Để tiếng Việt không còn cách trở

Tại lễ khai giảng khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt năm 2017 ngày 14/8 ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ niềm vui khi việc học và dạy tiếng Việt được xây dựng thành một phong trào rộng lớn, song hành với tình yêu của bà con kiều bào dành cho quê hương và ngôn ngữ mẹ đẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
de tieng viet khong con cach tro Khai mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt năm 2017
de tieng viet khong con cach tro Nơi tiếng Việt được chắp cánh

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc gìn giữ tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện rõ trong Nghị quyết 36 ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị cũng như Chương trình hành động của Chính phủ ngày 5/4/2016. Xin Thứ trưởng đánh giá những tiến bộ nổi bật trong công tác này?

Những năm qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NNVNVNONN) luôn coi trọng công tác xây dựng, củng cố, phát triển phong trào tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời góp phần phổ biến, truyền bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

de tieng viet khong con cach tro
Giờ lên lớp của các học viên (Ảnh: D.T)

Công tác này đã được triển khai cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chúng tôi thấy tự hào vì đã làm được nhiều việc như tổ chức các lớp tập huấn, vận động và trợ giúp các lớp học, cung cấp sách giáo khoa... Đặc biệt, hai năm gần đây, chúng tôi cũng đã triển khai “phủ sóng” sách giáo khoa cơ bản ở những vùng còn nhiều khó khăn và mở rộng giáo trình online (trực tuyến). Bên cạnh đó, việc tập huấn cho các giáo viên kiều bào được thực hiện ở cả trong và ngoài nước.

Xác định được vai trò quan trọng “còn tiếng Việt còn người Việt”, cộng đồng NVNONN

74 tuổi vẫn muốn làm giáo viên

“Sau nhiều năm không đứng lớp, tôi rất vui lại được trở về với nghề giáo viên. Là học viên nhiều tuổi nhất tại khóa tập huấn năm nay, tôi thấy mừng vì Nhà nước và Chính phủ đã mở rộng mô hình tập huấn giúp những giáo viên có tâm huyết với việc gìn giữ tiếng Việt cho con em như chúng tôi có cơ hội thực hiện ước mơ lâu nay. Sinh sống xa xứ, điều chúng tôi thấy buồn là rất nhiều con em mình không nói được tiếng Việt và khó khăn nhất là dạy tiếng Việt. Chúng tôi phải dùng tiếng Thái thì các em mới hiểu. Dù đã 74 tuổi nhưng sau khóa học này, tôi vẫn muốn được thực hiện công việc giảng dạy tiếng Việt từ lớp vỡ lòng”

Cô giáo Đào Thị Hy từ Thái Lan.

luôn quan tâm gìn giữ tiếng Việt. Theo thống kê sơ bộ, tại Mỹ hiện có khoảng 200 trung tâm, cơ sở dạy tiếng Việt; tại Thái Lan hiện có 39 lớp, tại Campuchia có 33 điểm trường, lớp; tại Lào có 13 trường và trung tâm. Tại Czech, Đức, Nga, Ukraine.. cũng duy trì hàng chục trung tâm. Qua đó, tiếng Việt tiếp tục được duy trì và là sợi dây gắn kết nội bộ cộng đồng cũng như với quê hương đất nước.

Theo Thứ trưởng, đâu là những khó khăn còn tồn tại cần phải tìm các biện pháp khắc phục trong thời gian tới?

Tôi cho rằng chúng ta đã giải quyết được khó khăn lớn nhất – đó là việc học và dạy tiếng Việt đã được xây dựng thành một phong trào rộng lớn, song hành với tình yêu của bà con kiều bào dành cho quê hương và ngôn ngữ mẹ đẻ. Đến nay, phong trào đã phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, để tổ chức được hiệu quả cần phải có trường lớp, thầy cô, sách giáo khoa và người học.

