Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump 'được nhiều nhất' từ cuộc gặp Hà Nội

Sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai mà không có thỏa thuận nào được ký, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhận định hội nghị vẫn mang lại những hàm ý tích cực cho hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu Phản ứng của giới nghị sỹ Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu Nga, Trung đồng quan điểm "quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên cần phải có thời gian"

TG&VN xin gửi đến bạn đọc góc nhìn của Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, một chuyên gia có nhiều năm làm công tác nghiên cứu chiến lược và chính trị quốc tế của Bộ Ngoại giao.

Tạm gác "gánh lo"

Nhìn tổng thể, không bên nào mất gì sau khi Hội nghị kết thúc, thậm chí những người tham gia trực tiếp và cao nhất ở tiến trình này như Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim lại là những người được nhiều nhất.

Nghe kỹ phần họp báo lúc 14h ngày 28/2 của Tổng thống Trump, rõ ràng Mỹ và Triều Tiên đã đạt được cái cần đạt: Tổng thống Trump được Chủ tịch Kim đảm bảo sẽ không có các vụ thử hạt nhân và tên lửa nữa trong tương lai khi hai bên tiến hành đàm phán. Ở chiều ngược lại, Tổng thống Trump cam kết sẽ không siết chặt thêm cấm vận.

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu
Tổng thống Mỹ và Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã kết thúc hai ngày đối thoại mà không có thỏa thuận nào được ký. (Nguồn: Independent)

Điều này có nghĩa Tổng thống Trump có thể tạm thời "đóng gói", không phải lo đối phó với câu chuyện Triều Tiên ít nhất trong hai năm tới, cho đến hết nhiệm kỳ của mình trong khi lại chẳng mất thêm gì.

Việc hứa không cấm vận thêm cũng không đồng nghĩa là một món quà hay nhượng bộ với Triều Tiên. Thực tế, các lệnh cấm vận liên tục của Liên Hiệp Quốc trong khoảng 20 năm qua đã quá hà khắc và cũng không còn lỗ hổng để siết chặt thêm được bao nhiêu.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên dừng để các bên tiếp tục đàm phán trong bầu không khí khá thân thiện, tôn trọng nhau, chứ không phải là đàm phán đổ vỡ và hai bên quay trở lại vạch xuất phát.

Điều này cho thấy bản thân câu chuyện đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là hết sức khó khăn.

Hơn 20 năm qua, qua bốn đời tổng thống, các cuộc đàm phán hoàn toàn bế tắc. Do đó sẽ hết sức phi thực tế nếu đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự đột phá, vì thực tế là hai bên mới chỉ đàm phán cấp cao trực tiếp 8 tháng trước, tính từ thời điểm cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 tại Singapore vào tháng 6/2018.

Thực ra, khi không đạt được thỏa thuận nào lại chính là lúc hai bên đạt được nhiều nhất. Còn nhớ, tại Singapore, khi hai bên đạt được thỏa thuận thì cũng là lúc cả Tổng thống Trump lẫn Chủ tịch Kim đều chịu sức ép và phê phán ghê gớm trong vì đã "nhượng bộ" đối phương quá nhiều.

Khi dừng đàm phán, Trump muốn gửi thông điệp đến những người hoài nghi trong đảng Cộng hòa, những người chỉ trích trong giới truyền thông, cũng như lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập tại lưỡng viện là: Ông ra quyết định nhanh, nhưng luôn tính toán kỹ lưỡng, chuẩn mực, không vội vàng, hấp tấp như mô tả của giới truyền thông hay phe đối lập.

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu
Hai nhà lãnh đạo đi bộ trong khuôn viên khách sạn Metropole sau thời gian họp kín sáng 28/2. (Nguồn: Washington Post)

Điều này sẽ giúp Tổng thống Trump có thêm sự ủng hộ tiếp tục, sự tin tưởng của lãnh đạo đảng, các nghị sĩ Cộng hòa cũng như cử tri. Điều này giúp chuẩn bị cho các cuộc đấu sắp tới với Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, đồng thời hướng tới mục tiêu xa hơn là tái tranh cử năm 2020.

Thông điệp nhắm tới Trung Quốc

Phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump chưa phải hành động vội vàng, mà cái đích nhắm tới là Trung Quốc cùng kết quả đàm phán thương mại cấp cao với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trước đây, các tổng thống Mỹ luôn muốn tìm cách xử lý câu chuyện thương mại và các mâu thuẫn khác với Trung Quốc nhưng gần như không thể thành công. Mỗi khi Mỹ chuẩn bị cứng rắn với Trung Quốc thì tình hình trên bán đảo Triều Tiên bỗng "đột ngột căng thẳng". Khi đó, Mỹ buộc phải thông qua Trung Quốc giúp hòa giải để làm dịu tình hình.

