Chủ tịch Cuba Raul Castro Ruz thăm chính thức thăm Việt Nam

Chiều 7/7, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba Raul Castro Ruz, đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 8-9/7, theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Cuba Raul Castro

Cùng đi với ông Raul Castro Ruz có Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ricardo Cabrisas Ruiz; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bruno Rodríguez Parrilla; Đại sứ nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Fredesman Turro Gonzalez.

Ông Raul Modesto Castro Ruz sinh ngày 3/6/1931 trong một gia đình gốc Tây Ban Nha gồm bảy anh chị em tại làng Biran, tỉnh miền Đông Oriente. Ông học tiểu học tại thành phố Santiago de Cuba; học trung học và đại học tại Thủ đô Havana. Trong thời gian học đại học, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước chống lại chế độ độc tài Batista.

Năm 1953, ông là đại diện của sinh viên Cuba tại Hội nghị Quốc tế bảo vệ Quyền của Thanh niên được tổ chức tại thành phố Vienna của Áo và Ủy ban trù bị Quốc tế của cuộc Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucharest của Romania.

Sau khi Cách mạng Cuba thành công (1/1/1959), ông đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Oriente. Từ tháng 10/1959 - 2/2008, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba. Từ năm 1959 đến 1965, ông là Ủy viên Ban Lãnh đạo toàn quốc của “Các Tổ chức Cách mạng hợp nhất” và Ủy viên Ban Lãnh đạo toàn quốc của “Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa thống nhất Cuba,” tiền thân của Đảng Cộng sản Cuba ngày nay.

Tháng 10/1965, ông tham gia thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba và được bầu giữ chức Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tiếp đó, ông liên tục được tái bầu giữ chức vụ này từ Đại hội I cho đến Đại hội V. Tháng 12/1976, ông được phong hàm Đại tướng. Từ năm 1976 (thời điểm Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba được thành lập) cho đến nay, ông liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội và giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba (đến tháng 2/2008).

Tháng 7/2006, Chủ tịch Fidel Castro, do sức khỏe suy giảm, đã giao quyền lãnh đạo Nhà nước cho ông Raul. Từ ngày 24/2/2008, ông được Quốc hội khóa VII bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba. Ngày 19/4/2011, ông được Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba bầu làm Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Do những công lao và công hiến to lớn đối với sự nghiệp Cách mạng Cuba, ông Raul đã được Nhà nước Cuba tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng nước Cộng hòa Cuba,” Huân chương Maximo Gomez hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. ông cũng đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý của nước ngoài, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh (1985)./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động