Chủ tịch Tập chưa thăm Triều Tiên

Nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc sẽ không thăm Bình Nhưỡng như đồn đoán,thay vào đó là ông Lật Chiến Thư, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc..
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich tap chua tham trieu tien Định hình kinh tế Trung Quốc sau Đại hội 19
chu tich tap chua tham trieu tien Tập Cận Bình – vị Tổng Tư lệnh của quân đội Trung Quốc

Nhiều tin đồn đoán cho rằng ngày 9/9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Bình Nhưỡng tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đây là một trong những dịp kỷ niệm hàng năm quan trọng nhất của Triều Tiên, cùng với ngày sinh của các vị cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il.

Giới phân tích từ lâu đã dự đoán về chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Triều Tiên trong năm nay để “đáp lễ”, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có ba chuyến thăm tới Trung Quốc. Hai trong chuyến thăm này diễn ra vào tháng Ba và tháng Năm trước khi ông Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump có cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6. Chuyến thăm thứ Ba diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và ông Kim Jong-un được cho là đã thông báo với ông Tập về kết quả của cuộc gặp với ông Trump.

Lời mời nồng nhiệt

Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thủ đô Bình Nhưỡng kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2012 và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc tới Triều Tiên kể từ sau chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2005.

chu tich tap chua tham trieu tien
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp vào tháng 5/2018 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Các chuyên gia cho rằng chuyến thăm “lịch sử” này là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên được nâng lên tầm cao mới. Bắc Kinh chính là đối tác thương mại quan trọng nhất của Bình Nhưỡng và trong ba lần công du Trung Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình về việc cải thiện hợp tác giữa hai quốc gia và các cải cách kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế Triều Tiên đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sự xuất hiện của ông Tập ở Bình Nhưỡng được kỳ vọng là dấu hiệu của việc chấm dứt tình trạng khó khăn về kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân Triều Tiên. Bởi vậy, dư luận cho rằng Triều Tiên sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo cách “chưa từng có tiền lệ” nếu ông đến Bình Nhưỡng vào ngày 9/9 tới đây.

Các hãng lữ hành Trung Quốc gần đây cho biết họ đã nhận được thông báo từ phía Triều Tiên về việc dừng các chuyến du lịch từ Trung Quốc tới Triều Tiên, bắt đầu từ ngày 11/8 kéo dài đến tháng 9. Một số chuyên gia nhận định việc Triều Tiên dừng tiếp nhận khách Trung Quốc chính là để chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Bên cạnh đó, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc được Triều Tiên trông đợi vì đây có thể là cách Bắc Kinh gây sức ép với Mỹ trong việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng từng nhiều lần đề nghị Washington thực hiện tuyên bố này.

Đại sự không thành

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã cử ông Lật Chiến Thư, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc tới thăm Bình Nhưỡng vào ngày 8/9 nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh Triều Tiên, với tư cách đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong một thông báo khác, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết ông Lật sẽ tới thăm "từ ngày 8/9", nhưng không nêu rõ vị khách này sẽ ở lại trong bao lâu.

 Lý do đề giải thích cho việc cử ông Lật Chiến Thư làm đại diện tới thăm Triều Tiên nhân dịp này có thể được cho là ông Tập cũng đang có lịch trình rất bận rộn với nhiều hoạt động ngoại giao vào đầu tháng 9 như: Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi, khai mạc tại Bắc Kinh ngày 3/9, chuyến thăm cấp nhà nước của nhà vua Monaco cũng dự kiến diễn ra từ ngày 5-8/9…

Tuy nhiên, sâu xa hơn, dường như Bắc Kinh đang dè chừng, bởi nếu ông Tập Cận Bình và lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un sánh vai trong lễ duyệt binh thì sẽ để lại ấn tượng mạnh rằng Trung – Triều đang cùng nhau đối đầu với Mỹ. Trung Quốc vẫn đang tỏ ra tuân thủ các lệnh trừng phạt kinh tế của Liên hợp quốc, Bắc Kinh cũng đang trông chờ những hành động cụ thể từ Bình Nhưỡng nhằm thể hiện thiện chí phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, để tránh làm Mỹ tức giận và thể hiện vai trò một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc đã cử nhân vật thứ ba trong chính quyền tham dự lễ duyệt binh tại Triều Tiên ngày 9/9 tới và có thể ông Tập Cận Bình sẽ tới thăm Bình Nhưỡng vào tháng 10/2018.

Thông tin về chuyến thăm của ông Lật đưa ra trong bối cảnh phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc cản trở quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng cách "gây áp lực to lớn" cho Bình Nhưỡng, đồng thời cho rằng Bắc Kinh vẫn cung cấp "viện trợ đáng kể" cho Triều Tiên. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ nên tập trung vào mục tiêu phi hạt nhân hóa thay vì đổ lỗi cho nước khác.

chu tich tap chua tham trieu tien ​Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới viếng nhà phát triển tên lửa chủ chốt

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 5/9 đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới nơi tổ chức tang ...

chu tich tap chua tham trieu tien Đặc phái viên Hàn Quốc sẽ tới Bình Nhưỡng thảo luận về thượng đỉnh liên Triều

Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 2/9 thông báo Tổng thống Moon Jae In đã chỉ định cố vấn an ninh hàng đầu của ông ...

chu tich tap chua tham trieu tien Trung Quốc khẳng định quan điểm nhất quán về hạt nhân Triều Tiên

Ngày 25/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, quan điểm của nước này về vấn đề hạt nhân trên ...

Minh Phương

Đọc thêm

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; La Liga vòng 33 - Real Madrid ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4 - xổ số hôm nay 20/4. trực tiếp xổ số miền Nam hôm nay 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. kết quả xổ số ngày ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động