Đôi điều đọng lại sau thượng đỉnh Mỹ - Triều

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 tại Singapore đã gặt hái thành công, song cũng để lại nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu Thông điệp từ phục trang của ông Kim Jong-un tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều
doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu Ông Trump tự hào là người dũng cảm kiến tạo hòa bình Mỹ - Triều

Sự kiện lịch sử này đã khép lại, sau cái bắt tay cuối cùng giữa hai nguyên thủ và buổi họp báo mang tính chất “đại công cáo thành” của ông chủ Nhà Trắng. Không hoan hỉ sao được, khi ông Trump là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp trực tiếp một nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Lãnh đạo các nước, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều dành những lời “có cánh” cho sự kiện này.

Tuy nhiên, gạt sang một bên nhiều câu từ hoa mỹ, có thể nhận thấy rằng bên cạnh thành công đạt được, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cũng phơi bày không ít bất đồng và khó khăn còn tồn tại trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Trang sử mới

Nửa năm trước, ít ai có thể tưởng tượng rằng sẽ có một ngày ông Trump và ông Kim Jong-un cùng nhau tản bộ, thưởng thức cơm chiên Dương Châu hay bông đùa bên chiếc xe “Quái Thú” của ông chủ Nhà Trắng. Chắc chắn rằng, mối quan hệ cá nhân được bồi đắp trong thượng đỉnh lần này sẽ là tiền đề tốt cho các cuộc gặp song phương sắp tới, tạo động lực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay trong cuộc gặp lịch sử ngày 12/6 tại Singapore. (Nguồn: Time)

Tuy nhiên, phải nói rằng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều may mắn khi đã “gặp thời”. Chỉ có một nhà lãnh đạo với tính cách khác thường như ông Trump mới “liều lĩnh” chấp nhận lời mời tham dự thượng đỉnh song phương với Triều Tiên, điều mà những người tiền nhiệm của ông, đặc biệt là cựu Tổng thống Bill Clinton, không làm được.

Tương tự, việc được du học ở Thụy Sỹ, tiếp thu nền văn hóa phương Tây, dường như đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan điểm của ông Kim Jong-un rằng tiềm lực kinh tế, thay vì quân sự, mới làm nên một quốc gia lớn mạnh. Song, khó có thể biết rằng thỏa thuận sơ bộ được đánh giá là “yếu”, thiếu tính ràng buộc giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể mang lại điều mà ông Kim, cũng như cộng đồng quốc tế hằng mong muốn hay không.

Và những lo âu cũ

Theo đó, bốn điểm chính trong văn bản được ký kết bao gồm: Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ Mỹ - Triều mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng; Hai nước sẽ cùng nỗ lực xây dựng một chế độ ổn định và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên; Tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom (Bàn Môn điếm) ngày 27/4/2018, Triều Tiên cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa toàn diện bán đảo Triều Tiên; Mỹ và Triều Tiên cam kết truy tìm hài cốt, tù nhân chiến tranh, bao gồm việc đưa những người đã được nhận dạng về nước ngay lập tức.

Không ít chuyên gia cho rằng thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim mang tính biểu trưng hơn là đem lại những giá trị thực chất cho quá trình phi hạt nhân hóa. Theo họ, Mỹ đã nhân nhượng và từ bỏ quá nhiều, để đổi lại một vài hứa hẹn không chắc chắn từ phía Triều Tiên. Ông Anthony Ruggiero thuộc Viện Nghiên cứu Quỹ Bảo vệ Dân chủ nhận định: “Chúng ta chưa biết liệu ông Kim đã có quyết định mang tính chiến lược nhằm phi hạt nhân hóa hay chưa, cũng như liệu các cuộc gặp tiếp theo có thể thúc đẩy tiến trình này hay không”.

Ngôn ngữ của bản thỏa thuận vẫn mang tính chung chung, thiếu sự ràng buộc liên quan đến gỡ bở chương trình hạt nhân của Triều Tiên dù đã được cải biên ít nhiều từ tuyên bố chung thượng đỉnh liên Triều hồi tháng Tư. Các vấn đề “nóng” như nhân quyền, thả tù nhân, tìm hài cốt chiến tranh cũng không đi vào chi tiết cụ thể. Khẳng định của ông Trump về việc ông Kim cam kết đóng cửa bãi thử tên lửa, gỡ bỏ lượng vũ khí hạt nhân “đáng kể” không xuất hiện trong văn bản.

Một quan ngại khác có thể kể đến là việc ông Trump khẳng định sẽ cân nhắc rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc tại thời điểm thích hợp, sớm đưa hơn 70,000 binh lính Mỹ “về nhà”. Nếu thành hiện thực, động thái này có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục duy trì ảnh hưởng kinh tế và chính trì lên Triều Tiên, tăng cường vị thế trong khu vực Đông Bắc Á. Hàn Quốc, với ưu tiên giải quyết vấn đề Triều Tiên, cho biết sẽ cân nhắc ngưng tập trận chung với Mỹ để ủng hộ thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua. Tuy nhiên, Nhật Bản, dù đã tuyên bố sẽ hỗ trợ kinh phí Triều Tiên phi hạt nhân hóa giai đoạn đầu, tiếp tục khẳng định sẽ duy trì tập trận trung với Mỹ và tăng cường phòng thủ tên lửa đạn đạo, nhằm đảm bảo an ninh tại khu vực Đông Bắc Á, ít nhất là cho đến khi Bình Nhưỡng có bước đi mang tính thực chất và xây dựng.

Có thể nói rằng thành công của thượng đỉnh Mỹ - Triều đã đóng góp không nhỏ vào việc hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, trước những bất đồng và thách thức còn tồn tại, Washington, Bình Nhưỡng, cũng như Seoul và Tokyo sẽ phải tích cực “vào cuộc”, biến những cam kết thành hiện thực, mang lại hòa bình ổn định cho khu vực Đông Bắc Á và thế giới.

doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu Mỹ - Triều đồng thuận về tiến trình phi hạt nhân hóa "theo giai đoạn" và "đồng thời"

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 13/6 đưa tin, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ ...

doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu Họp báo Thượng đỉnh Mỹ - Triều: "Hòa bình trong tầm tay!"

Đây là khẳng định của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 trước ...

doi dieu dong lai sau thuong dinh my trieu Ông Kim Jong-un không dùng bút có chữ ký Trump để ký thỏa thuận quan trọng

Một chi tiết bất thường đã được phóng viên phát hiện khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chuẩn bị đặt bút ký văn kiện quan ...

Phan Quân

Đọc thêm

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động