Về sách giáo khoa, chúng ta đang tăng cường cải thiện bằng nhiều cách để có thể mang sách tới tận tay người học. Về trường lớp, chúng ta đang rất thiếu,  nhưng luôn có tình yêu của những thầy cô tâm huyết. Khi đi công tác ở nước ngoài, tôi thấy vui vì có nhiều bà con đã nhường nhà riêng, nhiều nhà chùa, trung tâm tôn giáo đã dành không gian cho các lớp học tiếng Việt, như ở Thái Lan, Mỹ, châu Âu... Chúng ta mừng vì có những hội đoàn người Việt đã trở thành chỗ dựa tinh thần và vật chất của lớp học...

de tieng viet khong con cach tro
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam.

Với vấn đề giáo viên, những năm qua, các giáo viên từng tham dự các lớp tập huấn trong nước đã trở thành hạt nhân dìu dắt các thế hệ giáo viên tiếp theo. Có thể nói, chúng ta đã có lực lượng giáo viên cơ bản và sẽ tiếp tục xây dựng các lớp tập huấn trong thời gian tới để sát với từng địa bàn. Một khó khăn khác là chế độ thù lao cho giáo viên chưa có và hầu hết các giáo viên tình nguyện. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp trợ giúp các giáo viên ngoài nước.

Điều quan trọng là chúng ta phải duy trì việc học tiếng Việt được chăm lo từ nhiều phía và nhận được sự hỗ trợ từ trong và ngoài nước. Tôi tin rằng khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, nhất là khi các cơ quan, đoàn thể, các hội đoàn và mỗi cá nhân người Việt có sự liên kết chặt chẽ để xóa dần đi những cách trở.

Tiếng Việt là niềm vui và cảm hứng bất tận

“Đồng hành cùng các học viên của khóa học trong suốt 5 năm qua, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt luôn có các giảng viên nhiệt tình và tâm huyết với việc giúp gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài. Các giảng viên của tôi cũng đã đến với nhiều địa bàn trên khắp thế giới để chia sẻ và trợ giúp cho các giáo viên kiều bào. Mỗi chuyến đi và những khóa tập huấn giúp chúng tôi nhận ra tiếng Việt là niềm trăn trở của bao phụ huynh và cũng là nhịp cầu gắn kết tình cảm của những người xa xứ. Việc duy trì tiếng Việt ở nước ngoài là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, các thầy cô sẽ phải đổ mồ hôi công sức nhiều lắm nhưng tiếng Việt vẫn là niềm vui và cảm hứng bất tận trong trái tim người Việt”.

PGS. TS Nguyễn Thiện Nam - Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Thứ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả của các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt trong 5 năm qua?

Khóa tập huấn này được tổ chức nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức cho các giáo viên chuyên và không chuyên đang dạy tiếng Việt tại các cơ sở của cộng đồng. Qua 5 năm tổ chức, đã có 196 học viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ sư phạm giảng dạy tiếng Việt. Các học viên khi về nước đều trở thành nòng cốt, tích cực tham gia các lớp giảng dạy tiếng Việt ở địa bàn, như cô giáo Nguyễn Lan Hương, tham gia khóa tập huấn năm 2016, đã tích cực mở và trực tiếp giảng dạy cho con em kiều bào ta tại trường Sao Mai, trường “Đồng hồ Mặt trời” ở Berlin, cô Nguyễn Thị Xuân Oanh, giáo viên tiếng Việt tại Udon Thani, Thái Lan đã được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì thành tích xuất sắc trong giảng dạy...

Lần thứ năm được tổ chức, khóa tập huấn năm nay đã thu hút tới 78 học viên, trong đó có những địa bàn có đông học viên tham gia nhất như Đài Loan (35 người), Thái Lan (12 người), đặc biệt lần đầu tiên có hai học viên về từ Nhật Bản. Thứ trưởng có nghĩ đó là hiệu ứng lan tỏa của phong trào?

Tôi rất vui vì số lượng học viên tăng lên qua từng năm. Điều đó cho thấy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng phát triển và phản ánh nhu cầu được đào tạo nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy của giáo viên kiều bào ngày càng tăng.

