Đằng sau sự thần kỳ

Kinh tế Trung Quốc, sau khi tiến hành chuyển đổi năm 1978, đã bước vào giai đoạn tăng trưởng với tỷ lệ bình quân trong vòng 30 năm lên tới 9,6%, đưa nước này nhanh chóng trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới năm 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng này ngày càng suy giảm mạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dang sau su than ky Trung Quốc vẫn duy trì nền tảng kinh tế mạnh
dang sau su than ky Trung Quốc vẫn “ủ” nhiều rủi ro trong nền kinh tế

Suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài

Khủng hoảng ̉tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ̣ công châu Âu năm 2010 khiến vị thế của Mỹ và châu Âu về̀ kinh tế suy giảm nhanh, còn Trung Quốc đã̃ có sự̣ tăng tốc ngoạn mục nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu và các gói kích thích kinh tế quy mô lớn. Trong vòng 14 năm (2000 – 2013), tăng trưởng cộng dồn GDP thực tế́ của Trung Qúốc đạt mức kỷ lục 243%, trong khi đó con số này của Mỹ và̀ EU chỉ xoay quanh ngưỡng 20%. Đến nay, GDP Trung Quốc đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ USD - trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới đạt được mức này.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (số liệu năm và số liệu theo quý) có thể nhận thấy khuynh hướng suy giảm tăng trưởng đã bắt đầu xuất hiện từ quý I/2010 (tăng trưởng 12,1%) và kéo dài đến tận quý IV/2016 (tăng trưởng 6,7%). Sau khi mất các mốc tăng trưởng quan trọng, Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng theo từng năm, hiện nay mục tiêu của năm 2017 chỉ còn 6,5%.

dang sau su than ky
Mối lo thường trực về bong bóng bất động sản hiện ra ở các thị trấn và thành phố nhỏ của Trung Quốc.(Ảnh minh họa)

Sử dụng vốn kém hiệu quả

Nguyên nhân căn bản của suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà quốc gia này theo đuổi.

Việc dựa vào vốn để tăng trưởng dẫn đến một số hệ lụy căn bản. Thứ nhất, lợi ích cận biên của vốn sẽ suy giảm nhanh chóng, đặc biệt nếu nguồn vốn này bị phân bổ nhiều cho khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém hiệu quả. Thứ hai, việc tăng trưởng dựa vào vốn sẽ làm giảm động lực cải thiện năng suất. Thứ ba, tăng trưởng dựa vào mở rộng đầu tư dẫn đến tình trạng dư thừa công suất và phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Thứ tư, việc dựa vào vốn để mở rộng tăng trưởng sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần của các khu vực trong nền kinh tế và dễ dẫn đến hình thành bong bóng trên thị trường tài sản.

Tăng trưởng kinh tế nhờ sử dụng các khoản tín dụng khiến tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ) ở Trung Quốc tăng vọt. Trong vòng 6 năm (2008 - 2014) nợ của Trung Quốc đã tăng từ 150% GDP lên mức 280% GDP. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính này, khoản lãi mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải trả hàng năm đã tăng mạnh. Theo số liệu của CEIC, tỷ lệ trả nợ (tính bằng % GDP hàng năm) đã tăng từ 8% (năm 2006) lên trên 13,5% (năm 2013). Hiện mỗi năm NHTM Trung Quốc vẫn phải trả khoản lãi cho các tổ chức phi tín dụng tương đương 12,5% GDP.

Số liệu cho thấy tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc đặc biệt cao. So với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác tại khu vực Đông Á, tỉ lệ đầu tư/GDP của Trung Quốc hiện vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 50% GDP, cao hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình của các quốc gia được so sánh.

Dư thừa sản lượng

Đây là vấn đề đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tỷ lệ phá sản doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hệ thống NHTM. Nguyên nhân của vấn đề này là (i) đầu tư quá lớn và liên tục; (ii) sự suy giảm cầu của thị trường bên ngoài.

Trong Báo cáo “Đánh giá triển vọng phát triển khu vực ASEAN năm 2015” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dựa trên số liệu khảo sát hiệu suất sử dụng trên 19 ngành hàng của Trung Quốc trong năm 2013, ngoài nhóm ngành thực phẩm, rượu và đồ uống (FWOB) đang có mức dư thừa sản lượng lớn nhất biểu hiện ở hệ số công suất sử dụng thấp dưới 65%, đã có 6/19 ngành sản xuất quan trọng có hiệu suất sử dụng thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với tình trạng dư thừa sản lượng cao, bao gồm: ô tô (AUTO); máy móc, thiết bị điện (EME); kim loại đen (kim loại có chứa sắt - FM); thiết bị vật tư (GE); sản phẩm khoáng sản phi kim loại (NMP); hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất (RCM).

Suy giảm sức cạnh tranh

Những thay đổi về nhân khẩu học khiến lao động Trung Quốc ngày càng thiếu hụt. Lao động thiếu hụt và kinh tế tăng trưởng làm chi phí tiền lương tăng mạnh. Chi phí tiền lương tăng lại khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc không còn lợi thế cạnh tranh. Trung Quốc dần mức sức cạnh tranh toàn cầu.

