Công tác biên giới lãnh thổ đạt nhiều thành quả

Trong năm qua, tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến nhanh chóng và hết sức phức tạp. Công tác biên giới lãnh thổ gặp nhiều khó khăn, thách thức, khối lượng công việc tăng cao trên các tuyến biên giới, đặc biệt là trên biển với vụ việc giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo và chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao với các Bộ ngành, cơ quan chức năng và các địa phương liên quan, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Bộ Ngoại giao, chúng ta đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn, đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, thể hiện ở một số mặt tiêu biểu sau:
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn phát biểu tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) – La Lay (Salavan), tháng 6/2014.


Trước hết, ta tiếp tục thúc đẩy các bên liên quan đàm phán giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Việt Nam và Lào đã phối hợp triển khai và hoàn thành toàn bộ công tác cắm cọc dấu bổ sung và các công việc phát sinh.

Nỗ lực lớn trong phân giới cắm mốc

Đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiến tới xây dựng, đàm phán và ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào, ghi nhận toàn bộ thành quả đàm phán từ trước đến nay. Trong thời gian tiếp theo, hai bên sẽ tiếp tục đẩy nhanh triển khai các công việc còn lại, phấn đấu hoàn thành toàn bộ kế hoạch tăng dày tôn tạo, để ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam- Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trong năm 2015.

Công tác tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia tuy còn khó khăn nhưng đã có những bước chuyển biến. Năm 2014, hai bên đã có nỗ lực rất lớn trong công tác phân giới cắm mốc, xác định được 16 vị trí/18 cột mốc và xây dựng 13 vị trí/15 cột mốc, đây là một bước tiến lớn so với năm trước. Việt Nam và Campuchia đều quyết tâm giải quyết những vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước, thể hiện tiêu biểu trong Tuyên bố chung Việt Nam- Campuchia nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 23-24/12/2014: "Hai bên tái khẳng định tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định và các Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước và quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển". Thời gian tới hai bên cố gắng hoàn thành các công việc trên thực địa, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp và xây dựng các văn kiện quản lý biên giới.

Quản lý tốt biên giới biển

Thứ hai, công tác quản lý biên giới và vùng biển đã được thực hiện tốt. Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc, chúng ta tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới theo ba văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc, góp phần duy trì trật tự trị an ở khu vực biên giới và thúc đẩy phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới. Ngoài ra, hai bên tiếp tục thúc đẩy công tác đàm phán của hai Nhóm công tác chung: Nhóm công tác về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ và Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam- Trung Quốc.

Công tác quản lý biên giới biển năm 2014 đã đạt được những thành tích nổi bật, đặc biệt là trong xử lý vụ việc giàn khoan Hải Dương 981. Trong suốt quá trình đấu tranh phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc (từ 2/5- 15/7/2014), chúng ta đã hết sức kiềm chế, theo dõi sát mọi diễn biến, đề xuất chủ trương và biện pháp, xử lý vụ việc trên tất cả các mặt trận chính trị, ngoại giao, pháp lý và tuyên truyền nhằm bảo vệ quyền lợi của đất nước. Chúng ta đã cho lưu hành ở Liên hợp quốc năm công hàm và tài liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trong ngoại giao song phương với Trung Quốc, ta đã tiến hành hơn 40 cuộc tiếp xúc, giao thiệp với phía Trung Quốc ở nhiều cấp, nhiều ngành, gồm cả kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Bên cạnh đó, ta đã tổ chức năm cuộc họp báo quốc tế để thông báo tình hình cho báo giới và cộng đồng quốc tế. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của ta đã chủ động thông báo tình hình căng thẳng ở Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế, khẳng định lập trường kiên định của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sự vận động quốc tế nhanh chóng và kịp thời đã giúp ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ to lớn của các nước và các tổ chức quốc tế. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 24 lần đầu tiên sau gần 20 năm ra Tuyên bố riêng về vấn đề Biển Đông; Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Lãnh đạo Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng Thư ký NATO, Cao ủy EU về An ninh và Đối ngoại và chính quyền nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Australia, Ấn Độ đều lên tiếng bày tỏ quan ngại trước diễn biến căng thẳng ở Biển Đông và nhấn mạnh các tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Nhờ xử lý vụ việc đồng bộ, kịp thời trên tất cả các mặt trận, ta đã kiểm soát tốt tình hình, kiên trì đấu tranh và Trung Quốc đã phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam (15/7/2014), đồng thời ta vẫn giữ được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như quan hệ với Trung Quốc.

Đối với các hành vi lấn biển, mở rộng, xây dựng các công trình trên các cấu trúc ở Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, Người phát ngôn ta cũng đã phát biểu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Chúng ta đang phối hợp tốt với các nước ASEAN từng bước thúc đẩy Trung Quốc tham gia bàn bạc cụ thể hóa Điều 5 Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), yêu cầu các bên kiềm chế, không có những việc làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình.

Thứ ba, công tác ngoại giao đa phương liên quan đến biên giới lãnh thổ cũng được Bộ Ngoại giao chú trọng với tâm điểm là phối hợp với các nước ASEAN và bạn bè quốc tế nêu cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực, thực hiệm nghiêm túc DOC. Với những nỗ lực không ngừng, ta cùng các nước ASEAN từng bước cùng Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đàm phán tiến tới ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Vai trò truyền thông

Thứ tư, ta đã làm tốt công tác tuyên truyền liên quan đến biên giới lãnh thổ. Ngoài công tác tuyên truyền thường xuyên, phải kể đến những hoạt động đấu tranh, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong vụ việc giàn khoan Hải Dương 981. Chúng ta đã chuẩn bị tốt nội dung, cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trả lời báo chí; tham gia các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn, cập nhật nội dung, in ấn và tái bản các ấn phẩm tuyên truyền phục vụ yêu cầu tuyên truyền trong nước và ở ngoài nước. Nhờ sự tích cực và hiệu quả của công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo ở cả trong và ngoài nước, ta đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế.

Nhìn lại một năm qua, công tác biên giới lãnh thổ đã được thực hiện tốt và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia, duy trì môi trường quốc tế hòa bình ổn định cho phát triển đất nước. Bước sang năm 2015, công tác ngoại giao nói chung và công tác biên giới lãnh thổ nói riêng sẽ tiếp tục có những thử thách và khó khăn mới. Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu, Bộ Ngoại giao cũng sẽ luôn nỗ lực hết sức mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi của đất nước. Trong năm tới, chúng ta sẽ phấn đấu giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác biên giới lãnh thổ, tiếp tục thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

Hồ Xuân Sơn
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia



 

Đọc thêm

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động