Đối ngoại đa phương Việt Nam lên tầm cao mới

Bám sát chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”, với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng của mình với tư cách một thành viên đầy trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi Đại sứ Nguyễn Phương Nga: Tâm thế vững vàng của đối ngoại đa phương
doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi Việt Nam ứng cử vào HĐBA LHQ thể hiện mức cao nhất chính sách đối ngoại đa phương hóa

​Kể từ năm 2016 đến nay, bối cảnh quốc tế và khu vực chuyển biến nhanh, phức tạp và rất khó lường. Đặc biệt là sự điều chỉnh chính sách của các nước, chủ nghĩa dân túy, thực dụng tăng cao, các rủi ro tài chính, chủ nghĩa bảo hộ và bóng ma chiến tranh thương mại đã tác động không thuận đến đà phát triển của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với đó, các xu hướng phát triển công nghệ, hình thái kinh tế mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức chưa từng có và nếu không bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu là hiện hữu.

Từ “tham gia tích cực”

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã phát huy tốt các cơ chế đa phương để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình cũng như tham gia giải quyết những thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. 

doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận “Triển vọng địa chính trị châu Á” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), ngày 13/9/2018.

Hơn hai năm qua đã chứng kiến các hoạt động đối ngoại đa phương Việt Nam được mở rộng và đi vào chiều sâu ở tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân. Với tầm vóc mới mà đối ngoại đa phương Việt Nam đạt được, chúng ta đã được bạn bè quốc tế tín nhiệm, đăng cai nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu. 

Bằng chứng tiêu biểu là với Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017,  Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi là nơi hội tụ của toàn bộ lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có lãnh đạo các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…Điều đáng nói ở chỗ, đây là lần thứ hai trong 10 năm qua Tuần lễ Cấp cao APEC mới có được sự tham dự đông đủ của nhiều lãnh đạo cấp cao như vậy. Điều đó khẳng định vị trí chiến lược của Việt Nam ở khu vực cũng như sự quan tâm và tình cảm đặc biệt mà các nền kinh tế thành viên APEC và cá nhân các nhà lãnh đạo kinh tế APEC dành cho Việt Nam.   Trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và bảo hộ nổi lên mạnh mẽ, với tư cách chủ nhà Năm APEC 2017, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề và các ưu tiên phù hợp với quan tâm chung, thể hiện vai trò cân bằng trong điều hành, khéo léo điều hoà khác biệt, thúc đẩy điểm đồng giữa các thành viên để tạo đồng thuận chung. Với việc các nhà lãnh đạo APEC cam kết “hướng tới thương mại, đầu tư mở và tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” và “ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, tự do, công bằng, mở, minh bạch và bao trùm” trong Tuyên bố Cấp cao Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam đã tô đậm dấu ấn của mình trên tiến trình hợp tác của APEC. 

Phát huy những kết quả của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 trên kênh nghị viện, Quốc hội Việt Nam đã được Diễn đàn Nghị viện châu Á -Thái Bình Dương (APPF) và các Nghị viện thành viên tin tưởng giao đảm nhiệm tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 26 của APPF hồi tháng 1 vừa qua. Đề xuất của Quốc hội Việt Nam về Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn mới của quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao và đồng lòng hưởng ứng vì đây là cách kết nối chặt chẽ giữa APPF và APEC để cùng hỗ trợ APEC thực hiện những cam kết trong Tuyên bố Cấp cao Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Hội nghị APPF-26 đã thể hiện vai trò và uy tín ngày càng cao của Quốc hội Việt Nam vốn luôn quan tâm tới sự phát triển chung của ngoại giao nghị viện, tham gia định hướng phát triển của các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế trong bối cảnh mới.

Đến “chủ động đóng góp xây dựng”

Tiếp nối thành công của Năm APEC 2017 và Hội nghị APPF-26, việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) cuối tháng 3/2018 tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác liên kết khu vực. Điều đặc biệt là Việt Nam đã đưa ra Sáng kiến lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS, nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên GMS, sự ủng hộ của các đối tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), ASEAN…, cùng sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp với quy mô hơn 2.000 doanh nhân trong nước và quốc tế đăng ký tham dự - quy mô lớn tương đương với Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh APEC năm 2017. Thành công đó đánh dấu sự chủ động và tích cực của Việt Nam cùng với các thành viên xây dựng cơ chế làm việc hiệu quả, phát huy thế mạnh của các bên tham gia và đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực.

doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế dự WEF ASEAN 2018, sự kiện đối ngoại đa phương lớn tổ chức tại Việt Nam.

Là một trong ba sự kiện đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) hồi tháng 9 mới đây được đánh giá là Hội nghị khu vực thành công nhất của WEF trong 27 năm qua khi quy tụ được nhiều nguyên thủ của các quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao của các nước đối tác, khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, cùng với khoảng 800 doanh nghiệp trong nước tham dự. Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam còn trở thành tâm điểm chú ý xuất hiện liên tục trong dòng chảy thông tin trên các phương tiện truyền thông quốc tế với hàng nghìn bài viết, thu hút hàng triệu lượt người tham gia tương tác trên mạng xã hội…Thành công đó không chỉ thể hiện chủ đề, nội dung Hội nghị WEF ASEAN 2018 đáp ứng sự quan tâm và lợi ích chung của khu vực cũng như thế giới, mà còn khẳng định vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong ASEAN, khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao, thể hiện sức hấp dẫn và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế về triển vọng phát triển của Việt Nam.

Tâm thế và tầm vóc mới

Bên cạnh Năm APEC 2017, Hội nghị APPF-26, GMS 6, CLV 10, WEF ASEAN 2018, giai đoạn 2016-2018 còn chứng kiến dấu ấn của đối ngoại đa phương Việt Nam thông qua việc được mời tham dự  Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tháng 7/2017 tại Đức, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Canada tháng 6/2018, hay việc tổ chức thành công Đại hội Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (Đại hội ASOSAI 14) mới đây. Tất cả đã cho thấy sự coi trọng của các nước đối với vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động và “tầm vóc” của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình các thể chế khu vực và toàn cầu.

Những kết quả đạt được trong hơn hai năm qua của đối ngoại đa phương đã góp phần giúp Việt Nam khẳng định được tầm vóc và vị thế của mình trên bàn cờ chiến lược khu vực và quốc tế.  Đây cũng chính là hành trang để Việt Nam tự tin tiến lên với tâm thế và tầm vóc mới, đảm nhận những trọng trách lớn của quốc tế trong những năm tiếp theo, trong đó có việc ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN 2020.

doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi Bồi dưỡng về Đối ngoại đa phương cho cán bộ cấp Vụ các Bộ, ngành trong giai đoạn hội nhập

Từ 14 đến 16/3/2018, tại Học viện Ngoại giao, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao (FOSET) tổ chức khóa bồi dưỡng “Đối ngoại ...

doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi Ủy ban Hòa bình Việt Nam thúc đẩy đối ngoại đa phương

Ngày 22/12, tại Hà Nội, Ủy ban Hòa bình Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, đề ra phương hướng ...

doi ngoai da phuong viet nam len tam cao moi Nơi tiền đồn của đối ngoại đa phương (phần 1)

Trả lời phỏng vấn phóng viên báo TG&VN bên lề Hội nghị Ngoại giao 29 (22-26/8) tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng ...

 

Hoàng Vũ

Bài viết cùng chủ đề

APEC 2018

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham nhiệm kỳ 2024-2025.
Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Tại thành phố Houston đã diễn ra Tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và công nghiệp quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động