Dấu ấn chặng đường 50 năm phát triển của Cộng đồng ASEAN

Ngày 8/8/2017 đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nay là Cộng đồng ASEAN. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean Lạc quan về sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN
dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean Lễ thượng cờ năm kỷ niệm vàng ASEAN

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới với những thành tựu đáng tự hào.

- Quy mô dân số: 635 triệu dân.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): khoảng 3.000 tỷ USD.

- Tổng kim ngạch thương mại hàng năm: hơn 1.000 tỷ USD, trong đó thương mại nội khối chiếm 1/4.

- Là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới và thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dự đoán ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới trong năm 2025.

dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

- ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ASEAN khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2011 sẽ tạo dựng nên một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới, bao gồm gần một nửa dân số thế giới và hơn 1/3 thương mại toàn cầu. ASEAN hiện có 10 đối tác đối thoại chính thức, trong đó có 8 quốc gia và 2 tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc (LHQ) và Liên minh châu Âu (EU). Có 6 đối tác đối thoại được thiết lập từ những năm 1970, gồm: Australia (1974), New Zealand (1975), Canada, EU, Nhật Bản, Mỹ và Liên hợp quốc (1977). Riêng quan hệ đối thoại với Liên hợp quốc sau này được thay thế bằng đối tác toàn diện.

- ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Nhật Bản vào năm 1973. Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại và là nhà cung cấp vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đứng thứ 2 ở ASEAN. Tổng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào ASEAN đạt 17,4 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng lượng vốn FDI vào ASEAN. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa ASEAN-Nhật Bản đạt 239 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 10,5% tổng thương mại của ASEAN. Hiện hơn 10.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại ASEAN, tạo công ăn việc làm cho lao động trẻ ở khu vực này cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

- ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1977. EU là thị trường xuất khẩu và là nhà cung cấp vốn FDI hàng đầu của ASEAN trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của châu Âu, sau Mỹ và trung Quốc, với kim ngạch thương mại 2 chiều giữa ASEAN - EU trong năm 2016 đạt 228 tỷ USD. FDI của EU chiếm 22% tổng lượng vốn FDI vào ASEAN. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của EU sang Việt Nam gồm dược phẩm, máy móc, thiết bị vận tải, trong khi nhập khẩu các sản phẩm nông sản, dệt may từ ASEAN.

- ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Mỹ vào năm 1977. Hiện Mỹ tỷ USD trong năm 2015, đồng thời cũng là nước đứng đầu về đầu tư trực tiếp vào ASEAN với tổng giá trị lên tới 274 tỷ USD. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác kinh tế hai bên cũng đã mang lại hơn 5 triệu việc làm tại Mỹ.

- ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc vào năm 1991. Trung Quốc đã 8 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc trong 6 năm vừa qua. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN tăng từ mức 8 tỷ USD vào năm 1991 lên mức 452 tỷ USD vào năm 2016. Kim ngạch đầu tư hai chiều tăng từ mức 500 triệu USD vào năm 1991 lên 180 tỷ USD vào năm 2016.

- ASEAN chính thức thiết lập quan hệ đối thoại với Ấn Độ vào năm 1992. Hiện ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ, chiếm 10% tổng thương mại của nước này trong khi Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN. Nếu như năm 1992, tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ với ASEAN đạt gần 5 tỷ USD thì sau hơn 20 năm, con số này đã lên tới hơn 76,53 tỷ USD giai đoạn 2014-2015, 65,04 tỷ USD giai đoạn 2015-2016. Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đến năm 2025 đạt 200 tỷ USD.

- ASEAN cũng xây dựng thành công quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với nhiều tổ chức ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là đối tác toàn diện ASEAN-LHQ được thành lập và nâng cấp năm 1977, Hội đồng Hợp tác các nước vùng Vịnh (GCC), Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Nhóm Rio và sau này là Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ và Carribbean và Liên minh Thái Bình Dương.

Đến nay, đã có 86 quốc gia ngoài ASEAN cử đại sứ tại ASEAN; đặc biệt là các nước và đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và EU. Từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, ASEAN đã cải thiện nhanh chóng và mở rộng quan hệ đối thoại chiến lược với Mỹ và chú trọng làm sâu sắc quan hệ hơn với Trung Quốc, nhất là quan hệ kinh tế. Các đối tác của ASEAN, đặc biệt là các nước lớn đều mong muốn ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác ở khu vực.

dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean ASEAN - vươn tầm từ hợp tác nội khối

Có thể nói, trong suốt 50 năm qua, ASEAN đã đạt được những thành tựu mang tính bước ngoặt. Vượt qua những biến động lớn, ...

dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean Cộng đồng ASEAN: Cùng gắn kết, chia sẻ lợi ích trên chặng đường mới

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (8/8/1967 - 8/8/2017), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không ngừng phát ...

dau an chang duong 50 nam phat trien cua cong dong asean 50 năm ASEAN: Kể về một hành trình, hướng về một tương lai

ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 600 triệu dân với đa dạng về văn hóa, tôn giáo. Ngôi nhà ấy được xây trong ...

(theo vietnamplus.vn)

Bài viết cùng chủ đề

50 năm thành lập ASEAN

Đọc thêm

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động