Colombia - Kho báu đang bừng tỉnh

Sau hàng thập kỷ đắm chìm trong ma túy, luật pháp hỗn loạn và nội chiến triền miên, đất nước Colombia đang bừng tỉnh, từ từ vươn lên thoát khỏi đêm dài đen tối của bạo lực và sự cô lập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Suốt khoảng thời gian 48 năm, Chính phủ Colombia đã phải đối mặt với những cuộc xung đột đẫm máu với các lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), một lực lượng phiến quân có dính líu tới buôn ma túy và bắt cóc đòi tiền chuộc. Ngày nay, lực lượng phiến quân FARC giảm từ gần 20.000 quân xuống còn 8.000 quân. Những băng đảng ma túy khét tiếng một thời từng khống chế những thành phố như Medellín - cách đây 20 năm có tỉ lệ số lượng các vụ giết người gần gấp đôi so với thủ phủ sát nhân mới của thế giới, Juaréz, Mexico - đã bị xóa sổ, phần lớn nhờ vào lực lượng cảnh sát và hệ thống thực thi pháp luật hiện đại. Đến mức các nước láng giềng ở Trung Mỹ hiện nay phải xem Colombia như một kiểu mẫu cần học hỏi. Nạn tội phạm và bắt cóc đòi tiền chuộc đã giảm từ 3.570 vụ vào năm 2000 xuống dưới mức 300 vụ vào năm ngoái. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gần gấp mười lần kể từ năm 2003, đạt 13,2 tỷ USD và nền kinh tế phát triển 6% vào năm 2011. Colombia bây giờ là quốc gia đứng hàng thứ ba ở châu Mỹ La tinh và đang đến gần vị trí số hai của Argentina.

Để thay đổi những nhận thức trước đây về Colombia không đơn giản. Mặc dù lượng khách du lịch tăng, nhưng chính phủ Colombia biết rằng nhiều nơi trên thế giới vẫn coi Colombia là mảnh đất của khủng bố và ma túy. Dưới khẩu hiệu "Colombia, điều mạo hiểm duy nhất là quyết định ở lại" và một ngân sách quảng cáo trên 4 triệu USD, Bộ Du lịch Colombia đã triển khai một chiến dịch cải thiện hình ảnh quốc tế của Colombia. Đất nước này cũng nỗ lực lấy lại tên tuổi bằng khẩu hiệu "Colombia là đam mê". Chính quyền cũng đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua trợ cấp tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân như miễn thuế 30 năm cho các khách sạn xây mới và thay đổi mức thuế đánh vào các doanh nghiệp tiên phong về du lịch sinh thái.

Colombia sở hữu các địa điểm du lịch và các di sản thế giới nổi tiếng: Vườn quốc gia Tayrona, các bãi biển Santa Marta và San Andres.... và đặc biệt là sông Cano Cristales, được mệnh danh là "dòng sông cầu vồng". Trong vài năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Colombia tăng lên đáng kể nhờ vấn đề an ninh được cải thiện, riêng nửa đầu năm 2011 ước đạt hơn 1 triệu lượt du khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010. Riêng Quý I năm 2011, đất nước thu về 781 triệu USD ngoại hối thông qua du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước đó. Chính phủ Colombia đang tiến gần tới mục tiêu 4 triệu lượt khách du lịch và 4 tỷ USD ngoại hối thu về nhờ du lịch kể từ năm 2014.

Ngoài ra, ẩm thực Colombia có một nét hấp dẫn đặc biệt, là sự kết hợp độc đáo của hương vị truyền thống pha trộn nét hiện đại. Đặc biệt, trong bữa ăn, người ta không bao giờ quên món bánh (có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng), với nguyên liệu chủ yếu là bột ngô và các loại hoa quả sẵn có.

Hiện nay, những lễ hội nổi tiếng nhất Colombia như Hội chợ Cali, Carnival Barranquilla, liên hoan Nhà hát Iberoamerican và Festival Hoa thu hút rất đông khách du lịch đến Colombia. Đất nước này có tới 1000 ngày tết trong năm, do số lượng lớn sắc tộc và sắc dân khác nhau với nhiều nền văn hóa truyền thống cùng phát triển trên một quần thể quốc gia thống nhất.

Colombia đang trở thành một điểm đến tin cậy và luôn chào đón những ai ưa thích khám phá những điều mới lạ và muốn trải nghiệm những điều thú vị mà không nơi nào khác trên thế giới có được.

Mỹ Châu

Xem nhiều

Đọc thêm

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Atalanta, AS Roma, Bayer Leverkusen và Marseille xuất sắc đánh bại các đối thủ của mình để ghi tên vào bán kết Europa League mùa giải này.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Ví MoMo hiện nay được nhiều người tin tưởng và sử dụng vì độ tin cậy cũng như tính tiện lợi. Bất cứ khoản tiền nào được chi ra hay ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động