Công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel: Một món quà, nhiều toan tính của ông Trump

Việc chính thức công nhận Cao nguyên Golan là một phần lãnh thổ của Israel ẩn chứa nhiều ý đồ chiến lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump, song nó cũng có thể mang đến những hậu quả khó lường. Bình luận của Báo Thế Giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump 5 đồng minh châu Âu tại HĐBA LHQ bác bỏ quyết định của Mỹ về Cao nguyên Golan
cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump Ông Trump đã đóng thêm đinh vào "chiếc quan tài" ở Trung Đông

Ngày 25/3 tại Nhà Trắng, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký quyết định công nhận Cao nguyên Golan, vốn nằm dưới chủ quyền của Damascus trước khi bị Tel Aviv chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, là một phần của Israel.

Động thái này đi ngược lại với nhận thức cộng đồng quốc tế, vốn từ chối công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Do đó, ngay lập tức, động thái này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các nước Arab và Syria. Ngày 26/3, Phái đoàn Syria tại Liên hợp quốc đã gửi thư yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an để thảo luận về tình hình Cao nguyên Golan của Syria bị Israel chiếm giữ. Hãng thông tấn Nhà nước Saudi Arabia (SPA) cũng “bác bỏ và lên án mạnh mẽ tuyên bố của chính quyền Mỹ”. Danh sách những nước phản đối quyết định của Mỹ sẽ còn kéo dài, song điều đáng chú ý ở thời điểm hiện tại là nguyên nhân và hệ quả đến từ hành động đơn phương của Mỹ.

cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump
Ngày 25/3, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký quyết định công nhận Cao nguyên Golan thuộc lãnh thổ Israel.

Toan tính của ông Trump

Đầu tiên, có thể thấy một trong những mục tiêu chính trị hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở thời điểm hiện tại là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 và món quà bất ngờ của ông dành cho người Israel không nằm ngoài mục tiêu đó. Không phải ngẫu nhiên mà ông chủ Nhà Trắng chọn ngày 25/3, thời gian diễn ra chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và phiên họp thường niên của Ủy ban Công vụ Israel – Mỹ (AIPAC), đơn vị vận động hành lang cho các chính sách của Israel tại Mỹ, để ký kết quyết định công nhận Cao nguyên Golan là một phần lãnh thổ của Israel, nhằm tối đa hóa tác động của thay đổi chính sách này.

Tuy nhiên, bộ phận cử tri mà ông Trump nhắm tới qua quyết định này không đơn thuần chỉ là người Mỹ gốc Do Thái, mà còn là những người theo Đạo Tin Lành, chiếm tới 25% dân số Mỹ. Đạo Tin Lành ủng hộ Chủ nghĩa Zion và có nhiều người theo Đạo này hiện đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền Mỹ. Ngoài ra, ông Trump không đơn độc khi tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa trong vấn đề này: Trong khảo sát năm 2017 của CNN, có tới 79% thành viên đảng này ủng hộ việc dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem và con số này nhiều khả năng được duy trì sau quyết định mới nhất của ông Trump.

Thứ hai, công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel là cách Washington thể hiện chính sách bảo vệ đồng minh truyền thống Tel Aviv. Từ trước đến nay, cộng đồng quốc tế đã không còn xa lạ với những chính sách ủng hộ Israel của Mỹ. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, điều này ngày càng được thể hiện rõ nét qua việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) để phản đối chỉ trích về Israel, dời Đại sứ quán tại Israel về Jerusalem và bây giờ là công nhận Cao nguyên Golan như một phần lãnh thổ Israel.

