Đại hội Đảng XII trên báo nước ngoài

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII diễn ra từ 20 – 28/1 nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ trong nước mà cả báo chí và dư luận nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
da i ho i da ng xii tren ba o nuo c ngoa i
Các đại biểu biểu quyết chương trình nghị sự của Đại hội Đảng XII. (Nguồn: Global Times)

Nhiều quan điểm cho rằng: Đường lối đối ngoại của Việt Nam sau sự kiện này có thể sẽ không có nhiều thay đổi, nhưng chính những cải cách và quyết sách mới sẽ giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực quốc gia và tăng cường vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Hội nhập kinh tế là ưu tiên

Ngày 21/1, chuyên gia Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, sau Đại hội Đảng XII, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vế: Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. 

Theo chuyên gia này, bản dự thảo Báo cáo Chính trị được công bố trong năm 2015 kêu gọi cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động trong ngành ngoại giao và đề ra mục tiêu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, trong đó, hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Việc Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ủng hộ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, dự thảo Báo cáo Chính trị cũng kêu gọi tăng cường an ninh và quốc phòng “trong tình hình mới”. Những yếu tố nói trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam.

Ông Carl Thayer cũng cho rằng, Việt Nam sẽ không từ bỏ chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa” trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin cậy đối với tất cả các nước. Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam dường như sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong các lĩnh vực khác, như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Việt Nam sẽ cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhưng đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương Bắc. Việt Nam sẽ cố gắng tận dụng mối quan hệ của mình với các cường quốc chính để hưởng lợi, nhưng tránh rơi vào quỹ đạo của một trong số những cường quốc này. Việc Trung Quốc gần đây triển khai giàn khoan HD-981 và hối hả hoàn tất xây dựng các đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa cho thấy Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, sẽ phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc.

Cần cải cách

Báo Global Times (Trung Quốc) nhận định: Trên thực tế, thách thức chủ yếu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt là làm sao để thúc đẩy cải cách chính trị và kinh tế trong nước. Ở Việt Nam đang thay đổi từng ngày, ưu tiên hàng đầu cho Đảng Cộng sản Việt Nam là phải bắt kịp với những thay đổi, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội và bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, với một đất nước chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền, điều có ý nghĩa sống còn là (i) sự chuyển giao ổn định và (ii) tiếp tục đi sâu cải cách mở cửa một cách năng động.

Theo trang tin CNBC (Mỹ) ngày 21/1, bất chấp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2015, Việt Nam đang rất cần những cải cách cơ cấu. Chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của HIS/Global Insight (Mỹ) Rajiv Biswas nói: “Nhà lãnh đạo mới cần nắm bắt thời cơ để Việt Nam có thể trở thành một trung tâm châu Á của các mặt hàng chế tạo xuất khẩu. Mặc dù sự chuyển đổi này đang diễn ra, nhưng các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cần củng cố tiến trình này bằng việc tiếp tục tự do hóa kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh”. Dù các công ty xuyên quốc gia lớn như Samsung và Intel đang tăng cường sự có mặt tại Việt Nam và TPP dự kiến sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa, Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo hãng tin AP (Mỹ), đội ngũ lãnh đạo kế tiếp sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định tốc độ cải cách của nền kinh tế Việt Nam, vốn đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, thiết lập nên một thị trường chứng khoán non trẻ và tăng gấp ba mức thu nhập bình quân đầu người.

da i ho i da ng xii tren ba o nuo c ngoa i
Công tác chuẩn bị cho Đại hội XII. (Nguồn: Reuters)

Không đi chệch hướng

Báo chí Campuchia cho rằng, do TPP liên quan đến việc cắt giảm thuế quan hàng may mặc, mà xuất khẩu hàng may mặc lại là ngành trụ cột trong phát triển kinh tế của Campuchia, nhờ có TPP mà Việt Nam sẽ ngày càng có vị trí lợi thế hơn so với Campuchia, vì vậy trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ ngày càng bỏ xa Campuchia. Là một thành viên của ASEAN, sau Đại hội, Việt Nam có thể sẽ có được địa vị kinh tế ngày càng cao trong ASEAN.

Các chuyên gia cho rằng, cho dù ai đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cao nhất, thì việc Việt Nam phê chuẩn TPP và việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ tiếp tục diễn ra. Chuyên gia phân tích rủi ro thuộc Công ty nghiên cứu BMI Research (Singapore) Chan Jin Lai nhận định: “Chúng tôi không thấy có bất kỳ lý do nào để các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam đi chệch ra khỏi các chính sách kinh tế hiện nay. Động lực của nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi một tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy nhanh chóng, và dường như không thay đổi nào tại Hà Nội có thể làm chao đảo mức tăng trưởng ổn định được thể hiện rõ trong những năm gần đây”.

Sự quan tâm của công luận quốc tế đến Đại hội Đảng lần thứ XII cho thấy những thành công của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh trên thế giới, cũng như tầm quan trọng của sự kiện này. Thành công của Đại hội XII sẽ giúp Việt Nam bước vào 5 năm phát triển ổn định và lâu dài tiếp theo. Việc duy trì một thể chế chính trị ổn định và một môi trường kinh tế hấp dẫn, đầy tiềm năng sẽ là chìa khóa để Việt Nam củng cố và nâng cao sức mạnh quốc gia trong thời đại mới.  

Minh Tuấn (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Đại hội Đảng lần thứ XII

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động