nước Baltic hay Syria.

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham

Đáp lại những lời cáo buộc của Mỹ, các cơ quan an ninh của Moscow cho rằng nước Nga là nạn nhân của những âm mưu gây bất ổn của Washington. Cụ thể, việc Mỹ ủng hộ cho tiến trình dân chủ hóa ngay trong lòng nước Nga và ở các quốc gia láng giềng là mối đe dọa lớn đối với Điện Kremlin. Mới đây, vụ rò rỉ thông tin “Hồ sơ Panama” phơi bày nhiều “của chìm của nổi” của giới tinh hoa cầm quyền ở Nga, cũng được Moscow đánh giá là chiêu trò tạo bất ổn của Mỹ. Cũng với tư duy này, Nga cho rằng việc toàn bộ vận động viên của nước này bị cấm tham gia Olympic 2016 tại Brazil cũng là một thủ đoạn của Washington.

Chính vì quan điểm trên, Nga cho rằng những hành động gây rối của Mỹ cần phải bị đáp trả thích đáng. Vì vậy, một số người Mỹ tin rằng, rất có khả năng tin tặc Nga xâm nhập vào máy tính của DNC để lấy cắp những thông tin về hoạt động gây quỹ để trả đũa việc truyền thông phương Tây công bố những hoạt động mờ ám của giới chức Nga. Điều này cũng góp phần củng cố cho lập luận của Nga rằng, tiền bạc luôn song hành cùng chính trị ở bất cứ đâu trên trái đất này, dù ở Nga hay Mỹ và các nước phương Tây khác - vốn có tư tưởng phê phán sự khác biệt của Nga.

Nga tận dụng lợi thế

Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, tiềm lực quân sự - kinh tế của Nga rõ ràng vẫn chưa thể sánh bằng Mỹ. Vì vậy, Nga không chọn cách đối đầu trực diện với Mỹ, thay vào đó, Moscow khéo léo tận dụng những lợi thế của riêng mình.

Nga biết cách triển khai quân đội ở những khu vực mà tương quan lực lượng có lợi cho họ, hoặc những nơi mà các nhà hoạch định quân sự của Moscow biết rằng sự can thiệp không thể dẫn đến một kịch bản thảm họa. Ukraine là một trường hợp mà Điện Kremlin có những lợi ích rõ rệt, ưu thế quân sự vượt trội, và đặc biệt là việc Mỹ chắc chắn sẽ không đưa quân vào quốc gia Đông Âu này.

Trong khi đó, việc Nga can dự ở Syria cũng là để bảo vệ lợi ích của Moscow (giúp Tổng thống Bashar al-Assad giữ vững chính quyền thân Nga), song lại gặp nhiều rủi ro khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cân nhắc việc triển khai quân đội tham chiến tại đất nước Trung Đông này.

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham

Tuy nhiên, ông Eugene Rumer cho rằng, ở những nơi việc sử dụng quân đội gặp nhiều bất trắc, Moscow có thể sẽ triển khai “chiến tranh phức hợp”. Rumer đặt ra tình huống: Nga sẽ không bao giờ tấn công trực diện các nước Baltic bởi quyết định này có thể châm ngòi cho sự trả đũa của NATO, thậm chí kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thay vào đó, các nước Baltic có thể trở thành đối tượng của các chiến dịch tuyên truyền, những cuộc tấn công mạng và cả những động thái kích động khiến các nước này giảm niềm tin vào NATO.

Theo giới chuyên gia, việc nâng cấp USCYBERCOM là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào phát triển các vũ khí mạng để răn đe tấn công, trừng phạt những đối tượng xâm nhập vào các mạng máy tính của Mỹ, đồng thời ngăn chặn các lực lượng thù địch như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phương Tây đang lo ngại rằng, không chỉ các nước Baltic, ngay cả Đức - đồng minh quan trọng hàng đầu của Mỹ ở châu Âu - có thể cũng trở thành nạn nhân của các chiến dịch tuyên truyền, do thám, hoặc nguy cơ rối loạn chính trị nội bộ. Ở Pháp, đảng cánh hữu Mặt trận Quốc gia của bà Le Pen - người có quan hệ tốt đẹp với Điện Kremlin - cũng được cho là một lực lượng thân Nga.

Có thể thấy, những nhận định của phương Tây kể trên phần nhiều mang tính võ đoán, bởi cho đến nay, mọi thông tin thường chỉ là những cáo buộc qua lại giữa Nga - Mỹ, hai cường quốc vốn có nhiều cạnh tranh và toan tính riêng. Ngày 30/7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, bà Lisa Monaco - Cố vấn An ninh nội địa của Tổng thống Mỹ - thừa nhận vụ xâm nhập hệ thống máy tính DNC là “một vấn đề nghiêm trọng”, tuy nhiên “bất cứ khi nào tính đến chuyện trả đũa, Mỹ cần lưu ý và phân biệt đến nguy cơ leo thang căng thẳng và sự hiểu nhầm”.

Theo New York Times, thế giới đến nay vẫn chưa có hiệp ước hay luật quốc tế nào về an ninh mạng mà chỉ tồn tại một bộ chuẩn mực mang tính chắp vá, xác định những cách hành xử được chấp nhận trên không gian mạng. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đang tích cực tăng cường an ninh thông tin, bởi khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chiến tranh mạng cũng có xu hướng gia tăng và tạo ra những tác động không nhỏ đến chính trị thế giới.

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham Lãnh đạo Mỹ - Nga hội đàm bên lề COP21

Ngày 30/11, bên lề Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, Tổng ...

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham Cạnh tranh Mỹ - Nga ở Syria: Đối đầu không tiếng súng

Việc Nga tăng cường sự hiện diện tại Syria với lý do chống khủng bố đã không được Mỹ hào hứng đón nhận, mặc dù ...

chien tranh mang my nga am muu hay chuyen hieu nham Rạn nứt mối quan hệ Mỹ - Nga?

“Cần nhớ rằng, quyết định của Mỹ không tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Nga không chỉ đơn giản vì vấn đề ông Snowden” – ...

 

Quang Chinh (tổng hợp)

Đọc thêm

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban kinh tế Việt-Nhật cũng như Keidanren triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30- Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39; Ligue 1 vòng 27...
HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt đội tuyển U23 Việt Nam dự VCK U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt đội tuyển U23 Việt Nam dự VCK U23 châu Á 2024

Chuẩn bị cho giải U23 châu Á diễn ra vào tháng 4 tới, tại Qatar, Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt U23 ...
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Giữa lúc chìm trong nội chiến lẫn các cuộc oanh tạc của Mỹ, Yemen chào đón Ngoại trưởng mới

Giữa lúc chìm trong nội chiến lẫn các cuộc oanh tạc của Mỹ, Yemen chào đón Ngoại trưởng mới

Hội đồng Tổng thống Yemen đã bổ nhiệm ông Shayea Mohsen Al-Zindani làm Ngoại trưởng mới của nước này.
Thủ tướng Israel: Hamas đừng nên đặt cược vào sức ép quốc tế, muốn 'nói chuyện' với Mỹ về cuộc tấn công Rafah

Thủ tướng Israel: Hamas đừng nên đặt cược vào sức ép quốc tế, muốn 'nói chuyện' với Mỹ về cuộc tấn công Rafah

Thủ tướng Israel khẳng định, nước này sẽ không khuất phục trước áp lực quốc tế ngày càng tăng nhằm ngăn chặn xung đột ở Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động