Được biết, năm nay có những thầy cô xuất sắc như cô Vũ Thị Tin đã có nhiều năm giảng dạy tình nguyện cho cộng đồng, hiện đang giảng dạy tại chùa Khánh An, tỉnh Udon Thani, Thái Lan, cô Hà Kim Chi – người nhiều năm qua luôn tích cực giảng dạy, mở lớp cho các con em người Việt tại thành phố Torino, các cô Thạch Thị Liên, Nguyễn Mai Thúy, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Xuân Hương vẫn kiên trì bám trường bám lớp trong điều kiện dạy và học tiếng Việt nhiều khó khăn ở Campuchia. Tôi tin rằng, sau khóa học, các học viên sẽ mang về những kiến thức, kinh nghiệm quý về dạy tiếng Việt để đóng góp cho phong trào dạy và học tiếng Việt tại địa bàn.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Mong có một lớp học cho con em người Việt

Tôi từng trợ giúp việc mở một lớp tiếng Việt ở một trường đại học của Italy nhưng rất tiếc đến nay, lớp học này không duy trì được vì tiếng Việt không có nhu cầu cao trong trường. Thời gian sau, tôi hợp tác với Trung tâm Việt Nam học và Lãnh sự quán Việt Nam ở Torino để mở lớp tiếng Việt, nhưng lại chủ yếu dành cho những người Italy có nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Có một thực trạng là nhu cầu học tiếng Việt ở Torino còn ít và tối thiểu phải có ba người mới mở được lớp. Hiện tại, tôi được biết, ở Italy vẫn chưa có lớp học chính thức nào cho con em người Việt, nhu cầu học chỉ là tự phát đến từ các em và gia đình. Đây là lần đầu tiên tôi được về tham dự tập huấn. Sau khóa học này, tôi rất muốn kết nối và mở được một lớp học ở Torino, bởi thành phố có Lãnh sự quán Việt Nam, có thư viện và một trung tâm nghiên cứu Việt Nam học. Đây chính là những cơ sở có thể làm chỗ dựa cho lớp học phát triển”. - Cô giáo Hà Kim Chi từ Italy

de tieng viet khong con cach tro Tiếng Việt xuất hiện ở liên hoan âm nhạc quốc tế lớn tại CH. Czech

Lần đầu tiên các tác phẩm opera tiếng Việt của soạn giả gốc Việt được trình bày tại liên hoan âm nhạc quốc tế lớn ...

de tieng viet khong con cach tro Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ tư tại Australia

Số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê Australia (ABS) về cuộc điều tra dân số năm 2016 ở nước này cho thấy ...

de tieng viet khong con cach tro Bế giảng lớp bồi dưỡng tiếng Việt cơ sở và nâng cao cho cán bộ Lào

Chiều 5/6 tại trụ sở Trung tâm văn hóa Việt Nam ở thủ đô Vientine, Lào diễn ra Lễ bế giảng lớp tiếng Việt cơ ...

HẢI THANH (ghi)

Đọc thêm

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2: Duyên phát hiện đưa nhầm chiếc USB cho Chủ tịch Thắng

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 2, Duyên mới phát hiện đã đưa nhầm cho Chủ tịch Thắng (NSƯT Mai Nguyên) chiếc USB có chứa bài thuyết trình.
Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Nhật Bản đăng cai đối thoại quốc phòng với các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2

Cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, Nhật Bản.
TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

TP. Hồ Chí Minh công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10. Năm nay đối với lớp 6 sẽ khảo sát vào các ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (20/3): Bắc Bộ trời rét, có mưa; Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ; phía Nam ngày nắng, Nam Bộ có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Chiến lược vàng - Tổng thống Nga ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt thế nào?

Dùng Chiến lược vàng - Tổng thống Nga Putin đã ‘cao tay’ hóa giải ma trận 16.000 lệnh trừng phạt, khiến mục tiêu cyyar Mỹ và phương Tây phá sản?
Hoa hậu Hà Kiều Anh rạng rỡ dưới ánh nắng cùng những mẫu đầm Xuân Hè

Hoa hậu Hà Kiều Anh rạng rỡ dưới ánh nắng cùng những mẫu đầm Xuân Hè

Hoa hậu Hà Kiều Anh tôn vẻ rạng rỡ, trẻ trung qua những mẫu đầm họa tiết hoa mai - đào của bộ đôi Vũ Ngọc và Son.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ phiếu chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động