Cơ hội và hy vọng mới ở Biển Đông

Giới chuyên gia cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là bước phát triển mới của luật pháp quốc tế, góp phần xây dựng trật tự pháp lý ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co hoi va hy vong moi o bien dong Míttinh tại Séc ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông
co hoi va hy vong moi o bien dong Phán quyết lịch sử của luật pháp và công lý quốc tế

Trong thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt việc Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương đã gây quan ngại cho các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, làm rõ vấn đề quy chế pháp lý của đảo, đá càng có ý nghĩa hơn bởi khu vực Biển Đông không chỉ tồn tại các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn có sự giải thích khác nhau về quy chế pháp lý của đảo, đá.

Cũng có ý kiến cho rằng, bên cạnh nhiều yếu tố khác, chính sự không rõ ràng về quy chế pháp lý của đảo, đá và các thực thể khác ở Biển Đông trong nhiều năm qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình tranh chấp ngày càng phức tạp.

Thu hẹp tranh chấp

Các học giả Việt Nam và quốc tế đều có chung nhận định rằng, việc Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 – ngày 12/7 ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc là sự kiện mang tính lịch sử. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên một thiết chế pháp lý quốc tế ra phán quyết chỉ rõ những điều kiện mà một cấu trúc địa lý phải đáp ứng để được thừa nhận là đảo, qua đó xác định cấu trúc đó có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa hay không.

co hoi va hy vong moi o bien dong
Toàn cảnh Hội thảo.

Bên cạnh đó, phán quyết của Tòa đã góp phần làm rõ cơ sở pháp lý yêu sách cũng như các hoạt động trên biển của các bên tranh chấp. Vì vậy, chúng ta có quyền hy vọng rằng, phán quyết này sẽ giúp giải quyết các tranh chấp còn tồn tại cũng như mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác ở Biển Đông.

TS. Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho rằng: “Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7 đã làm sáng tỏ một dạng tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS, qua đó góp phần thu hẹp các tranh chấp vốn rất phức tạp ở Biển Đông”. Cùng với đó, TS. Trục nhận định phán quyết cũng có tác động tích cực nhằm tháo gỡ nút thắt mà các nước ASEAN và Trung Quốc gặp phải trong quá trình đàm phán ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Ngày 17/8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Đại học Phạm Văn Đồng và Đại học Nha Trang phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”.

Về phần mình, Đại sứ Nguyễn Quý Bính – nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế (Bộ Ngoại giao) và hiện là thành viên Tòa Trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) - nhận định phán quyết của Tòa Trọng tài là một bước ngoặt đối với tranh chấp Biển Đông, làm rõ giá trị pháp lý của “đường chín đoạn”, của việc cải tạo các thực thể ở Trường Sa và những tác động của hành động này đối với môi trường và các loài sinh vật biển, quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá… “Phán quyết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình Biển Đông. Thực tế này đòi hỏi các bên liên quan phải nghiên cứu kỹ nội dung của phán quyết và cân nhắc những bước đi của mình”, ông Bính nói.

Cục diện mới ở Biển Đông

Nhiều nước quan tâm đến tự do hàng hải ở Biển Đông bởi đây là một trong những tuyến giao thông đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, với khoảng 5.000 tỷ USD hàng hóa thương mại được vận chuyển qua lại mỗi năm. Vì vậy, việc đảm bảo tự do hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông không chỉ có ý nghĩa đối với các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cộng đồng quốc tế nói chung.

Ở khu vực, ASEAN đang trở nên thống nhất và có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn đối với vấn đề Biển Đông. Sự đồng thuận của ASEAN có thể thấy qua những thông cáo chung tại các hội nghị gần đây, như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM) lần thứ 49 tại Lào.

Đầu tháng tới, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Vientiane (Lào) để kỷ niệm 25 năm quan hệ giữa hai bên. Nhân dịp đặc biệt này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết “nâng tầm mối quan hệ song phương và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”. Giáo sư Kavi Chongkittavorn (Đại học Chulalongkorn - Thái Lan) bình luận: “Nếu đây là con đường Trung Quốc và ASEAN lựa chọn, hai bên cần có ý chí chính trị mạnh mẽ và kiên nhẫn để vượt qua những khác biệt”.

co hoi va hy vong moi o bien dong
Các học giả trao đổi trong giờ nghỉ.

