Điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của TP Hồ Chí Minh

Sáng 17/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp với Lãnh đạo UBND TPHCM, lãnh đạo các bộ, ngành về đẩy nhanh công tác sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20181017203539 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty thẻ Shinhan
tin nhap 20181017203539 Hợp tác xã phải là cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp

Theo Danh mục DNNN cổ phần hoá theo từng năm (tại Công văn 991/CV-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ), năm 2018 cả nước có 64 DNNN phải cổ phần hoá thì riêng TPHCM phải cổ phần hoá 39 DNNN. Tuy nhiên tới nay, Thành phố chưa triển khai cổ phần hoá được DNNN nào, ảnh hưởng tới tiến độ cổ phần hoá của cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết Thành phố đã triển khai xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc trong thời gian dài, trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

Ban cán sự Đảng UBND TPHCM đã nhiều lần trình Thường trực Thành uỷ các phương án sắp xếp, đổi mới DNNN tới năm 2020 nhưng tới nay, phương án này chưa chính thức ban hành, dẫn đến việc chậm phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN và không thực hiện được lộ trình cổ phần hoá 39 doanh nghiệp trong năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ.

tin nhap 20181017203539
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết việc chậm trễ trong cổ phần hoá là do quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề mới, cần được nghiên cứu như vai trò của DNNN trong thực hiện các mục tiêu phát triển (4 ngành công nghiệp trọng yếu: Hoá dược - cao su, Cơ khí chế tạo, Chế biến tinh nông sản, Điện tử - Công nghệ thông tin và 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu: Thương mại, Tài chính-ngân hàng - bảo hiểm, Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Khoa học công nghệ, Bất động sản, Giáo dục và Y tế), bảo đảm an sinh xã hội của Thành phố, bảo đảm lợi ích không làm thất thoát tài sản Nhà nước, xử lý các khoản đầu tư liên doanh nước ngoài góp vốn bằng quyền sử dụng đất, xác định giá trị tài sản ở vị trí trung tâm Thành phố.

Do đó, TPHCM đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá và lộ trình thoái vốn giai đoạn 2018-2020 cũng như sau năm 2020. Cụ thể, thay vì phải cổ phần hoá 39 DNNN trong năm 2018 thì Thành phố sẽ cổ phần hoá 32 DNNN trong năm 2019 và cổ phần hoá 7 DNNN vào năm 2020. Sau năm 2020 sẽ thoái vốn tại các DN theo đúng tỉ lệ quy định tại Quyết định số 58 và Công văn 991 của Thủ tướng Chính phủ.

“Mặc dù số thu về cổ phần hoá các DNNN của Thành phố đều đưa về ngân sách của địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội nhưng chúng tôi cũng rất coi trọng quá trình này, nhằm phát huy vai trò của DNNN, duy trì đóng góp cho GRDP của Thành phố ở mức 15%”, Chủ tịch UBND TPHCM nói.

tin nhap 20181017203539

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng việc triển khai cổ phần hoá cần tuân thủ các quy định của pháp luật, tiến hành thận trọng, hiệu quả nhưng cần tích cực và khẩn trương. Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định giãn tiến độ cổ phần hoá DNNN trực thuộc Thành phố, còn tỉ lệ vốn nắm giữ tại DN khi cổ phần cần thực hiện theo quy định chung, trường hợp đặc thù thì Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá TPHCM đã triển khai rất sớm các quy định liên quan tới sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá của 40/40 DN có 100% vốn Nhà nước trực thuộc, ban hành quyết định cổ phần hoá và lựa chọn thời điểm xác định giá trị cho 37/40 DN, chọn tư vấn xác định giá trị DN và lập phương án cổ phần hoá cho 37/40 DN...

Tuy nhiên, do phát sinh những vấn đề mới cả về quy định của pháp luật và nhất là trong tổ chức thực hiện nên kết quả đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hoá, thoái vốn của Thành phố nhìn chung còn rất chậm so với cả nước.

Phó Thủ tướng xác định cần thực hiện nhất quán chủ trương cơ cấu lại DNNN theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII,  Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII là giảm mạnh số lượng DNNN, chỉ tập trung hoạt động trong các lĩnh vực; lĩnh vực quốc phòng- an ninh và những lĩnh vực tư nhân không làm; đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước ở những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc không cần có cổ phần chi phối, kể cả các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.

Đồng tình với kiến nghị của Thành phố cần rà soát điều chỉnh kế hoạch, tiến độ cổ phần hoá của địa phương giai đoạn 2018-2020 để bảo đảm tính khả thi, nhưng Phó Thủ tướng yêu cầu UBND, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển của Thành phố cần chỉ đạo quyết liệt hơn, tập trung cổ phần hoá một số DNNN đủ điều kiện và đã rõ về chủ trương để rút ra bài học trong xác định giá trị DN, sắp xếp lại đất đai để triển khai các DNNN khác trong giai đoạn 2018-2020.

Phó Thủ tướng đề nghị UBND Thành phố sớm trình Thành uỷ phê duyệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp cổ phần hoá DNNN của Thành phố tới 2020 để tổ chức thực hiện theo tinh thần khẩn trương, theo quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Cần làm tốt việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hoá. Đồng thời, UBND Thành phố theo thẩm quyền chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt phương án cơ cấu lại các tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Thành phố.

Trong tháng 11/2018, UBND Thành phố rà soát, cơ cấu lại các đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng; rà soát các đơn vị đủ tiêu chuẩn theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố, sở, ngành và các quận, huyện.

UBND Thành phố khẩn trương xây dựng đề án cơ cấu lại Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (đơn vị 100% vốn Nhà nước theo Quyết định số 58 của Thủ tướng); phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Đề án mô hình cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu của riêng Thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đồng tình với các kiến nghị của Thành phố về hoàn thiện pháp luật liên quan tới cổ phần hoá, thoái vốn trong thời gian tới, nhất là ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thuộc trách nhiệm các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường...

tin nhap 20181017203539
Thêm động lực mới cho cổ phần hóa

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPHDNNN) dù đã đi được quãng đường khá dài, nhưng xem ra vẫn nhiều “nút thắt” cần tháo ...

tin nhap 20181017203539
Tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Sáng 11/4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cho ý kiến vào dự thảo Nghị định ...

tin nhap 20181017203539
Cổ phần hóa: Lợi lớn, lo nhiều?

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang bộc lộ không ít những bất cập từ mục tiêu đến tổ chức thực hiện.

(theo VGP News)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động