Cuộc chiến “bát cơm sắt”

Công việc nhàn hạ, tính ổn định cao cùng nhiều phúc lợi đi kèm… là những yếu tố khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến “bát cơm sắt” - cụm từ dùng để chỉ những công việc trong cơ quan Nhà nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien bat com sat Nhật Bản: Tự tử do làm việc quá sức tăng cao
cuoc chien bat com sat Thụy Điển áp dụng sáu giờ làm việc một ngày

Caizhen Wang (23 tuổi) vừa tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thanh Hoa, một trong những đại học hàng đầu của Trung Quốc (TQ). Với tấm bằng đỏ từ một cơ sở đào tạo có uy tín, việc tìm công việc đúng ngành nghề với mức lương cao tại một doanh nghiệp thuộc khối tư nhân hoàn toàn nằm trong tầm tay của cô. Tuy nhiên, Wang lại quyết định ứng tuyển làm công chức của bộ phận xuất nhập cảnh thuộc Bộ Thương mại TQ.

cuoc chien bat com sat
Kỳ thi tuyển công chức tại Trung Quốc hàng năm thu hút hơn 1 triệu người tham gia ứng tuyển. (Nguồn: Twimg)

“Cha mẹ muốn tôi có công việc ổn định và nhàn hạ để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Hơn thế, là công chức, tôi cũng được hưởng nhiều trợ cấp y tế và phúc lợi xã hội tốt hơn”, Wang chia sẻ lý do cô muốn trở thành công chức Nhà nước.

Cạnh tranh khốc liệt

Wang chỉ là một trong số hơn 1,5 triệu người đăng ký tham gia kỳ thi tuyển công chức quy mô lớn do Chính phủ TQ tổ chức vào ngày 10/12 tới đây. Dù tỷ lệ chọi khá khốc liệt nhưng số lượng người ứng tuyển vẫn tăng đều qua hàng năm. Việc có được một vị trí trong cơ quan Nhà nước đã trở thành niềm mơ ước của hàng triệu thanh niên tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Kỳ thi tuyển công chức tại TQ thường kéo dài 5 giờ, được chia làm hai phần. Phần một là bài kiểm tra năng lực trong 2 giờ với khoảng 135 câu hỏi trắc nghiệm về nhiều lĩnh vực, từ toán học, tình hình quốc tế, ngôn ngữ học đến logic. Ba giờ còn lại, thí sinh sẽ phải hoàn thành một bài luận tổng hợp. Các thí sinh vượt qua được vòng này sẽ tiếp tục phần thi về chuyên môn và phỏng vấn tại các cơ quan Nhà nước mà họ ứng tuyển.

Theo China Daily, kỳ thi tuyển công chức năm nay vẫn rất cạnh tranh khi trong số 1,38 triệu người được chấp thuận tham dự kỳ thi thì chỉ có 28.533 vị trí cần tuyển, tương đương với tỷ lệ chọi là 1/48. Đáng chú ý, số người ứng tuyển cho một vị trí trong Văn phòng liên lạc thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình TQ thậm chí còn lên tới 2.666 người. Năm 2016, một vị trí lễ tân văn phòng cũng thu hút gần 10.000 ứng viên, trong đó không ít người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chức, các ứng viên phải dành hàng tháng trời, thậm chí hàng năm cho việc ôn thi. Wang tâm sự, cô đã dành bốn tháng để tham gia các khóa học ôn luyện. “Trong khoảng thời gian có hạn, với số lượng câu hỏi khá nhiều và trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bạn sẽ chỉ có chưa đầy một phút để hoàn thành một câu hỏi. Tôi đã phải luyện tập rất gian khổ để có thể theo kịp được tốc độ này”, Wang nói.

Nếu như trong thập niên 1980-1990, TQ chứng kiến số lượng người lao động tham gia làm việc trong khu vực tư nhân tăng vọt do các chính sách cải cách kinh tế giúp gia tăng thu nhập cho người lao động thì khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng người rời bỏ khu vực tư nhân để quay trở lại Nhà nước lại có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, mức lương của nhiều công chức TQ không hề cao so với mặt bằng chung, chưa kể còn thấp hơn nhiều so với các vị trí ở khu vực tư nhân. Số liệu của cơ quan thống kê nước này cho thấy, năm 2015, mức lương cơ bản của công chức thấp nhất là 212,5 USD/tháng (chỉ khoảng 4,8 triệu đồng) – mức lương được cho là khá thấp, kể cả so với lao động nông thôn.

