Cứ đi rồi đến!

Đã đi và đến thật. Nhưng với Tiến sĩ Chu Đình Tới - học giả sau tiến sĩ Marie Curie của Liên minh châu Âu về Y học tại Khoa Y học, Đại học Oslo (Na Uy), chặng đường mà anh đi qua giống như một giấc mơ với cái kết có hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cu di roi den Học giả Mỹ đánh giá cao Năm APEC Việt Nam 2017
cu di roi den Tổng Bí thư tiếp đoàn đại biểu dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học

Chương trình học giả sau tiến sĩ  mang tên Marie Curie của Liên minh châu Âu  (EU) là một trong những chương trình học giả uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay nhằm thu hút và đào tạo những nhà khoa học nhiều triển vọng từ khắp nơi trên thế giới đến châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore... làm việc.

Học giả “đa-zi-năng”

Tiến sĩ Chu Đình Tới hiện là 1 trong 25 người trên thế giới nhận được vị trí này trong đợt đầu của một chương trình Học giả Marie Curie về Y học để làm việc tại những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về Y học trên thế giới ở Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và Bắc Âu. Tại Nauy, anh nghiên cứu các dự án về Y học, trong đó tập trung nghiên cứu về bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Không chỉ nghiên cứu, giảng dạy, viết sách chuyên ngành, Chu Đình Tới còn là tác giả của hơn 100 bài báo giấy và báo mạng với các chủ đề về du học sinh, kiều bào, sức khỏe. Ngoài ra, anh là chuyên gia tư vấn viên về dinh dưỡng, thừa cân béo phì, là diễn giả về du học và học bổng và trở thành thành viên Hội đồng biên tập và phản biện của 2 tạp chí Khoa học về Y học ở Mỹ và châu Âu.

Mới đây, anh đã về nước để ra mắt hai cuốn sách "Hành trang du học" và "Tôi đã đi du học bằng học bổng như thế nào" do Alpha books phát hành. Theo anh, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam ra nước ngoài du học, nhưng chất lượng chưa thực sự cao, nhiều người chỉ đi du học "để cho biết" hoặc cho "bằng bạn bằng bè". Trong khi đó, có hàng triệu học sinh, sinh viên nông thôn học rất giỏi nhưng thiếu định hướng, tâm lý nhút nhát, không có kế hoạch học ngoại ngữ... nên không thể hiện thực hóa giấc mơ của mình. Vì vậy, hai cuốn sách anh viết với mục đích giúp cho nhiều bạn trẻ Việt Nam có năng lực và hoài bão tìm cho mình con đường du học phù hợp nhất để đạt được những kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất.

Tiến sĩ Chu Đình Tới mong muốn làm thật tốt công việc nghiên cứu khoa học để góp phần nhỏ vào nền tri thức y học nhân loại, trong đó có Việt Nam. Anh hy vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia hoạt động giao lưu hợp tác với các nhà khoa học về Y học trong nước để có thể làm cầu nối với quốc tế, cũng như  được tư vấn kinh nghiệm và giúp đỡ nhiều bạn trẻ người Việt ra nước ngoài du học.

cu di roi den
Tiến sĩ Chu Đình tới tại Nauy.

Đi du học bằng... nghị lực

Câu chuyện của chàng trai Chu Đình Tới có thể bình thường với nhiều người, nhưng với anh, đó là một sự phấn đấu không ngừng nghỉ, là sự hy sinh của bản thân và cả gia đình. Thành công hôm nay giống như là món quà tuyệt vời mà cuộc sống đã ban tặng anh cùng với những bước ngoặt không định trước và cả những may mắn ngẫu nhiên.

Với điểm xuất phát thấp là một học sinh nông thôn (học trường làng, vốn ngoại ngữ chắp vá, ít va chạm cuộc sống), mục đích của chàng trai quê Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ) khi đó là cố gắng học để thoát nghèo. Anh cũng chưa bao giờ dám nghĩ đến việc đi du học và nhất lại là du học bằng học bổng toàn phần.