Thứ ba, đây là cách mà ông Donald Trump tạo điều kiện thuận lợi để ông Benjamin Netanyahu tái đắc cử Thủ tướng. Chỉ còn hai tuần nữa là cuộc bầu cử Quốc hội Israel (Knesset) sẽ diễn ra và tỷ lệ ủng hộ dành cho đương kim Thủ tướng đang sụt giảm mạnh. Trước diễn biến ác liệt tại khu vực dải Gaza, nhiều quan chức nội các đã đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo của ông Netanyahu và món quà của ông Trump đến không thể đúng lúc hơn nhằm xóa nhòa những suy nghĩ đó. Với nguồn nước dồi dào, cùng vị trí cửa ngõ tiến vào Israel, Cao nguyên Golan đã trở thành một tài sản chiến lược quý giá mà Tel Aviv hằng mong muốn. Suy cho cùng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump mong muốn làm việc với người mà họ đã hiểu và quen thuộc, triển khai những chiến lược của Washington tại Trung Đông, trong đó có hạn chế tối đa ảnh hưởng của Iran.

Hậu quả khó lường

cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump
(Nguồn: Wikipedia)

Tuy nhiên, quyết định táo bạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ mang lại những hậu quả khó lường.

Đầu tiên, việc công nhận Cao nguyên Golan là một phần của Israel sẽ một lần nữa khơi mào cho những căng thẳng chính trị giữa Israel và các nước Arab, đặc biệt là Syria, quốc gia đã để mất Cao nguyên Golan vào tay Tel Aviv trong Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967. Động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ khơi lại vết thương cũ của Syria và có thể thổi bùng lên những xung đột mới tại khu vực đầy bất ổn này.

Thêm vào đó, sự hậu thuẫn về mặt chính trị của Mỹ có thể giúp Israel táo bạo hơn trong các hoạt động quân sự của mình, từ Syria cho đến dải Gaza, mà không phải lo lắng đến phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế. Gần đây nhất, Quân đội Israel đã tiến hành không kích và tấn công chính xác vào các cơ sở quân sự bị tình nghi của Iran ở ngay bên ngoài thủ đô Damascus. Ngày 25/3, sau khi tên lửa từ dải Gaza phá hủy một ngôi nhà thuộc khu vực phía Nam Israel, Tel Aviv đã ngay lập tức triển khai một chiến dịch trả đũa, không kích quy mô lớn vào các địa điểm trọng yếu trên dải Gaza.

Quan trọng hơn, động thái đơn phương của ông Trump có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, khi các nước lớn có thể đơn phương tuyên bố và thực hiện hành động ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền quốc gia của các nước nhỏ hơn, bất chấp luật pháp quốc tế.

Đây là điều mà Washington từng sử dụng để chỉ trích Moscow, khi chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sát nhập Crimea. Do đó, ngay sau tuyên bố của ông Trump, Nga đã đăng đàn chỉ trích Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel, trong khi phủ nhận Crimea là một phần lãnh thổ Nga. Chiều ngày 26/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cũng phản đối “việc thông qua các hành động đơn phương thay đổi sự thực”.

Tuy nhiên, trên thực tế Nga cùng Trung Quốc hiện đang có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với nhiều nước khu vực và động thái của Mỹ có thể mở đường cho Tổng thống Vladimir Putin cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra những tuyên bố táo bạo tương tự. Nếu kịch bản này thành sự thực, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu tới độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của những quốc gia liên quan, mà còn làm xói mòn hiệu quả của hệ thống tổ chức và luật pháp quốc tế.

Khi đó, món quà Cao nguyên Golan có thể là tin tốt của Mỹ dành cho Israel, củng cố mối quan hệ “đôi bạn cùng tiến”, nhưng chắc chắn sẽ là tin xấu đối với Syria nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

(Bài viết này đồng thời được đăng tải trên Báo Thế Giới & Việt Nam bản in, phát hành ngày 28/3/2019)

cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump Dư luận quốc tế phản đối động thái của Mỹ đối với Cao nguyên Golan

Ngày 25/3, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, nhiều tổ ...

cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump Vụ Cao nguyên Golan: Nga, Canada quan ngại gia tăng căng thẳng tại Trung Đông

Ngày 25/3, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Nga ...

cong nhan cao nguyen golan thuoc israel mot mon qua nhieu toan tinh cua ong trump ​LHQ khẳng định không thay đổi chính sách đối với Cao nguyên Golan

Ngày 25/3, Người Phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho hay, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hiểu rõ rằng tình trạng của Cao ...

Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Hồ sơ Cao nguyên Golan

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2024? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động