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia xã hội học, tính ổn định cao là một trong những lý do chính khiến các công việc Nhà nước hấp dẫn người lao động TQ. Ngoài ra, những trợ cấp và phúc lợi đi kèm cũng khá ưu đãi. Đơn cử như vị trí mà Wang ứng tuyển, nếu được chọn, ngoài mức lương theo quy định, cô còn được ưu tiên mua nhà ở Bắc Kinh với giá rẻ, có chỗ ở miễn phí và được ăn trưa miễn phí tại văn phòng.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, việc làm ở khu vực tư nhân ngày càng bấp bênh thì có được công việc ổn định tại một cơ quan công quyền hẳn là lựa chọn “không thể tốt hơn” đối với nhiều thanh niên nước này.

Chuyện không của riêng ai

Cuộc chiến “bát cơm sắt” trên thực tế không chỉ là chuyện của riêng TQ mà còn diễn ra ở nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Theo tờ Korea Times, Hàn Quốc cũng tổ chức một kỳ thi tương tự dành cho các ứng viên muốn ứng tuyển vào các vị trí trong cơ quan công quyền, bao gồm cả các cơ quan cảnh sát hay bộ phận phòng cháy chữa cháy. Không chỉ được coi trọng, ở xứ sở kim chi, một người làm việc cho Nhà nước còn được xem là “niềm vinh dự cho cả dòng họ”.

Mức lương cao, phúc lợi xã hội tốt là những lý do khiến việc làm ở khu vực công tại Singapore đặc biệt thu hút người lao động nước này. Năm 2007, Chính phủ Singapore đã công bố chế độ lương mới, theo đó ngân sách nước này đã chi thêm 214 triệu SGD và nâng tổng số quỹ tiền lương lên 4,7 tỷ SGD/năm.

Kỳ thi tuyển công chức trên quy mô lớn cũng được Philippines tổ chức hai năm một lần, dành cho mọi đối tượng trên 18 tuổi và không phân biệt trình độ văn hóa. Dù không cạnh tranh gay gắt như TQ nhưng mỗi năm kỳ thi này cũng thu hút được số lượng lớn ứng viên tham gia.

cuoc chien bat com sat Lao động nữ giới - chìa khóa để Ấn Độ đạt mục tiêu tăng trưởng

Ấn Độ cần phải thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trong thị trường việc làm nếu muốn hiện thực hóa tham vọng đạt ...

cuoc chien bat com sat Chính phủ Anh cần đảo đảm tương lai cho lao động di cư EU

Lời kêu gọi được lãnh đạo tổ chức Đại hội Công đoàn Frances O'Grady và Tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh Adam Marshall đưa ...

cuoc chien bat com sat Brazil: Ngân hàng Trung ương vào "tầm ngắm" cải cách

Chỉ cần 41/81 Thượng nghị sĩ Brazil thông qua thủ tục phế truất Tổng thống Dilma Rousseff vào ngày 10/5 tới, tân Tổng thống sẽ tiến ...

Ngọc Trần (theo Business Insider)

Đọc thêm

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Ví MoMo hiện nay được nhiều người tin tưởng và sử dụng vì độ tin cậy cũng như tính tiện lợi. Bất cứ khoản tiền nào được chi ra hay ...
Casper Ruud, Tsitsipas tiến vào bán kết Barcelona Open 2024

Casper Ruud, Tsitsipas tiến vào bán kết Barcelona Open 2024

Ở vòng 3 Barcelona Open 2024, Tsitsipas đánh bại Carballes Baena, Casper Ruud thắng dễ Thompson để tiến vào tứ kết giải ATP 500 tại Tây Ban Nha.
Cách thêm bạn bằng QR Messenger giúp kết nối liên lạc nhanh chóng hơn

Cách thêm bạn bằng QR Messenger giúp kết nối liên lạc nhanh chóng hơn

Phiên bản mới nhất của Messenger đã thêm nhiều tính năng mới rất hữu ích. Một trong những tính năng được nhiều người chú ý chính là kết nối qua ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động