Theo ước tính của EIU, đến năm 2020, chi phí lao động của Trung Quốc có thể tăng lên 45,6 USD/ngày. Như vậy, mức tăng chi phí lao động của nước này giai đoạn 2012-2020 sẽ là 12%/năm, gấp đôi tăng trưởng GDP.

Chính sách kinh tế và dấu ấn lãnh đạo

Trung Quốc trong giai đoạn sau thời kỳ lãnh đạo của Chủ tịch nước Mao Trạch Đông, các nguồn lực và quyền hạn được phân chia giữa chính quyền trung ương và địa phương theo chiều dọc (nếu trong nội bộ chính quyền) và theo chiều ngang (nếu giữa các chính quyền) nhằm định rõ kết quả của các chính sách. Dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – Thủ tướng Ôn Gia Bảo, các lỗ hổng phức tạp về vấn đề hoạch định chính sách càng gia tăng, dẫn đến hàng loạt các nhân tố chính trị mới, bao gồm các nhà hoạt động chính trị, giới truyền thông và các DNNN cũng bắt đầu gia nhập vào hệ thống hoạch định chính sách của Trung Quốc.

Bộ máy chính quyền mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình xây dựng đang nỗ lực hoạt động nhằm kiên quyết thay đổi xu hướng trước đây. Ông Tập nhấn mạnh vai trò của Đảng trong hoạch định chính sách kinh tế và giảm bớt tham gia của Chính phủ trong các hoạt động không cần thiết. Tiểu ban Lãnh đạo Tăng cường Cải cách Toàn diện (CDRLSG) và Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương về Kinh tế và Tài chính (CFELSG) với quyền lực siêu bộ đã được thành lập. Bên cạnh đó, hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào quân đội và DNNN đã làm giảm số lượng các ủy viên trung ương của hai nhóm này trong nhóm được tham gia hoạch định chính sách.

Đặc điểm quyết sách kinh tế thời ông Tập Cận Bình bao gồm (i) mang dấu ấn cá nhân, (ii) được diễn đạt trừu tượng, (iii) thi hành các bộ phận rời rạc, (iv) nhấn mạnh tính toàn diện, tổng thể.

Quá trình thị trường hóa có bị đảo ngược?

Sau khi Trung Quốc đưa ra cam kết cải cách “để thị trường đóng vai trò quyết định”, giới phân tích đều ít nhiều kỳ vọng các cải cách thực chất sẽ được ban hành. Tuy nhiên, bên cạnh một số cải cách về DNNN – lựa chọn 6 doanh nghiệp không quan trọng để thí điểm cải cách quản trị công ty – các cải cách quan trọng khác hầu như ít tiến triển. Xu hướng bảo hộ (có phần) gia tăng và cải cách chậm chạp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại rằng Trung Quốc chỉ tuyên bố cải cách chứ không thực sự mở cửa.

Cải cách thị trường tài chính là một dấu hỏi khi theo dõi trường hợp Khu thương mại tự do Thượng Hải (SFTZ). Cuối tháng 12/2013, 12 Bộ bao gồm các nhà quản lý tài chính cấp Bộ đã công bố những quy định liên quan đến việc thực thi dự án cải cách tài chính tiền tệ, gần 3.500 công ty, 288 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 12 ngân hàng nước ngoài đã chấp thuận sự quản lý FTZ vừa được thiết lập để đăng ký vào khu vực này. Nhưng chỉ đến tháng 6/2014, nhiều công ty nước ngoài bắt đầu phàn nàn về vấn đề thiếu hụt những cải cách có ý nghĩa, và các vị đại diện từ một số công ty nước ngoài phải thừa nhận quyết định đầu tư vào khu vực này của họ là do chính trị thúc đẩy hơn là động cơ thương mại. Đặc biệt, năm 2016, khi đầu tư kinh tế của khu vực tư nhân sụt giảm, Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp bằng cách yêu cầu các DNNN phải tăng đầu tư - một quyết định mang tính phi thị trường. Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu các tập đoàn kinh tế nhà nước phải chịu trách nhiệm đối với Đảng ủy doanh nghiệp. 

***

 

Kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều thử thách khó khăn. Nền kinh tế này có thể vẫn tăng trưởng với tốc độ 4-5% trong vòng 5 năm tới. Quan điểm cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ có thể chưa đánh giá hết được sức mạnh của khu vực sản xuất thực, tỷ lệ tiết kiệm cao và dự trữ ngoại tệ lớn của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng nếu các vấn đề cấu trúc của nền kinh tế không được cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập Cận Bình, sự rung lắc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng nhiều và mạnh hơn. Suy giảm dự trữ ngoại tệ từ 4.000 tỷ USD (năm 2015) xuống còn 3.000 tỷ USD (năm 2016) là chỉ dấu cho thấy những bất ổn tiềm tàng này.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

dang sau su than ky Kinh tế Trung Quốc vận hành ổn định trong xu hướng chậm lại

Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày mới đây đã đề cập đến những số liệu ...

dang sau su than ky Tại sao Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng toàn cầu?

Trung Quốc hiện là một trong những nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới, tham gia vào việc thiết lập giá vàng tại sàn ...

dang sau su than ky Trung Quốc chưa sẵn sàng quốc tế hóa Nhân dân tệ

10 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc quốc tế hóa Nhân dân tệ (NDT). Nhưng những thay đổi ...

TS. Phạm Sỹ Thành Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động