Điểm nhấn trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ

 “Bản thiết kế” về những ưu tiên an ninh quốc gia được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố ngày 18/12 đang gây sự chú ý và phân tích của cộng đồng quốc tế...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my Mỹ dọa cắt viện trợ những quốc gia bỏ phiếu phản đối tại Liên hợp quốc
diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my Thủ tướng Israel tiếp đặc phái viên của Tổng thống Mỹ

Sau 20 năm, đây là lần đầu tiên chính quyền Mỹ công bố Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ (NSS) ngay trong năm thứ nhất của nhiệm kì Tổng thống. Hơn nữa, thay vì ủy thác nhiệm vụ này cho Cố vấn An ninh Quốc gia, ông Trump đã đích thân có bài phát biểu mở màn cho NSS, nhằm làm rõ hơn những mục tiêu chiến lược của Washington.

Một phương châm, bốn trụ cột

Theo NSS, tình hình thế giới thời gian qua liên tục diễn biến khó lường, từ một số quốc gia đơn phương phát triển vũ khí hạt nhân tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố đe dọa an ninh toàn cầu. Trong nước, người Mỹ phải đối mặt với tình trạng tội phạm xuyên biên giới có chiều hướng gia tăng và thâm hụt thương mại làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu công bố NSS ngày 18/12. (Nguồn: AP)

Để đối mặt với những thách thức trong nước và khôi phục vị thế dẫn dắt trên trường quốc tế, Washington cần đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. “Nước Mỹ trên hết”, phương châm xuyên suốt bản NSS dài 68 trang và diễn văn của ông Trump, sẽ tiếp tục là kim chỉ nam của chính sách an ninh – đối ngoại của Mỹ thời gian tới.

Bên cạnh đó, NSS 2017 được xây dựng trên bốn “trụ cột”: bảo vệ an ninh nội địa, người Mỹ và lối sống Mỹ; thúc đẩy thịnh vượng của người Mỹ; duy trì hòa bình thông qua sức mạnh; và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ.

Cụ thể, chính quyền coi an ninh kinh tế là một phần không thể tách rời của an ninh quốc gia. Washington nhiều khả năng sẽ mạnh tay xử lý bất bình đẳng và thâm hụt thương mại trong quan hệ giao thương với các nước khác.

Một điểm nhấn khác trong NSS lần này là việc bản báo cáo chỉ đích danh Trung Quốc và Nga là “cường quốc đối thủ thách thức sức mạnh, tầm ảnh hưởng, lợi ích của Mỹ, đồng thời làm xói mòn an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ”. Theo đó, NSS đã đề cập những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp cho tình trạng an ninh bất ổn tại khu vực Ukraine và Georgia do Nga kiểm soát.

NSS cũng không quên nhắc tới các “mối đe dọa hàng đầu” của Mỹ như chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố. Để đối phó với thực trạng này, Washington sẽ tăng cường các hoạt động quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và hệ tư tưởng cực đoan của chúng, đồng thời siết chặt an ninh biên giới và các quy định về nhập cư.

Tuy nhiên, chống biến đổi khí hậu, vốn từng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Washington thời gian qua, đã bị gạt ra khỏi bức tranh an ninh – đối ngoại Mỹ. NSS chỉ đề cập về “tầm quan trọng của việc quản lý môi trường” mà không đi sâu vào chi tiết hay nhấn mạnh nội dung này. Đây có thể coi là một bước lùi đáng tiếc của chính quyền Tổng thống Trump trong việc đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống này.

Người khen kẻ chê

Giới chuyên gia đánh giá NSS đã vạch ra định hướng tương đối rõ ràng cho chính sách an ninh – đối ngoại của Mỹ trong thời gian mới. Khác với nhiều lời đồn đoán, bản báo cáo dưới thời Tổng thống Trump không quá khác biệt so với những năm trước.

Giáo sư Peter Feaver của Đại học Duke (Mỹ) đánh giá cao việc NSS đặt ưu tiên về an ninh kinh tế lên hàng đầu, là nền tảng sức mạnh để Mỹ duy trì vị thế dẫn dắt của mình trên trường quốc tế. Bản báo cáo cũng cụ thể hóa và giải thích phần nào phương châm “Nước Mỹ trên hết”. Theo đó, lợi ích quốc gia của Mỹ được đặt lên hàng đầu không đồng nghĩa với việc Washington xem nhẹ các đồng minh truyền thống và rời bỏ các tổ chức quốc tế. Ông cũng đánh giá cao cách NSS sử dụng ngôn từ, khi những đoạn văn đề cập đến các vấn đề nóng như thâm hụt thương mại, người nhập cư hay nhân quyền không gay gắt nhưng vẫn đầy tính thuyết phục.

Bên cạnh đó, không ít chuyên gia cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Mỹ và NSS được soạn thảo mang hai màu sắc khác nhau. Tờ New York Times cho rằng thay vì giải thích về bản chất các mối đe dọa trong NSS, ông Trump lại “xoáy” vào những vấn đề trong chiến dịch tranh cử như xây bức tường dọc biên giới với Mexico, cũng như ca ngợi những thành tựu mà ông đã đạt được trong việc kích thích thị trường, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thuế. Điều này không chỉ làm các Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đau đầu, mà còn khiến các nước khác cảm thấy bối rối khi cố gắng hiểu rõ những tín hiệu đầy mâu thuẫn từ ông chủ Nhà Trắng.

Có thể nói, bản NSS và bài phát biểu của ông Trump đã hé lộ phần nào chính sách an ninh – đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, cách Washington triển khai cụ thể phương châm “Nước Mỹ trên hết” ra sao, xây dựng bốn trụ cột và theo đuổi các mục tiêu chiến lược như thế nào, vẫn là câu hỏi đối với giới chuyên gia và cộng đồng quốc tế quan tâm.

diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my Lãnh đạo Mỹ và Anh điện đàm về các vấn đề nóng của quốc tế

Ngày 19/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Theresa May, thảo luận về triển vọng quan hệ ...

diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my Những sắc thái biểu cảm của Tổng thống Mỹ Trump năm 2017

Dù là một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn rất thoải mái thể hiện những ...

diem nhan trong chien luoc an ninh quoc gia moi cua my Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế của đảng Cộng hòa

Ngày 19/12, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ USD, đưa Tổng thống Donald Trump tiến gần ...

Minh Vương

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động