Có thể thấy, cách tiếp cận Triều Tiên của Tổng thống Trump hoàn toàn khác. Trước khi áp thuế với Trung Quốc vào tháng 6/2018, ông chuyển sang hòa dịu với Triều Tiên. Khác với các nỗ lực trước, trong suốt quá trình căng thẳng quan hệ với Trung Quốc lần này, tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại hết sức ổn định.

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu
Tổng thống Mỹ trong buổi họp báo chiều 28/2.

Đây là điều Tổng thống Trump rất cần khi đi vào cuộc đàm phán quyết định trong vòng một tháng tới với Trung Quốc, mà đỉnh cao là cuộc gặp cấp cao giữa ông và ông Tập tại Florida vào cuối tháng 3/2019. Trong lần gặp đó, Trung Quốc buộc phải tính toán có hay không trong việc nhân nhượng các vấn đề cốt lõi:

Một, Tổng thống Trump và ê kíp sẽ không chịu sức ép vì bị chỉ trích ở trong nước về thỏa thuận (nếu đạt được) với Triều Tiên. Giờ đây, họ có thể tập trung và dồn toàn bộ nỗ lực vào đàm phán với Trung Quốc.

Hai, thông qua thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này, thông điệp với Trung Quốc là nếu họ không nhân nhượng đủ lớn, đủ hấp dẫn với Mỹ thì sẽ không có bất kì thỏa thuận nào. Đây sẽ là đòn tâm lý và sức ép rất lớn lên phía Trung Quốc khi họ đứng trước rủi ro rất cao là không thể đạt được thỏa thuận.

Ba, Tổng thống Trump cũng chuẩn bị trước cho dư luận Mỹ và thế giới. Tuy hy vọng, tuy có những tín hiệu tích cực nhưng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng, cũng như gánh nặng buộc phải thành công cho bản thân tổng thống và ê kíp của mình. Mỹ đã sẵn sàng cho kịch bản không có thỏa thuận với Trung Quốc.

Trong trường hợp đạt được thỏa thuận với Trung Quốc thì Tổng thống Trump sẽ tự tin hơn vì được tiếp thêm sức mạnh mới để tiếp tục ép ông Kim Jong Un có những nhượng bộ lớn hơn.

Trong trường hợp không có thỏa thuận với Trung Quốc lẫn Triều Tiên, Tổng thống Trump vẫn có thể ung dung bước vào cuộc chiến tái tranh cử 2020. Cuối cùng, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục để lại dấu ấn riêng - một điều không hề thay đổi sau 2 năm của nhiệm kỳ. Ông vẫn khẳng định được mình là người làm chủ cuộc chơi, quyết định chơi với ai, chơi như thế nào và khi nào thì dừng.

Ngoài ra, tổng thống Mỹ tiếp tục chứng tỏ mình là người khó đoán định, khó hiểu về các quyết định chiến lược, các bước đi của mình và bí ẩn đến phút chót ngay cả với các trợ lý hàng đầu. Khi tất cả đều nghĩ đến thỏa thuận thì cũng là lúc họ ngã ngửa vì chẳng có thoả thuận nào cả! 

Với vai trò chủ nhà, Hà Nội đã làm vượt sự kỳ vọng của các bên từ công tác chuẩn bị lễ tân, hậu cần, an ninh cũng như sự thân thiện và hiếu khách của người dân.

Trong những ngày qua, Hà Nội đã là tâm điểm của truyền thông quốc tế với những khía cạnh tích cực nhất. Rất nhiều nước giàu có hơn, sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn chỉ để mong được tổ chức sự kiện này, nhưng cũng không thể làm được vì thiếu sự nhất trí của cả Mỹ và Triều Tiên.

Ngay từ khi đặt chân đến Hà Nội cho tới khi mở đầu cuộc họp báo, Tổng thống Trump đều dành những lời "có cánh" dành cho nước chủ nhà.

Từ đây, Hà Nội có thể được cân nhắc là sự lựa chọn tổ chức cho các hội nghị quốc tế lớn trong tương lai, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực hòa bình và hòa giải.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị quốc tế lâu năm và hiện là lãnh đạo Ban thư ký ASEAN.

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu Họp báo lúc nửa đêm, T​riều Tiên thông báo đã đề xuất dừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa vô thời hạn

Đêm ngày 28/2, rạng sáng ngày 1/3, trong buổi họp báo bất ngờ tại khách sạn Melia, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, ...

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu Tổng thống Trump cảm ơn sự hào phóng của Việt Nam

Trên chuyên cơ trở về Mỹ, Tổng thống Doanald Trump đã tiếp tục viết trên Twitter bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo và ...

chu tich kim va tong thong trump duoc nhieu nhat tu thuong dinh my trieu Phản ứng của Đức về kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

Ngày 28/2, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ lấy làm tiếc khi không có thỏa thuận nào đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Phó Thủ tướng hứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba đặc biệt đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của ...
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động