Đoàn kết sẽ giữ được vai trò trung tâm

Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN - Trung Quốc gần đây không có được tuyên bố báo chí đã phần nào cho thấy đoàn kết ASEAN đang gặp thử thách. Song các nước lớn cũng cần biết rằng một ASEAN vững mạnh không chỉ tốt cho sự ổn định của khu vực mà còn cho chính các quốc gia đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doan ket se giu duoc vai tro trung tam "Các nước ASEAN phải sát cánh cùng nhau"
doan ket se giu duoc vai tro trung tam Thái độ mập mờ của Trung Quốc trước phán quyết của PCA

Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và An ninh, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã nhận định như vậy trong bài viết đăng trên The Straits Times. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Trung Quốc tìm cách chia rẽ

Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN - Trung Quốc ngày 14/6 cho thấy ASEAN một lần nữa bị chia rẽ, dù quả thực các Ngoại trưởng ASEAN đã thống nhất được một tuyên bố báo chí bày tỏ mối lo ngại của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Việc này làm người ta nhớ lại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN. Khi đó, Ngoại trưởng 10 nước thành viên Hiệp hội lần đầu tiên đã không đưa ra được tuyên bố chung.

doan ket se giu duoc vai tro trung tam
Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt ASEAN - Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Có thể nói Trung Quốc đang nỗ lực chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Sự khác biệt cơ bản giữa các thành viên chính là cách tiếp cận của từng nước đối với vấn đề Biển Đông. Những quốc gia hải đảo lớn hơn trong khu vực, đặc biệt là Philippines, thể hiện rõ thái độ không khoan nhượng đối với tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông của Trung Quốc. Các thành viên lục địa nhỏ hơn như Campuchia và Lào được Trung Quốc “ưu ái”. Do đó, đương nhiên, khi tranh chấp biển gia tăng, Bắc Kinh sẽ lôi kéo các nhân tố dễ bị tác động trong Hiệp hội, từ đó ảnh hưởng tới tinh thần đoàn kết, yếu tố góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong suốt quá trình khu vực hóa hơn nửa thế kỷ qua.

Bắc Kinh khăng khăng việc Manila kiện nước này lên Tòa trọng tài thường trực (PCA) theo Công ước luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) từ năm 2013, liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông là sự coi thường mong muốn giải quyết các vấn đề hàng hải của Bắc Kinh trên cơ sở song phương, theo Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002.

Để đạt được mục đích, trên thực tế, Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế và trong nội bộ ASEAN trước thềm phán quyết của PCA. Cụ thể, Trung Quốc đã tuyên bố có các thỏa thuận riêng với một số thành viên Hiệp hội, cam kết rằng phán quyết của PCA sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng, những “người ngoài” như Mỹ không phê chuẩn UNCLOS 1982, đứng về phía đối thủ của Bắc Kinh sẽ chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Trong khi đó, Philippines có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Manila lập luận căng thẳng bắt nguồn từ những tuyên bố hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên vùng biển này. Đặc biệt, bản đồ “đường chín đoạn” mở rộng của Bắc Kinh bao gồm các vùng biển tiếp giáp với Philippines chính là gốc rễ căng thẳng giữa hai nước. Vì vậy, Manila phải tìm kiếm tất cả các biện pháp đấu tranh có thể. Đầu tiên, Philippines hướng tới một lập trường thống nhất trong ASEAN nhằm chống lại thái độ quyết đoán của Trung Quốc. Nhưng khi giải pháp này không khả thi, đặc biệt là khi ASEAN không thể đưa ra một bản thảo Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC), Manila phải lựa chọn một kênh giải quyết tranh chấp khác là biện pháp pháp lý tại Liên hợp quốc, đồng thời tìm đến Mỹ với vai trò là đồng minh hiệp ước.

Gần đây, Philippines cũng đã phối hợp chặt chẽ hơn với các cường quốc tầm trung trong khu vực, đặc biệt là Australia và Nhật Bản. Dù thế nào, Manila cũng không chấp nhận một tối hậu thư song phương từ Bắc Kinh. Nói cách khác, Philippines cương quyết không để Trung Quốc bắt nạt trong khi Trung Quốc nỗ lực để không bị ràng buộc bởi trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu.

Đảm bảo ASEAN mạnh mẽ trước “sóng gió”

Tranh chấp Manila - Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông nổi lên là một mối đe dọa đối với những thành tựu mà ASEAN đã đạt được trong những năm qua.

ASEAN đang hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm tới, như vậy, vai trò trung tâm của ASEAN đã được thể hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài. ASEAN đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực, đảm bảo ổn định và thịnh vượng ở khu vực, thể hiện qua các cơ chế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN năm 1992, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, ASEAN+3 năm 1998, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) năm 2005, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)… Thành tựu nổi bật nhất của Hiệp hội là việc hình thành Cộng đồng ASEAN, chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2016. Cộng đồng bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.

Nhiều người “chế giễu” ASEAN và cho rằng ASEAN là những cuộc thảo luận trống rỗng kèm theo hàng trăm cuộc họp. Tuy nhiên, ASEAN đã chứng minh được vai trò kích hoạt tăng trưởng kinh tế và phát triển tại khu vực Đông Nam Á, giữ cho khu vực không bị chiến tranh phá hoại và xung đột trong nhiều thập kỷ. Không những thế, những cơ chế hợp tác do ASEAN làm trung tâm đã trở thành mỏ neo cho nền hòa bình khu vực Đông Á.

Trong bối cảnh hiện tại, ASEAN cần phải nêu bật sự thay đổi đáng báo động đối với nguyên trạng tại Biển Đông, đồng thời thuyết phục Philippines cùng với các nước ASEAN đàm phán một thỏa thuận dựa trên luật pháp với Trung Quốc mà cụ thể là COC. Tất cả các nước lớn trong khu vực phải nhận ra rằng họ có nhiệm vụ đảm bảo một ASEAN đáng tin cậy và mạnh mẽ để làm nền tảng cho hòa bình cũng như ổn định khu vực. Một ASEAN chia rẽ không chỉ là điều tồi tệ với Đông Nam Á mà còn còn ảnh hưởng xấu đến chính các cường quốc khu vực.

Giáo sư Bhubhindar Singh, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore): “Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết tại cuộc Đối thoại Shangri-La gần đây rằng vai trò trung tâm của ASEAN là một vị trí được ngầm định. Tất cả các nước lớn công nhận vai trò này của Hiệp hội. Mặc dù vậy, thách thức chính trong những năm tới đối với Hiệp hội là liệu có thể giữ được tinh thần thống nhất nội khối trong bối cảnh cục diện khu vực có nhiều đổi thay, như sự leo thang trong cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc. Một ASEAN chia rẽ không phải là lợi ích của 10 nước thành viên cũng không phải là lợi ích của các cường quốc. Một ASEAN thống nhất mới có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng trên trường quốc tế và đóng góp tích cực cũng như lâu dài vào việc giải quyết các vấn đề của thế kỷ XXI”.

doan ket se giu duoc vai tro trung tam Mong Campuchia thể hiện lập trường chung của ASEAN về Biển Đông

Chiều 22/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak ...

doan ket se giu duoc vai tro trung tam “Điểm nghẽn” trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Nếu hai bên không nhanh chóng khôi phục lòng tin lẫn nhau, bất kỳ nỗ lực để phục hồi quan hệ hai bên trong 25 ...

doan ket se giu duoc vai tro trung tam Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc đặc biệt

Ngày 14/6 tại thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc, Ngoại trưởng của Trung Quốc và ASEAN đã nhóm họp.

Phạm Hằng (lược dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao vừa công bố vừa qua.
Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động