Bản thân anh Tới tự nhận thấy, mình không xuất sắc trong giai đoạn phổ thông, bằng chứng là trong 12 năm học phổng thông anh chỉ được một vài năm là học sinh giỏi hồi cấp 1 và cấp 2, riêng môn tiếng Anh của anh chỉ đạt kết quả học tập trung bình. Chỉ khi thi đỗ vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chu Đình Tới mới giành được những kết quả học tập xuất sắc và quyết tâm cải thiện tiếng Anh bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất trong sách giáo khoa và học hàng ngày. Anh hầu như không đi học thêm tiếng Anh vì sợ tốn thêm tiền làm gánh nặng cho cha mẹ, ngoại trừ năm thứ 3 đại học anh có học thêm một lớp tiếng Anh cơ bản trình độ B bằng chính tiền học bổng của mình.

Không có gì là không thể

Điều ngạc nhiên là với xuất phát điểm ấy, chàng trai Chu Đình Tới đã dần có những bước bứt phá khi trở thành giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi giành được học bổng để đi du học từ bậc thạc sĩ đến tiến sĩ ở nước ngoài ở châu Á và châu Âu. Nhất là, anh trở thành 1 trong 5 người trên thế giới nhận được học bổng toàn phần Tiến sĩ Y học năm 2015 tại Đại học Y Bialystok và Viện Hàn Lâm Khoa học Ba Lan – chương trình do EU tài trợ và dưới sự hướng dẫn của giáo sư nổi tiếng người Mỹ Leslie P Kozak. Tiếp sau đó, anh có nhiều cơ hội để làm việc sau tiến sĩ ở nước ngoài, đặc biệt là vị trí học giả Marie Curie về Y học của EU hiện nay.

Kinh nghiệm bản thân anh cho thấy “người Việt mình cứ chịu khó học hỏi, tìm tòi, quyết tâm... thì khó khăn nào cũng vượt qua được”. Theo Chu Đình Tới, điều quan trọng nhất khi ra nước ngoài là cần mở rộng các mối quan hệ với bạn bè quốc tế và chủ động thiết lập các mối quan hệ với người Việt ở nước sở tại. Anh kể, vào năm 2012, lúc sang Ba Lan học tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan ở thành phố Olsztyne (một thành phố rất nhỏ, cả thành phố chỉ có 6-7 người Việt đều đang đi làm, hầu như không có ai đi học), anh cứ lủi thủi một mình nơi đất khách. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi kết nối được với những người bạn Việt rồi kết bạn và chơi rất thân với các bạn bè quốc tế như Ba Lan, Anh, Tây Ban Nha, Nhật...., anh đã có được khoảng thời gian yên bình và nhiều kỷ niệm đẹp cho đến lúc tốt nghiệp tiến sĩ.

Chia sẻ câu chuyện của mình, Tiến sĩ Chu Đình Tới chỉ muốn cổ vũ và khích lệ những học sinh khó khăn ở những vùng nông thôn cố gắng học tập để thực hiện giấc mơ du học, nhất là du học bằng học bổng toàn phần. “Không có gì là không thể nếu chúng ta biết biến ước mơ thành hành động, tôi đã làm được thì chắc chắc nhiều người khác cũng làm được và sẽ làm tốt hơn!”, anh tâm sự.

cu di roi den Giới nghị sĩ, học giả Canada hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài

Ngoài việc hoan nghênh phán quyết, giới nghị sĩ, học giả và truyền thông tại Canada đồng thời hy vọng các bên liên quan sẽ ...

cu di roi den Tăng cường trao đổi, giao lưu với các học giả Indonesia

Ngày 6/4, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn đã có cuộc trao đổi với các Giáo sư, học giả của Trường Đại ...

cu di roi den Tuyển ứng viên chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2017

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa thông báo tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Học giả Fulbright Việt Nam 2017. 

TRỌNG VŨ

Đọc thêm

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, thành công của Hội nghị Geneva khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang, không chỉ trên mặt trận quân sự mà còn trong đấu ...
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động