Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ

Trưa 11/10, giờ địa phương (chiều cùng ngày giờ Việt Nam), tại Thủ đô Ankara, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã chủ trì Lễ đón chính thức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ
chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tiến hành hội đàm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á-Âu lần thứ 3 và thăm chính thức đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội tháng 6 vừa qua; tin tưởng, với kinh nghiệm hoạt động trên chính trường, Chủ tịch Binali Yildirim sẽ lãnh đạo Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành tốt trọng trách được cử tri giao phó.

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim

Về quan hệ hai nước, hai Chủ tịch vui mừng nhận thấy, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống có bề dày 40 năm giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước nói chung và giữa hai Quốc hội nói riêng.

Về chính trị - ngoại giao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước tại khu vực Nam Âu - Trung Đông, trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực.

Về kinh tế, thương mại, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông; kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục phát triển trong thời gian qua. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là cửa ngõ để nhiều mặt hàng của Việt Nam, như: Gạo, cao su, chè, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... vào thị trường Trung Đông và Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để phê chuẩn Hiệp định CPTPP; cùng với EU hoàn tất, ký và phê chuẩn Hiệp định EVFTA và đẩy nhanh đàm phán Hiệp định RCEP. Đó là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới và cũng là cơ hội để Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao việc hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác và tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội vào tháng 7/2017 để trao đổi các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ có 15 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 700 triệu USD. Việt Nam hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (vào tháng 5.2017), tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư tại Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải. Trao đổi thương mại giữa hai nước liên tục tăng trưởng đạt 3 tỷ USD/năm. Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim đánh giá cao việc Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ các doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam trên cơ sở cùng có lợi; đồng thời cho rằng, cán cân thương mại song phương chưa cân bằng và Thổ Nhĩ Kỳ cần triển khai một số dự án để cải thiện vấn đề này.

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị hai bên thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch của hai nước lên 4 tỷ USD vào năm 2020; đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đồng thời bãi bỏ các biện pháp phòng vệ thương mại và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; hai bên phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là hợp tác hàng hải, đóng tàu, trao đổi công nghệ, kỹ thuật hàng hải, thúc đẩy hợp tác hàng không, tăng cường hơn nữa hợp tác về an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khuyến khích sinh viên hai nước nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ của nhau và xem xét cấp học bổng cho sinh viên hai nước...

Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim nêu rõ, Thổ Nhĩ Kỳ không mong muốn các biện pháp ngăn trở về thương mại và ủng hộ tự do thương mại mang lại lợi ích cho các quốc gia cũng như thương mại toàn cầu. Ông Binali Yildirim hy vọng, quan hệ thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới; tin tưởng hai nước sẽ hiện thực hóa được mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 4 tỷ USD vào năm 2020. Bộ Thương mại và cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, “cần quan tâm tới việc cải thiện và cân bằng cán cân thương mại song phương vì điều này sẽ bảo đảm cho hai bên đều thắng”, Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim nói.

Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim cho rằng, hai nước có thể nâng cao số lượng học bổng cấp cho sinh viên theo học tại mỗi nước; nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đón nhận nhiều hơn nữa các sinh viên Việt Nam sang học tập tại Thổ Nhĩ Kỳ, tìm hiểu về văn hóa của hai nước…

Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và có đầy đủ cơ sở vật chất để thúc đẩy vấn đề này.

Trao đổi về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Việt Nam và ASEAN chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên; cảm ơn sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này trong thời gian qua và mong muốn các bạn tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ tính thượng tôn pháp luật ở các vùng biển, đại dương; ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trân trọng mời Chủ tịch Quốc hội Binali Yildirim sang thăm chính thức Việt Nam. Ông Binali Yildirim cho biết đã thăm Việt Nam trên cương vị Thủ tướng Chính phủ và sẽ thăm chính thức Việt Nam trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã viếng Lăng Ataturk - Lăng mộ Tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky Bế mạc Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á-Âu lần thứ ba, thông qua Tuyên bố Antalya

Chiều tối 9/10 (giờ địa phương), tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á-Âu lần thứ ba (MSEAP 3) ...

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành ...

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan hoi dam voi chu tich quoc hoi tho nhi ky Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3

Chiều 9/10 (giờ địa phương), tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tại Phiên họp toàn ...

Đọc thêm

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động