Chủ tịch nước đến Madagascar dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Sáng 25/11 (giờ địa phương), chuyên cơ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ivato, Madagascar trong chuyến đi dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Madagascar Hery Rajaonarimampianina và Phu nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu Chủ tịch nước rời Italy, đến Madagascar dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu Tăng cường tin cậy chính trị với Italy, khẳng định vị thế tại Francophonie

Ra đón đoàn tại sân bay có: Thủ tướng Madagascar Olivier Mahafaly Solonandrasana, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Madagascar Eric Nazaraly và phu nhân, Đại diện Ban tổ chức Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại UNESCO, Đại diện cá nhân của Chủ tịch nước bên cạnh Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) Lê Hồng Phấn, Đại sứ Việt Nam tại Mozambique kiêm nhiệm Madagascar Nguyễn Văn Trung.

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến sân bay Ivato, thủ đô Antananarivo, Madagascar.

Từ sáng kiến của cố Tổng thống Senegal Léopold Sédar Senghor, phong trào vận động thành lập một Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp đã dấy lên từ đầu những năm 60, với mục đích tăng cường các mối quan hệ văn hoá, khoa học và kỹ thuật.

Sau đó nhiều tổ chức quốc tế sử dụng tiếng Pháp được thành lập như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước có sử dụng tiếng Pháp; Hiệp hội các trường đại học sử dụng từng phần hoặc toàn phần tiếng Pháp; Liên minh các nghị sĩ nói tiếng Pháp...

Ngày 20/3/1970, Cơ quan hợp tác văn hoá và kỹ thuật (ACCT), hiện là OIF, được thành lập. Do đó, Cộng đồng Pháp ngữ đã lấy ngày 20/3 là ngày Quốc tế Pháp ngữ.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu, hợp tác Pháp ngữ trong các tổ chức nói trên vẫn mang đậm tính chất nghề nghiệp và kỹ thuật, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhiều nước muốn có một tổ chức có tầm vóc chính trị, có vị trí và tiếng nói đáng kể trong quan hệ quốc tế.

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu
Thủ tướng Madagascar Olivvier Solonandrasana đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại sân bay quốc tế Ivato.

Vào tháng 2/1986, theo sáng kiến của cố Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, Hội nghị cấp cao lần thứ nhất các nước có sử dụng tiếng Pháp đã được tổ chức tại Paris với sự tham gia của gần 40 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước có sử dụng tiếng Pháp. Việc này đánh dấu sự ra đời chính thức của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp.

Từ đó đến nay, Cộng đồng đã tổ chức được 15 hội nghị cấp cao, gần đây nhất là hội nghị được tổ chức tại Senegal tháng 11/2014. Hiện Cộng đồng có tổng cộng 80 thành viên và quan sát viên thuộc 5 châu lục, với khoảng 220 triệu người nói tiếng Pháp trên tổng số 890 triệu người. Văn hóa và ngôn ngữ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng. Bảo vệ đa dạng văn hóa và ngôn ngữ luôn là mục tiêu nhất quán của Cộng đồng và gắn với việc thúc đẩy tiếng Pháp trên các diễn đàn quốc tế.

Việt Nam chính thức gia nhập Cơ quan hợp tác văn hoá và kỹ thuật (ACCT) - tiền thân của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ vào năm 1979. Kể từ đó, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau của Cộng đồng Pháp ngữ. Trong đó, Việt Nam đã tích cực tham dự tất cả Hội nghị Cấp cao của Cộng đồng kể từ Hội nghị lần đầu tiên tổ chức vào tháng 2/1986 tại Paris. Đây là thể chế chính trị cao nhất của Cộng đồng.

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân ký sổ lưu niệm tại sân bay quốc tế Ivato.

Cộng đồng Pháp ngữ là một diễn đàn quan trọng để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần tham dự các Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ và thường xuyên có các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo Cấp cao Pháp ngữ. Cộng đồng Pháp ngữ cũng hết sức coi trọng vai trò của Việt Nam.

Hội nghị Cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 16 có chủ đề “Tăng trưởng đồng đều và phát triển có trách nhiệm: những điều kiện bảo đảm sự ổn định trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ”. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, có khoảng 2.000 đại biểu từ 80 Nhà nước và chính quyền thành viên Pháp ngữ và đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có khoảng 40 Tổng thống, Thủ tướng từ khắp các châu lục sẽ dự Hội nghị.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự Hội nghị nhằm khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ; đóng góp có trọng tâm vào các vấn đề quan tâm chung; mở rộng quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại với các quốc gia đối tác…

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu

Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Italy, thăm Vatican và dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella, Giáo hoàng Francis, Tổng thống Madagascar Hery Rajaonarimampianina và Phu nhân, Chủ tịch nước ...

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu

Đậm đà bản sắc Việt Nam tại Diễn đàn Pháp ngữ - Thái Bình Dương lần thứ 9

Diễn đàn Pháp ngữ khu vực Thái Bình Dương lần thứ 9 đã  khai mạc rạng sáng ngày 3/11, (giờ Việt Nam), tại thành phố ...

chu tich nuoc den madagascar du hoi nghi cap cao phap ngu

Việt Nam là một đối tác tin cậy và quan trọng

Sáng ngày 12/10, tại buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổng Thư ký Pháp ngữ Michaëlle Jean nhấn mạnh, ...

Minh Nguyệt (từ Madagascar)

Đọc thêm

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia mở rộng và đa dạng hóa đầu tư...
Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động