Là một cường quốc hàng đầu thế giới và có lợi ích ở Biển Đông, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở vùng biển này. Trong thời gian qua, Mỹ đã tăng cường triển khai một số sáng kiến của mình tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hội thảo năm nay - được tổ chức nhân dịp Toà Trọng tài vừa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, quy tụ khoảng 100 học giả trong nước và quốc tế, trong đó có các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về luật quốc tế và đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông như GS. Erik Franckx, GS. Koichi Sato, GS. Ngô Vĩnh Long, Đại sứ Nguyễn Quý Bính, TS. Trần Công Trục…

Tuy nhiên, tính đa dạng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy việc đảm bảo an ninh khu vực đòi hỏi một kết cấu mạng lưới chặt chẽ chứ không chỉ đơn thuần là hệ thống liên minh song phương truyền thống của Washington. Vì vậy, ông Harry Krejsa thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) đưa ra nhận định: “Chính sách của Mỹ nên thay đổi nhằm tránh tạo áp lực cho các nước trong khu vực phải ngả về phe nào. Mỹ nên thiết lập một mạng lưới nhằm kết nối các quốc gia dựa trên những lợi ích chung”.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục triển khai các dự án dầu khí trong EEZ của Việt Nam, cũng như tiếp tục tìm kiếm các khu vực tiềm năng mới. Bên cạnh đó, với chiến lược Hướng Đông của mình, New Delhi sẽ củng cố các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh với Việt Nam nói riêng, với ASEAN nói chung. “Ấn Độ được đánh giá là nhân tố mang lại cân bằng chiến lược ở Biển Đông”, ông Brig Vinod Anand (Tổ chức Nghiên cứu Vivekananda - Ấn Độ) bình luận.

Tăng cường hợp tác trong ASEAN

Bên cạnh những cơ hội mà phán quyết của Tòa Trọng tài mang lại, có một thực tế rằng trong luật quốc tế, không có một lực lượng nào giúp thi hành phán quyết này. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố không chấp nhận và không tuân thủ phán quyết. Tuy nhiên, nói như Giáo sư Erik Franckx (Đại học Tự do Brussels - Bỉ): “Ngay cả các cường quốc cũng không thể đi ngược lại phán quyết của Tòa Trọng tài. Với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc cần thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”.

“Chúng tôi hy vọng qua hội thảo này, mạng lưới hợp tác giữa các học giả Việt Nam và quốc tế ngày càng mở rộng, phát triển mạnh mẽ hơn, qua đó giúp đề xuất các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông”, PGS.TS. Trang Sĩ Trung - Hiệu trưởng Đại học Nha Trang và là đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo.

Cùng chung quan điểm với giáo sư Franckx rằng không có cơ chế thi hành phán quyết của Tòa, bà Amy Searight – nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Mỹ - nhận định “các bên cần kiên trì và thống nhất quan điểm để cùng giải quyết tranh chấp một cách trách nhiệm và đạo đức”. Đây có thể sẽ là một quá trình lâu dài nhưng ít nhất phán quyết của Tòa Trọng tài vừa qua đã tạo một tiền lệ tốt về giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Trên tinh thần đó, nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục chính sách giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật quốc tế. Bên cạnh việc đàm phán giải quyết các vấn đề có tính chất song phương với Trung Quốc, Việt Nam cần phối hợp với ASEAN và tham gia vào các sáng kiến tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chia sẻ quan điểm Việt Nam nên tiếp tục gắn bó chặt chẽ với ASEAN, ông Chongkittavorn cho rằng: “Việt Nam là một thành viên quan trọng của ASEAN, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị - an ninh… Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam -ASEAN đang phát triển tốt đẹp, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với ASEAN để có thêm những lợi thế trong đàm phán vấn đề Biển Đông”.

Hiện nay, quá trình đa phương hóa, quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông đang tạo ra cục diện mới với cả thuận lợi và khó khăn cho các nước liên quan trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và đàm phán giải quyết xung đột. Trong bối cảnh đó, các nước cần lựa chọn phương án có lợi nhất trong lập trường pháp lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không để tồn tại các lỗ hổng.

co hoi va hy vong moi o bien dong Điều mới mẻ ở Canada

Tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Canada - Việt Nam (CVS) chính thức ra đời. Những ai quan tâm đều đánh giá đây là một ...

co hoi va hy vong moi o bien dong Indonesia cam kết nỗ lực thúc đẩy sớm hoàn tất COC

Ngày 18/8, Jakarta khẳng định, việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đóng vai trò quan trọng ...

co hoi va hy vong moi o bien dong Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Không có quốc gia nào giữ hộ độc lập, chủ quyền cho ta

Sáng 18/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định đường lối ...

Quang Chinh

Đọc thêm

Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon Ho tại Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11.
Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Nhân dịp nghệ sĩ Hồng Đào về nước, đạo diễn Trấn Thành mở tiệc cùng đoàn phim 'Mai', chúc mừng bộ phim thắng lớn doanh thu.
Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

C. Ronaldo cùng bạn gái Georgina Rodriguez và các con tận hưởng kỳ nghỉ tại resort sang trọng hôm cuối tuần khi vẫn trong thời gian treo giò.
U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động